Sắp đọc được suy nghĩ của con người

Theo một nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Mỹ Current Biology, bằng một chiếc máy quét và một chiếc máy tính, các nhà khoa học đã có thể giải mã những tín hiệu não bộ và xây dựng lại hình ảnh của phim chụp theo ba chủ đề để chuyển đổi chúng thành các mẫu thông tin.

Shinji Nishimoto, tác giả chính của nghiên cứu, và các đồng sự đã quan sát hai bản sao của phim chụp. Trong thời gian đó, một chiếc máy quét đã đo lưu lượng máu trong vỏ não hình ảnh – vùng não xử lý hình ảnh của con người. Sau đó, các phép đo đã được kiểm tra trên một chiếc máy tính với tính năng từng giây một kết nối những hình ảnh theo chủ đề với một hoạt động não bộ tương thích. Kết thúc thí nghiệm, chiếc máy tính đã có thể xây dựng lại các hình ảnh mờ và các bản sao phim thành ba chủ đề.

Cho tới hiện nay, kỹ thuật phối hợp hình ảnh bởi cộng hưởng từ tính (IRM) và các mẫu thông tin chỉ có thể xây dựng lại các bản sao phim được quan sát trên những người tình nguyện tham gia nghiên cứu. Nhưng, Shinji Nishimoto cho biết “thí nghiệm thị giác tự nhiên của chúng tôi tương đồng với hình  ảnh của phim chụp”. Vì thế, theo nhóm các nhà khoa học thực hiện nghiên cứu của trường đại học California, Berkeley, Mỹ, tiềm năng thí nghiệm mở ra con đường tới công nghệ có khả năng quan sát những hình ảnh bên trong não người – như những giấc mơ hay như một “bộ phim” về trí nhớ.

Giáo sư Jack Gallant, nhà thần kinh học thuộc Đại học California và đồng tác giả của những công trình nghiên cứu này, đánh giá “đây là một bước tiến quan trọng để tái tạo lại hình ảnh bên trong não bộ” và “mở ra cánh cửa mới cho những phim chụp não”.

Mở ra khả năng giao tiếp với người hôn mê/đột quỵ

Trong tương lai, bước tiến khoa học mới này sẽ có thể giúp chúng ta giao tiếp được với những người không có khả năng nói. Hay có thể hiểu được tốt hơn những thứ đi qua trong đầu bệnh nhân bị đột quị, những người chìm trong trạng thái hôn mê hay những ai phải chịu sự suy thoái neuron thần kinh nên không thể giao tiếp.
 
Đồng thời, theo GS Gallant, phương pháp này còn giúp hoàn thiện một thiết bị có thể giao tiếp trực tiếp với não bộ và cho phép những người tàn tật do tổn thương não hay bị liệt điều khiển một chiếc máy tính chỉ bằng sức mạnh của não.

Shinji Nishimoto cho biết thêm “để công nghệ này có được những ứng dụng rộng rãi, chúng ta phải hiểu được cách xử lý những thí nghiệm hình ảnh từ não”. Chính vì vậy, sau tín hiệu đáng lạc quan đầu tiên này, sẽ còn phải mất nhiều thập kỷ để một công nghệ  như vậy có thể đọc được ý định hay những cảm xúc trong não một người khác giống như những điều được tưởng tưởng trong những tác phẩm khoa học viễn tưởng, nhóm các nhà khoa học nhấn mạnh.

 

Tác giả

(Visited 1 times, 1 visits today)