Brazil đẩy mạnh phát triển khoa học
Khi Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva bước lên bục thuyết trình tại một hội nghị về chính sách khoa học trong tháng trước, hơn 3000 nhà khoa học, nhà quản lý, và các doanh nhân trong các ngành công nghiệp, đã đứng lên vô tay hoan nghênh ông cùng Sérgio Rezende, vị bộ trưởng khoa học.
Với một Chính phủ tin tưởng rằng khoa học đóng vai trò quan trọng cho tăng trưởng kinh tế, các nhà khoa học Brazil chưa bao giờ được tạo điều kiện thuận lợi như hiện nay. Hội nghị Quốc gia lần thứ 4 về Khoa học, Công nghệ, và Cải cách diễn ra tại thành phố Brasilia cuối tháng 5 vừa qua đem đến nhiều lạc quan hơn nữa về một tương lai tươi sáng. Tại Hội nghị, Lula đã phê chuẩn một loạt các chính sách sẽ giúp duy trì di sản đầu tư cho khoa học sau khi ông và Rezende kết thúc nhiệm kỳ vào đầu năm 2011. Các chính sách này, nếu được Quốc hội thông qua, sẽ giúp tăng nguồn kinh phí cho những nghiên cứu sinh sau tiến sĩ, thiết lập 3 trung tâm mới nghiên cứu về đa dạng sinh học, với mục tiêu chính là giảm bớt xu hướng chảy máu chất xám, và tiến tới đảo ngược xu thế này.
Hội nghị còn có vai trò đưa ra một văn kiện được đồng thuận từ các nhà khoa học Brazil hàng đầu, chỉ ra những vấn đề cần được tập trung nghiên cứu trong thập kỷ tới. Bản văn kiện đồng thuận này sẽ được công bố trong 2 tháng tới, sau đó sẽ được gửi tới tất cả các ứng cử viên Tổng thống.
Một trong những mục tiêu mới của văn kiện là xây dựng những trung tâm nuôi dưỡng tài năng. “Cũng giống như chúng tôi cần phải nuôi dưỡng các Pele song song với xây thêm các sân vận động”, Carlos Henrique de Brito Cruz, giám đốc điều hành tổ chức nghiên cứu Nhà nước (FAFESP). “Trong quá khứ chỉ mới tính tới xây dựng các trung tâm mới, nhưng không có các chương trình kinh phí cụ thể cho các tài năng trong khoa học”. Một mục tiêu khác là thúc đẩy động lực nghiên cứu phát triển của các công ty đa quốc gia cho Brazil.
Kinh phí dành cho khoa học đã gia tăng rất nhiều. Bộ KH&CN của Brazil cho biết rằng sau khi Lula ngồi vào ghế bộ trưởng năm 2003, kinh phí đầu tư công và thương mại dành cho KH&CN tăng từ 21,4 tỷ reais (11,4 tỷ USD) lên 43,1 tỷ reais vào năm 2008 (tức là tăng từ 1,26% lên 1,43% GDP của Brazil ). Số lượng công bố khoa học được kiểm chứng (peer-reviewed) của Brazil tăng vọt từ 14.237 của năm 2003 lên 30.415 vào năm 2008, (số liệu Thomson Reuters).
Kết quả này rất ấn tượng, không chỉ khi so với các nước Châu Mỹ Latin khác, mà cả khi so với Nga, Ấn Độ, và Trung Quốc. Khu vực châu Mỹ Latinh đều có những tiến bộ tính theo lượng sản phẩm khoa học, nhưng Brazil tăng ở mức nhanh hơn, tới năm 2008 đóng góp 53% vào tổng số. Brazil mạnh về khoa học nông nghiệp. Năm 2000, một nhóm nghiên cứu tại São Paulo trở thành nhóm đầu tiên trên thế giới giải mã được gene của vi khuẩn Xylella fastidiosa, một mầm bệnh phá hoại các mùa vụ cam quít.
Theo Bộ KH&CN Brazil thì nước này có mức đầu tư bình quân cho mỗi nhà nghiên cứu cao hơn Trung Quốc và Nga. “Tôi tin rằng chúng tôi đã chạm tới ngưỡng để các ngành có thể phát triển tự thân một cách tự nhiên”, Rezende nói. “Các nhà quản lý kế nhiệm sẽ không phải quá vất vả”.
Khoa học cũng phát triển tốt ở cấp độ các bang, nơi cung cấp nguồn kinh phí công đáng kể. Nhiều bang cố gắng mô phỏng mô hình thịnh vượng của São Paulo, nơi có truyền thống khoa học mạnh nhất. “Có một điều khoản trong luật bang São Paulo từ năm 1947 quy định rằng 1% thu ngân sách của bang phải dành cho nghiên cứu khoa học”, Brito Cruz nói.
