Tọa đàm “Immanuel Kant: Triết gia của thời đại Khai sáng”

Tọa đàm do Tia Sáng tổ chức, là một dịp để nhìn lại những đóng góp quan trọng của Kant, tìm hiểu tại sao ông lại là triết gia khai sáng và tại sao triết học khai sáng của ông vẫn còn nguyên tính thời sự ở thời đại chúng ta.

Kant trong buổi ăn trưa cùng các bạn/Emil Doerstling, c. 1900. Nguồn: Wikimedia Commons.

Immanuel Kant sinh năm 1724 và mất năm 1804 tại Königsberg, nước Phổ, nay là Kaliningrad thuộc Nga. Suốt đời ông không ra khỏi thành phố này, nhưng tác phẩm của ông đã có những tác động sâu sắc và làm thay đổi cách suy nghĩ của con người trên khắp thế giới. Bản thân ông là một trong những đại diện quan trọng nhất của thế kỷ khai sáng, di sản tư tưởng của ông vẫn tiếp tục đồng hành cùng nhân loại qua các thời đại.

Ở Việt Nam, bộ ba tác phẩm “phê phán” nổi tiếng của Kant đã được Bùi Văn Nam Sơn dịch ra tiếng Việt, với các chú giải rất công phu; đó là các tập: Phê phán lý tính thuần túy, Phê phán lý tính thực hành, Phê phán năng lực phán đoán.

Nhân dịp kỷ niệm 300 sinh của nhà triết học hàng đầu thế giới này, Tia Sáng tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Immanuel Kant: triết gia của thời đại Khai sáng”, với diễn giả khách mời là Nguyễn Thị Từ Huy. Đây là một dịp để nhìn lại những đóng góp quan trọng của Kant, tìm hiểu tại sao ông lại là triết gia khai sáng và tại sao triết học khai sáng của ông vẫn còn nguyên tính thời sự ở thời đại chúng ta.

Thời gian: 14h30, Thứ Hai, ngày 5/8/2024
(Đón tiếp từ 14h00)
Địa điểm: Café Trung Nguyên, 52 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Về diễn giả:

Nguyễn Thị Từ Huy làm việc trong các lĩnh vực: nghiên cứu, giảng dạy, sáng tác và dịch thuật. Bà là tác giả của các công trình nghiên cứu “Alain Robbe-Grillet: sự thật và diễn giải”, “Các khái niệm chính trị của Hannah Arendt”, các tập tiểu luận, phê bình và phỏng vấn “Viết – cô đơn và sức mạnh”, “Sống là đang trên đường tới cuộc hẹn với chính mình”. Bà cũng đã công bố các tác phẩm trong lĩnh vực văn học: “Chữ cái” (tập thơ), “Con chữ” (tập truyện ngắn), “Gửi người yêu và tin” (tiểu thuyết). Trong số các công trình dịch thuật, có thể kể đến hai tác phẩm “Nietzsche và triết học” và “Kafka-vì một nền văn học thiểu số” của Deleuze và Guattari.

Để BTC chuẩn bị đón tiếp chu đáo, bạn vui lòng đăng ký tham dự tọa đàm tại đây: https://bit.ly/Toadam_ImmanuelKant.

Chúng tôi sẽ email xác nhận đăng ký tham dự tọa đàm của bạn vào trước 18h ngày 4/8/2024.

Tác giả

(Visited 52 times, 1 visits today)