Nguy cơ có thêm động đất mới ở Nhật

Hàng nghìn người thiệt mạng ở Nhật do trận động đất lớn nhất ở đất nước này trong vòng 50 năm qua. Trong khi trận động đất vẫn đang khiến nước Nhật choáng váng, các chuyên gia địa chất cảnh báo rằng nguy cơ địa chấn tiếp tục vẫn còn rất lớn. 

Nước Nhật đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp sau trận động đất cường độ 8,9 độ richter vào lúc 14:46 giờ địa phương ngày 11/3 tại gần bờ đông của Đảo Honshu. 5 nhà máy hạt nhân phải đóng cửa, hệ thống làm mát của một số lò phản ứng không hoạt động được gây cháy nổ, và hàng trăm nghìn người đã phải di tản.  

Dân cư một số vùng biển và quốc gia khác như Hawaii, Philippines, và một số nước khác cũng đã được cảnh báo về nguy cơ sóng thần.

Các chuyên gia địa chất nghi ngờ rằng trận động đất ngày 11/3 thực ra là dư chấn sau một trận động đất có cường độ yếu hơn, 7,2 độ richter, vào ngày 9/3. Họ cảnh báo rằng sức ép địa chấn vẫn chưa được giải tỏa hết, đặc biệt là ở một số vùng nguy cơ cao của Nhật, trong đó bao gồm cả khu vực Tokyo, 400 km phía Nam của tâm chấn trận động đất hôm 11/3. 

Cả hai trận động đất là kết quả của chuyển động địa chất bên dưới các hòn đảo của Nhật. Chuyển động này hằng năm lên tới 8 cm, tức là rất nhanh dưới góc nhìn của các nhà địa chất.

Lực ép địa chất gia tăng
“Tuy trận động đất này là rất lớn, nhưng nó không hoàn toàn bất ngờ”, theo lời John McCloskey, nhà địa vật lý của Đại học Ulster ở Coleraine, Vương Quốc Anh. “Về mặt kỹ thuật thì đây là dư chấn của trận động đất diễn ra trước đó trong tuần — tuy rằng nghe có vẻ kỳ lạ là dư chấn lại mạnh hơn chấn động ban đầu.” 

Nhóm nghiên cứu của McCloskey chỉ vừa kịp hoàn tất các tính toán về lực ép địa chất của trận động đất hôm 9/3 thì trận động đất lớn hơn tiếp theo đã xảy ra. Họ đã nhanh chóng đánh giá mối liên quan địa chất giữa 2 sự kiện.  

                      Các vùng bị chấn động, màu sắc thể hiện mức độ:
                      Màu cam: nghiêm trọng; màu vàng: mạnh; màu lục: vừa phải 

“Trận động đất trước đó tuy nhỏ hơn nhưng đã làm tăng sức ép tại vết nứt trên vùng đứt gãy, gây hậu quả là trận động đất hôm 11/3 mà chúng ta đã biết”, McCloskey nói.

Chuỗi chấn động có lẽ đã làm gia tăng sức ép về phía Nam của vùng đứt gãy, càng làm tăng nguy cơ động đất của khu vực Tokyo, ông nói.

“Giữa các trận động đất trong vùng hút chìm, và chúng ta chắc chắn nên cảnh giác với các dư chấn trong vòng vài tuần tới”, ông nhận định. “Một số dư chấn có thể mạnh hơn cả trận động đất ở Christchurch, New Zealand. Và có khả năng một trận động đất rất lớn có thể xảy ra ở phía Nam gần Tokyo.

Trận động đất ngày 11/3 có vẻ đã làm dịch chuyển nền đáy biển ngoài khơi của Nhật đi vài m, và điều này đã gây ra sóng thần.

“Đây là trận sóng thần lớn nhất mà Ban Hải dương và Khí tượng Quốc gia của Mỹ ghi lại được trên mặt biển, với độ cao đỉnh sóng trên 2 m”, theo lời Costas Synolakis, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Sóng thần của Los Angeles. 

Theo báo cáo từ đia phương, sóng thần cao tới 10 m khi vào đến bờ biển Sanriku chỉ 30 phút sau khi xảy ra động đất. Sóng thần tràn sâu vào đất liền hàng trăm m, cuốn trôi nhà cửa, xe cộ, đường sá. Sân bay Sendai bị ngập hoàn toàn. Số người chết vẫn chưa tính hết, nhưng các báo cáo cho rằng có thể lên tới vài nghìn người. 

“Sanriku là bờ biển được chuẩn bị kỹ lưỡng nhất để đối phó với sòng thần”, cho biết từ Hermann Fritz, một chuyên gia sóng thần của Viện Công nghệ bang Georgia tại Savannah của Mỹ. “Nhưng như vậy vẫn chưa đủ, dù rằng người ta đã xây dựng những cổng chắn sóng thần, những cấu trúc di tản kiểu thẳng đứng, hệ thống cảnh báo, và tất cả những thứ khác.” 

Do đường di chuyển của con sóng này trên Thái Bình Dương là tương đối dài nên không có tổn thất tại các khu vực khác trên Thái Bình Dương.

Hồi tháng 2 năm 2010, một đợt sóng thần lan rộng trên Thái Bình Dương sau trận động đất 8,8 độ richter khiến 521 người chết ở Chile. Và vào 26/12/2004, một trận sóng thần gây ra bởi trận động đất 9,2 độ richter ngoài khơi Sumatra của Indonesia đã khiến 220.000 người chết quanh khu vực Ấn Độ Dương.  

(Quirin Schiermeier, Nature News)

 

Tác giả

(Visited 5 times, 1 visits today)