Ngay cả vào thập kỷ 1990, khi Chính phủ Brazil phải vất vả chống đỡ trước những khó khăn kinh tế, với nạn lạm phát siêu mã, khi kinh phí dành cho khoa học cạn kiệt ở khắp nơi trong đất nước, thì các nhà nghiên cứu ở São Paulo vẫn được hưởng nguồn kinh phí khá ổn định. Bên cạnh đó, 3 trường đại học lớn trong bang São Paulo được nhận tới 9,75% nguồn thu của bang. Đây cũng là lợi thế đặc biệt của những trường này.
Nhưng ngay tại São Paulo, tăng trưởng về số lượng nghiên cứu từ nguồn kinh phí công không thể so với tăng trưởng số lượng nghiên cứu được cấp bằng sáng chế, điều kiện cần để khoa học có thể đóng góp cho nền kinh tế và đem lại đời sống tốt hơn cho 193 triệu người Brazil. Đa số các nhà khoa học cho rằng đây là thách thức lớn nhất cho nền khoa học Brazil.
Lula đã hợp pháp hóa việc Chính phủ cấp kinh phí cho các công ty tư nhân, và giãn thuế cho các công ty đầu tư vào cải tiến công nghệ. Nhưng số lượng bằng sáng chế mà Brazil tạo ra không tăng đáng kể sau khi những chính sách này có hiệu lực. Đơn giản bởi “Giám đốc các công ty có quyền đưa ra lựa chọn, hoặc là đầu tư số tiền này vào thị trường tài chính để kiếm lời, hoặc là đầu tư cho nghiên cứu, vốn dĩ rủi ro và tốn kém hơn”, Eduardo Viotti, nhà tư vấn về chính sách khoa học cho nghị viện Brazil cho biết.
Nghiên cứu phục vụ thương mại và phát triển có thêm nguồn kinh phí sau khi khi những mỏ dầu lớn được phát hiện ngoài khơi São Paulo và Rio de Janero vào năm 2007. Khi nguồn dầu bắt đầu chảy, Lula hứa rằng một phần lợi nhuận sẽ được dành cho khoa học. Người ta vẫn đang tranh luận về tỷ lệ % chính xác, nhưng con số sẽ được quyết định trước khi Lula và Rezende hết nhiệm kỳ.
Nhiều khả năng các nhà khoa học sẽ còn được ưu ái hơn nữa ngay cả khi Lula kết thúc nhiệm kỳ. Các ứng cử viên Tổng thống hàng đầu hiện nay là José Serra, nguyên thống đốc bang São Paulo, nơi có truyền thống ưu tiên cho khoa học, và Dilma Rousseff, người được Lula gửi gắm kỳ vọng sẽ giành quyền kế nhiệm mình và kế tục các chính sách hiện hành, trong đó bao gồm cả kế hoạch tăng chi cho khoa học lên mức 2% GDP vào năm 2020.
(Anna Petherick, Nature News)
Hội nghị còn có vai trò đưa ra một văn kiện được đồng thuận từ các nhà khoa học Brazil hàng đầu, chỉ ra những vấn đề cần được tập trung nghiên cứu trong thập kỷ tới. Bản văn kiện đồng thuận này sẽ được công bố trong 2 tháng tới, sau đó sẽ được gửi tới tất cả các ứng cử viên Tổng thống.
Một trong những mục tiêu mới của văn kiện là xây dựng những trung tâm nuôi dưỡng tài năng. “Cũng giống như chúng tôi cần phải nuôi dưỡng các Pele song song với xây thêm các sân vận động”, Carlos Henrique de Brito Cruz, giám đốc điều hành tổ chức nghiên cứu Nhà nước (FAFESP). “Trong quá khứ chỉ mới tính tới xây dựng các trung tâm mới, nhưng không có các chương trình kinh phí cụ thể cho các tài năng trong khoa học”. Một mục tiêu khác là thúc đẩy động lực nghiên cứu phát triển của các công ty đa quốc gia cho Brazil.
Kinh phí dành cho khoa học đã gia tăng rất nhiều. Bộ KH&CN của Brazil cho biết rằng sau khi Lula ngồi vào ghế bộ trưởng năm 2003, kinh phí đầu tư công và thương mại dành cho KH&CN tăng từ 21,4 tỷ reais (11,4 tỷ USD) lên 43,1 tỷ reais vào năm 2008 (tức là tăng từ 1,26% lên 1,43% GDP của Brazil ). Số lượng công bố khoa học được kiểm chứng (peer-reviewed) của Brazil tăng vọt từ 14.237 của năm 2003 lên 30.415 vào năm 2008, (số liệu Thomson Reuters).
