Tọa đàm “Từ chữ Nôm đến chữ Quốc ngữ: chủ nghĩa quốc dân và quá trình kiến tạo bản sắc dân tộc”

Tọa đàm nhằm thảo luận đa chiều và có hệ thống xung quanh một tranh cãi gay gắt không có hồi kết.


Trang bìa Tự điển Việt–Bồ–La Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum ấn bản 1651. Ảnh: Wiki

Đề xuất lấy tên Alexandre de Rhodes đặt cho một con đường ở Đà Nẵng đã gây ra cuộc tranh cãi dữ dội xung quanh vai trò, đóng góp của chữ Quốc ngữ với sự phát triển văn hóa dân tộc: chữ Quốc ngữ là thành tựu văn minh hay là “công cụ xâm lăng”?  Alexandre de Rhodes là danh nhân văn hóa hay là kẻ thù dân tộc? Câu chuyện của chủ nghĩa công – tội đã nhận sự phản ứng dữ dội trong nhiều diễn đàn khác nhau. Và cuộc tranh luận ngày càng đa chiều, mở rộng, ban đầu từ vấn đề chữ Quốc ngữ, giờ đây còn sang cả chữ Nôm, chữ Hán, cũng như lịch sử ra đời, vai trò của các loại chữ viết này trong lịch sử Việt Nam. Những tranh cãi gay gắt này dường như không có lời kết.

Để có thể góp phần luận giải, cần tới những căn cứ, sử liệu và một cái nhìn hệ thống – đa chiều, Tia Sáng tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Từ chữ Nôm đến chữ Quốc ngữ: chủ nghĩa quốc dân và quá trình kiến tạo bản sắc dân tộc”.

Trong đó, TS Trần Trọng Dương sẽ trình bày về quá trình kiến tạo các “bức tranh” khác nhau về chữ viết, bối cảnh lịch sử- văn hóa, nền tảng ý thức hệ, và các diễn ngôn lịch sử xoay quanh các vấn đề về hai hệ thống chữ viết dùng để ghi tiếng Việt. TS Phạm Thị Kiều Ly sẽ trình bày về Lịch sử chữ Quốc ngữ từ 1615-1919, những tác giả xây dựng nên và hoàn thiện chữ Quốc ngữ. 

Thời gian tọa đàm: 14h30 chiều ngày 6/12/2019.

Địa điểm: Cafe Trung Nguyên, 52 Hai Bà Trưng, Hà Nội. 

Tọa đàm vào cửa tự do. 

*Về các diễn giả: 

TS Trần Trọng Dương là nhà nghiên cứu Hán Nôm và cổ sử Việt Nam, đang công tác tại Viện Hán nôm, viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. 

TS Phạm Thị Kiều Ly nghiên cứu về lịch sử ngôn ngữ, đã bảo vệ luận án về “Lịch sử ngữ pháp hóa tiếng Việt (1615-1919): Lịch sử ngữ pháp và chữ viết latin của tiếng Việt” tại Đại học Sorbonne Nouvelle Paris 3.

Tác giả

(Visited 9 times, 1 visits today)