Phát hiện lỗ đen lâu đời nhất

Thông qua dữ liệu từ Kính viễn vọng Không gian James Webb và Đài quan sát Tia X Chandra của NASA, các nhà thiên văn đã phát hiện lỗ đen lâu đời nhất từng được con người biết đến, hình thành chỉ 470 triệu năm sau Vụ nổ lớn (Big Bang) khi vũ trụ chỉ bằng 3% tuổi hiện tại của nó.

Lỗ đen này nằm trong thiên hà UHZ, cùng hướng với cụm thiên hà Abell 2744. Nó nằm cách Trái đất 13,2 tỷ năm ánh sáng, có kích thước lớn gấp 10 lần lỗ đen trong dải Ngân hà và khối lượng gấp từ 10 đến 100 triệu lần khối lượng Mặt trời. Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Astronomy vào ngày 6/11.

Quốc Hùng và nhóm tác giả thực hiện

Nguồn: AP, UPI

(Bài đăng ở báo Khoa học và Phát triển số 45)

Tác giả

(Visited 4 times, 1 visits today)