Cảnh quan đa dạng là tâm điểm của bảo tồn ong
Nghiên cứu mới từ trường đại học of Georgia tiết lộ là việc sử dụng cảnh quan hỗn hợp – như phát triển khung cảnh rải rác và xen kẽ các cánh rừng, đồng cỏ - sẽ cải thiện sự đa dạng của ong và dẫn đến những giải pháp mới cho bảo tồn ong.
Các nhà nghiên cứu đặt giả thuyết là phát triển có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự đa dạng của ong nhưng kết quả nhận được của nghiên cứu lại hết sức ngạc nhiên. Họ tìm thấy các số lượng nhỏ phát triển cảnh quan trên thực tế lại có những tác động tích cực đến số lượng các loài ong hiện diện trên một vùng đất.
Nhóm nghiên cứu từ trường Khoa học Nông nghiệp và môi trường UGA, bao gồm Amy Janvier, Kris Braman, Clayton Traylor và Miriam Edelkind-Vealey. Kết quả nghiên cứu của họ mới được xuất bản trên tạp chí Journal of Insect Conservation.
Với nghiên cứu của mình, các nhà khoa học đã lấy mẫu ong trên nhiều khu đất khác nhau ở quanh Athens, Georgia, và phân loại theo tỉ lệ phát triển, các diện tích trồng trọt và các khu rừng trong khu vực xung quanh. Điều này cho phép nhóm nghiên cứu gắn kết các yếu tố cảnh quan với sự đa dạng của ong quan sát được ở mỗi nơi.
Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy 111 loài ong trong quá trình thực hiện nghiên cứu này. Braman, người đứng đầu khoa Côn trùng học tại CAES, cho biết bà rất vui rừng khi thấy sự đa dạng của ong ở Athens.
“Một trong những phát hiện chính của chúng tôi, tôi cho là như vậy, là có bao nhiêu các loài ong ở đây”, Braman nói. “Số lượng các loài chúng tôi tìm thấy chỉ đại diện cho khoảng 20% loài ong mà chúng tôi biết ở Georgia. Nếu nghĩ về tất cả các môi trường sống khác nhau, nơi bạn có thể tìm thấy ong — trong các môi trường tự nhiên hoặc hoang dã hơn, vườn cây ăn quả và tất cả các loại môi trường sống khác — thì có thể nói là nhiều loài rất hài lòng sống ở đó”.
Bên cạnh việc biết có bao nhiều loài ong sinh sống, các kết quả nghiên cứu còn cho thấy tầm quan trọng của rừng, dẫu chỉ là những phần nhỏ còn lại ở những vùng đất đã được khai phá cho những mục đích khác. Nhiều loài dường như thích sống trong một cảnh quan mở, gồm cả những diện tích đã được khai phá và những phần diện tích rừng còn sót lại hơn là chỉ một vùng đất đã được khai phá hoặc chỉ có rừng.
Braman giải thích, điều này cho thấy hiệu quả của việc kết hợp nhiều loại cảnh quan với những loại diện tích được bao phủ bởi những mục đích sử dụng khác nhau. Việc chỉ có rừng bao phủ cũng giới hạn sự đa dạng của ong với các loài chỉ biết khai thác nguồn hoa ở rừng. Nhưng các cánh rừng kết hợp với các diện tích dành cho những mục đích khác nhau bảo vệ cả loài ong sống phụ thuộc vào rừng và cả loài ong ưa thích không gian mở. Braman cho biết thêm, một số loài như ong thợ Morrison (Andrena morrisonella) – thường thích cư ngụ ở các khu đất được khai thác hơn.
Braman lưu ý là phát hiện này có thể là một khung hữu dụng cho các nghiên cứu khác trong tương lai để hỗ trợ bảo tồn ong. “Tôi nghĩ là công trình này đóng vai trò như một nền tảng cho khám phá trong tương lai có thể giúp chúng ta hiểu cái gì cần thiết để lên kế hoạch bảo tồn ong”, Braman nói. “Các cơ quan như Vườn thực vật bang Georgia của UGA đã lên các sáng kiến bảo tồn và họ rất quan tâm đến những gì chúng tôi có thể làm để bảo vệ cuộc sống tự nhiên, trong đó có các loài ong, vì vậy chúng tôi có thể sử dụng nghiên cứu này để tìm kiếm nhiều hơn trong tương lai”.
Braman cho biết tác giả ban đầu của bài báo này, Janvier, một học viên cao hơn năm thứ hai ở Khoa Côn trùng học, đã qua đời vào năm 2020 trong quá trình thu thập dữ liệu cho nghiên cứu. Braman và các nhà nghiên cứu khác đã chọn cách tưởng nhớ đồng nghiệp của mình bằng việc xuất bản nghiên cứu với tên của Janvier được đưa vào vị trí tác giả thứ nhất.
Nguyễn nhàn tổng hợp
Nguồn: https://phys.org/news/2022-09-diverse-landscapes-heart-bee.html
https://theconversation.com/planting-mixes-of-flowers-around-farm-fields-helps-keep-bees-healthy-170527