Trẻ con “say sách”
Trẻ em đang “say” loại sách gì ? Muốn biết, cứ vào một vài siêu thị sách, tới chỗ nào có năm bảy đứa tụ tập mải mê đọc “cọp” rồi xem những tựa sách chúng đang cầm trên tay, những đầu sách chung quanh khu vực chúng ngồi.
Nếu không phải là các “siêu sao” Doremon, Harry Potter, thám tử Conan thì cũng là những cuốn truyện tranh với những tựa đề rối rắm khó nhớ. Và xin nhắc lại là hình ảnh này đã xuất hiện, kéo dài ròng rã suốt mười mấy năm nay, trải qua bao nhiêu thế hệ học sinh tiểu học, trung học ở tất cả hang cùng ngõ tận.
Có một thời dư luận lên án gay gắt những bộ truyện tranh lấy đề tài ma quỷ, thần linh và thậm chí mang hơi hướng bạo lực nữa. Thế nhưng lên án chỉ để lên án thôi, không ai có trách nhiệm để phân tích tại sao những tác phẩm mang phong cách văn chương kiểu binh bốp, ui da, oái mi… Những thứ ngây ngô nửa người nửa ngợm như Bảy viên ngọc rồng, Năm anh em siêu nhân lại hớp hồn bọn trẻ đến mụ mị như vậy. Các nhà văn, nhà phê bình đã vắt óc ra nghĩ ngợi, phân tích, phán đoán, rồi nhảy ra tranh luận rất nhiều về vai trò, chức năng của những người làm sách thiếu nhi. Đã có rất nhiều cuộc thi dành cho các nhà văn trong nước nhằm kéo bọn trẻ ra khỏi sự chi phối của truyện tranh nước ngoài. Rốt cuộc có làm được gì không thì có lẽ tất cả chúng ta đều thấy. Trong khi đó thì các vị phụ huynh thường là chịu thua, bởi vì nếu cứ tự ý mua cuốn này cuốn khác, cho dù là những tác phẩm để đời của những tác giả nổi tiếng và ít nổi tiếng ở VN cũng như ở nước ngoài, bọn trẻ vẫn cứ vứt lăn lóc đâu đó, thậm chí xếp ngay ngắn ngay ở góc học tập mà chẳng hề giở ra. Chuyện đó cũng có luôn. Người viết bài này được làm khách mời tại một buổi lễ kỷ niệm ngày thành lập NXB Kim Đồng, đã nhận được một túi tặng phẩm đến vài chục cuốn sách thiếu nhi gồm những đầu sách lừng lẫy đã làm nên tên tuổi của NXB trong gần nửa thế kỷ qua. Toàn những cuốn mà chỉ cần nhìn tựa đề thôi, thế hệ cha anh của bọn trẻ đã không khỏi xao xuyến với những kỷ niệm đẹp đẽ thuở hoa niên như Dế mèn phiêu lưu ký, Robinson Cruxô, Ruồi Trâu, Lá cờ thêu sáu chữ vàng, Sát Thát… được in thật đẹp, bìa cứng giấy trắng thơm nức mùi mực. Thế nhưng đến giờ đã hơn bốn năm trôi qua, những cuốn sách tặng phẩm đó vẫn nằm nguyên trong tủ. Bọn trẻ trong nhà chẳng hề sờ đến chúng dù chỉ một lần. Không biết là nên tiếc cho sách hay tiếc cho con cháu mình,
Thật ra không phải tất cả bọn trẻ đều say sách, cho dù sách chỉ là những cuốn truyện tranh nhảm nhí. Chúng đọc theo phong trào, đọc cho bằng bạn bè, sự thật này chua chát hơn nhiều. Nhà văn Ngô Thị Kim Cúc nói rằng nghe thiên hạ bên Mỹ sắp hàng để mua tập 7 Harry Potter và Bảo bối tử thần, vậy là người Sài Gòn cuối năm ngoái cũng xếp hàng để chờ mua bản Việt ngữ của NXB Trẻ ấn hành. Mà sách nào có rẻ gì đâu, hơn một trăm ngàn đồng một bản, nhưng vẫn cứ sắp hàng, như trước đó đã sắp hàng chờ mua điện thoại di động Iphone, để chứng tỏ ta đây sành điệu. Rốt cuộc ngay hôm sau bảo bối tử thần đã chui tọt xuống gầm ghế mà nằm hít bụi.
