An ninh lương thực: Vấn đề ngày càng nghiêm trọng

Nạn đói trên thế giới hiện nay vẫn đang là một vấn đề nổi cộm, nhưng nhiều người vẫn chưa hiểu đúng nguyên nhân thật sự của nó. Tạp chí Nature phân tích một số xu hướng và những thách thức chính đối với việc cung cấp lương thực cho 9 tỷ người trong năm 2050.


1. Người bị đói chủ yếu đang sống ở đâu?

Trong năm 1999, hơn 1 tỷ người bị suy dinh dưỡng – lượng thực phẩm tiêu thụ hằng ngày của họ cung cấp năng lượng ở dưới mức tối thiểu – không phải vì trên thế giới không có đủ lương thực, mà vì nhiều người không đủ tiền mua. Ít nhất 30% lượng thực phẩm bị lãng phí. Tuy tỷ lệ người bị đói cao nhất là ở vùng Hạ Sahara – tương ứng khá sát với tình hình đói nghèo ở đây – nhưng đa số người bị suy dinh dưỡng trên thế giới hiện đang sống ở châu Á.

2. Nạn đói hiện đang không hề thuyên giảm


Tỷ lệ và số lượng người suy dinh dưỡng qua những thập kỷ gần đây (mỗi hình người tương đương với con số 200 triệu)

Tỷ lệ phần trăm người bị đói ở các nước đang phát triển đã giảm trong vài thập kỷ qua (biểu đồ nằm dưới) nhưng số lượng người bị đói trên thế giới chỉ giảm chút ít (biểu đồ nằm trên). Tuy nhiên, tới năm 2008, dưới tác động của cuộc khủng hoảng giá lương thực, tình hình bắt đầu tồi tệ hơn nữa.

3. Nguyên nhân thực sự không phải do tăng dân số

Các nhà khoa học từ lâu đã sợ rằng dân số tăng sẽ quá tải so với năng suất lương thực, nhưng tới nay mức tăng dân số đang giảm dần và sẽ bình ổn vào năm 2050 khi trung bình mỗi gia đình ở các nước nghèo chỉ có 2,2 đứa trẻ. Tuy dân số trong thời gian qua tăng lên, nhưng mức calo có thể được tiêu thụ tính theo đầu người cũng tăng chứ không giảm đi. Sản xuất đủ lương thực trong tương lai là điều khả thi, nhưng để làm điều này người ta khó tránh khỏi phải chấp nhận giảm đi các nguồn tài nguyên khác, cụ thể là nước.

4. Nguyên nhân thực sự cũng không phải là thiếu đất

Một dự báo công bố trong năm 2009 của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc và Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển khẳng định rằng diện tích đất canh tác hiện nay có thể chỉ bằng một nửa diện tích đất canh tác trong tương lai – chủ yếu có thêm đất từ châu Mỹ Latinh và châu Phi, mà không hề làm giảm quỹ đất cho trồng rừng, đất bảo tồn, hay đô thị hóa. Tuy nhiên, Hội Hoàng gia Anh cho rằng không nên tăng diện tích đất canh tác lên quá nhiều vì sẽ làm tổn hại các hệ sinh thái và đa dạng sinh học. Thay vào đó, Hội cho rằng nên ‘tập trung hóa một cách bền vững’, vốn đã trở thành mục tiêu ưu tiên của nhiều cơ quan nghiên cứu nông nghiệp.


Biểu đồ tăng trưởng dân số và mức calo trung bình trên đầu người mỗi ngày (đường xanh lá cây tương ứng với trục bên trái: dân số tính theo tỷ người; đường xanh dương tương ứng với trục phải: lượng calo trung bình theo đầu người hằng ngày)

Diện tích đất canh tác hiện nay (màu xanh lá cây đậm) chỉ bằng tổng diện tích đất có thể canh tác trong tương lai.

5. Vấn đề cốt lõi là phải tận dụng hiệu quả các nguồn lực sẵn có

Nhiều quốc gia có thể tăng năng suất hiện nay bằng cách áp dụng những công nghệ và biện pháp trồng trọt hiện có. Tập trung hóa cao độ cũng đồng nghĩa với việc tăng năng suất thu hoạch trong khi sử dụng ít nước, phân bón, và thuốc trừ sâu hơn. Theo ý kiến các chuyên gia thì tăng đầu tư công cho nghiên cứu nông nghiệp là rất cần thiết. Nhưng hiện nay lượng đầu tư này chỉ mới chiếm 5% tổng kinh phí dành cho nghiên cứu và phát triển khoa học. Mức đầu tư cho nghiên cứu nông nghiệp của toàn thế giới đang tăng lên, nhưng với tốc độ chậm hơn nhiều so với thời kỳ cách mạng xanh trong những năm 1970. Ngoại lệ duy nhất là Trung Quốc, nơi kinh phí hiện nay đã gấp đôi so với hồi thập kỷ 1980. 
                      (Nature News)

Tác giả

(Visited 3 times, 1 visits today)