Kết quả này rất ấn tượng, không chỉ khi so với các nước Châu Mỹ Latin khác, mà cả khi so với Nga, Ấn Độ, và Trung Quốc. Khu vực châu Mỹ Latinh đều có những tiến bộ tính theo lượng sản phẩm khoa học, nhưng Brazil tăng ở mức nhanh hơn, tới năm 2008 đóng góp 53% vào tổng số. Brazil mạnh về khoa học nông nghiệp. Năm 2000, một nhóm nghiên cứu tại São Paulo trở thành nhóm đầu tiên trên thế giới giải mã được gene của vi khuẩn Xylella fastidiosa, một mầm bệnh phá hoại các mùa vụ cam quít.
Theo Bộ KH&CN Brazil thì nước này có mức đầu tư bình quân cho mỗi nhà nghiên cứu cao hơn Trung Quốc và Nga. “Tôi tin rằng chúng tôi đã chạm tới ngưỡng để các ngành có thể phát triển tự thân một cách tự nhiên”, Rezende nói. “Các nhà quản lý kế nhiệm sẽ không phải quá vất vả”.
Khoa học cũng phát triển tốt ở cấp độ các bang, nơi cung cấp nguồn kinh phí công đáng kể. Nhiều bang cố gắng mô phỏng mô hình thịnh vượng của São Paulo, nơi có truyền thống khoa học mạnh nhất. “Có một điều khoản trong luật bang São Paulo từ năm 1947 quy định rằng 1% thu ngân sách của bang phải dành cho nghiên cứu khoa học”, Brito Cruz nói.
Ngay cả vào thập kỷ 1990, khi Chính phủ Brazil phải vất vả chống đỡ trước những khó khăn kinh tế, với nạn lạm phát siêu mã, khi kinh phí dành cho khoa học cạn kiệt ở khắp nơi trong đất nước, thì các nhà nghiên cứu ở São Paulo vẫn được hưởng nguồn kinh phí khá ổn định. Bên cạnh đó, 3 trường đại học lớn trong bang São Paulo được nhận tới 9,75% nguồn thu của bang. Đây cũng là lợi thế đặc biệt của những trường này.
Nhưng ngay tại São Paulo, tăng trưởng về số lượng nghiên cứu từ nguồn kinh phí công không thể so với tăng trưởng số lượng nghiên cứu được cấp bằng sáng chế, điều kiện cần để khoa học có thể đóng góp cho nền kinh tế và đem lại đời sống tốt hơn cho 193 triệu người Brazil. Đa số các nhà khoa học cho rằng đây là thách thức lớn nhất cho nền khoa học Brazil.
Lula đã hợp pháp hóa việc Chính phủ cấp kinh phí cho các công ty tư nhân, và giãn thuế cho các công ty đầu tư vào cải tiến công nghệ. Nhưng số lượng bằng sáng chế mà Brazil tạo ra không tăng đáng kể sau khi những chính sách này có hiệu lực. Đơn giản bởi “Giám đốc các công ty có quyền đưa ra lựa chọn, hoặc là đầu tư số tiền này vào thị trường tài chính để kiếm lời, hoặc là đầu tư cho nghiên cứu, vốn dĩ rủi ro và tốn kém hơn”, Eduardo Viotti, nhà tư vấn về chính sách khoa học cho nghị viện Brazil cho biết.
Nghiên cứu phục vụ thương mại và phát triển có thêm nguồn kinh phí sau khi khi những mỏ dầu lớn được phát hiện ngoài khơi São Paulo và Rio de Janero vào năm 2007. Khi nguồn dầu bắt đầu chảy, Lula hứa rằng một phần lợi nhuận sẽ được dành cho khoa học. Người ta vẫn đang tranh luận về tỷ lệ % chính xác, nhưng con số sẽ được quyết định trước khi Lula và Rezende hết nhiệm kỳ.
Nhiều khả năng các nhà khoa học sẽ còn được ưu ái hơn nữa ngay cả khi Lula kết thúc nhiệm kỳ. Các ứng cử viên Tổng thống hàng đầu hiện nay là José Serra, nguyên thống đốc bang São Paulo, nơi có truyền thống ưu tiên cho khoa học, và Dilma Rousseff, người được Lula gửi gắm kỳ vọng sẽ giành quyền kế nhiệm mình và kế tục các chính sách hiện hành, trong đó bao gồm cả kế hoạch tăng chi cho khoa học lên mức 2% GDP vào năm 2020.
(Anna Petherick, Nature News)
(Visited 5 times, 1 visits today)