Và tất nhiên, cũng còn một sự thật khác là bên trong những cuốn sách mà nhiều người xếp vào loại nhảm nhí này, dù hay hoặc dở, có hay không có tính giáo dục, chúng vẫn rất gần gũi với các em bởi những câu chuyện trực quan, những kiến thức thực tế và tất nhiên thông qua đó cung cấp những kỹ năng sống “hợp thời”, tóm lại toàn là những thứ mà bọn trẻ không hề tìm thấy suốt những năm mài đít quần trên ghế học đường.
Và mỗi một mùa hè đến, vẫn chưa bỏ ý định đưa con vào thế giới văn học, các vị phụ huynh lại dẫn bọn trẻ đến các nhà sách, thưởng cho danh hiệu học sinh giỏi của chúng bằng sách. Và hầu hết lại bắt đầu một “cuộc chiến” bên giá sách. Bố mẹ cứ lùng sục giới thiệu một bầu trời khuôn phép, những giá trị giáo dục thông qua văn chương đã được khẳng định cả trăm năm, hy vọng nhét được phần nào những thứ giá trị muôn thuở đó vào được cái đầu bướng bỉnh của trẻ thơ. Họ chẳng thèm lắng nghe con mình để hiểu được bọn trẻ không bao giờ chịu đón nhận các tác phẩm văn học được tư duy bằng ngôn ngữ của những nhà giáo dục nửa mùa, bằng lối đánh giá của những nhà phê bình ăn theo. Với chúng, sách hiện đại và đơn giản vô cùng: những chuyện mà Robinson phải hì hục làm ngày này qua ngày khác để tồn tại trên hoang đảo thì con mèo ú Doremon chỉ cần một cái búng tay là xong. Còn chuyện thông minh dũng cảm, cần cù sáng tạo ? Harry Potter và những người bạn chung quanh đứa bé phù thủy này có thừa, và những thứ đó là của tự nhiên, không phải do bắt chước mà có. Tại sao các bậc phụ huynh không chịu khó đọc thử sách của bọn trẻ bây giờ để biết chúng đang khao khát vươn tới một thế giới nào, một nền văn hóa nào?
Có một thời dư luận lên án gay gắt những bộ truyện tranh lấy đề tài ma quỷ, thần linh và thậm chí mang hơi hướng bạo lực nữa. Thế nhưng lên án chỉ để lên án thôi, không ai có trách nhiệm để phân tích tại sao những tác phẩm mang phong cách văn chương kiểu binh bốp, ui da, oái mi… Những thứ ngây ngô nửa người nửa ngợm như Bảy viên ngọc rồng, Năm anh em siêu nhân lại hớp hồn bọn trẻ đến mụ mị như vậy. Các nhà văn, nhà phê bình đã vắt óc ra nghĩ ngợi, phân tích, phán đoán, rồi nhảy ra tranh luận rất nhiều về vai trò, chức năng của những người làm sách thiếu nhi. Đã có rất nhiều cuộc thi dành cho các nhà văn trong nước nhằm kéo bọn trẻ ra khỏi sự chi phối của truyện tranh nước ngoài. Rốt cuộc có làm được gì không thì có lẽ tất cả chúng ta đều thấy. Trong khi đó thì các vị phụ huynh thường là chịu thua, bởi vì nếu cứ tự ý mua cuốn này cuốn khác, cho dù là những tác phẩm để đời của những tác giả nổi tiếng và ít nổi tiếng ở VN cũng như ở nước ngoài, bọn trẻ vẫn cứ vứt lăn lóc đâu đó, thậm chí xếp ngay ngắn ngay ở góc học tập mà chẳng hề giở ra. Chuyện đó cũng có luôn. Người viết bài này được làm khách mời tại một buổi lễ kỷ niệm ngày thành lập NXB Kim Đồng, đã nhận được một túi tặng phẩm đến vài chục cuốn sách thiếu nhi gồm những đầu sách lừng lẫy đã làm nên tên tuổi của NXB trong gần nửa thế kỷ qua. Toàn những cuốn mà chỉ cần nhìn tựa đề thôi, thế hệ cha anh của bọn trẻ đã không khỏi xao xuyến với những kỷ niệm đẹp đẽ thuở hoa niên như Dế mèn phiêu lưu ký, Robinson Cruxô, Ruồi Trâu, Lá cờ thêu sáu chữ vàng, Sát Thát… được in thật đẹp, bìa cứng giấy trắng thơm nức mùi mực. Thế nhưng đến giờ đã hơn bốn năm trôi qua, những cuốn sách tặng phẩm đó vẫn nằm nguyên trong tủ. Bọn trẻ trong nhà chẳng hề sờ đến chúng dù chỉ một lần. Không biết là nên tiếc cho sách hay tiếc cho con cháu mình,
Thật ra không phải tất cả bọn trẻ đều say sách, cho dù sách chỉ là những cuốn truyện tranh nhảm nhí. Chúng đọc theo phong trào, đọc cho bằng bạn bè, sự thật này chua chát hơn nhiều. Nhà văn Ngô Thị Kim Cúc nói rằng nghe thiên hạ bên Mỹ sắp hàng để mua tập 7 Harry Potter và Bảo bối tử thần, vậy là người Sài Gòn cuối năm ngoái cũng xếp hàng để chờ mua bản Việt ngữ của NXB Trẻ ấn hành. Mà sách nào có rẻ gì đâu, hơn một trăm ngàn đồng một bản, nhưng vẫn cứ sắp hàng, như trước đó đã sắp hàng chờ mua điện thoại di động Iphone, để chứng tỏ ta đây sành điệu. Rốt cuộc ngay hôm sau bảo bối tử thần đã chui tọt xuống gầm ghế mà nằm hít bụi.
Và tất nhiên, cũng còn một sự thật khác là bên trong những cuốn sách mà nhiều người xếp vào loại nhảm nhí này, dù hay hoặc dở, có hay không có tính giáo dục, chúng vẫn rất gần gũi với các em bởi những câu chuyện trực quan, những kiến thức thực tế và tất nhiên thông qua đó cung cấp những kỹ năng sống “hợp thời”, tóm lại toàn là những thứ mà bọn trẻ không hề tìm thấy suốt những năm mài đít quần trên ghế học đường.
Và mỗi một mùa hè đến, vẫn chưa bỏ ý định đưa con vào thế giới văn học, các vị phụ huynh lại dẫn bọn trẻ đến các nhà sách, thưởng cho danh hiệu học sinh giỏi của chúng bằng sách. Và hầu hết lại bắt đầu một “cuộc chiến” bên giá sách. Bố mẹ cứ lùng sục giới thiệu một bầu trời khuôn phép, những giá trị giáo dục thông qua văn chương đã được khẳng định cả trăm năm, hy vọng nhét được phần nào những thứ giá trị muôn thuở đó vào được cái đầu bướng bỉnh của trẻ thơ. Họ chẳng thèm lắng nghe con mình để hiểu được bọn trẻ không bao giờ chịu đón nhận các tác phẩm văn học được tư duy bằng ngôn ngữ của những nhà giáo dục nửa mùa, bằng lối đánh giá của những nhà phê bình ăn theo. Với chúng, sách hiện đại và đơn giản vô cùng: những chuyện mà Robinson phải hì hục làm ngày này qua ngày khác để tồn tại trên hoang đảo thì con mèo ú Doremon chỉ cần một cái búng tay là xong. Còn chuyện thông minh dũng cảm, cần cù sáng tạo ? Harry Potter và những người bạn chung quanh đứa bé phù thủy này có thừa, và những thứ đó là của tự nhiên, không phải do bắt chước mà có. Tại sao các bậc phụ huynh không chịu khó đọc thử sách của bọn trẻ bây giờ để biết chúng đang khao khát vươn tới một thế giới nào, một nền văn hóa nào?
Hải Văn
(Visited 4 times, 1 visits today)