Truy tìm sự ảnh hưởng đến biến động mưa nội mùa 

Nghiên cứu sinh Lê Hồng Hạnh (ĐH Toulouse) và hai nhà khoa học hướng dẫn là GS. TS Nicholas M. J. Hall (ĐH Toulouse) và PGS. TS Ngô Đức Thành (ĐH Khoa học và Công nghệ HN) đã tìm hiểu những yếu tố động lực ở quy mô lớn tác động vào mưa nội mùa này.

Đà Nẵng ngập lụt trong mùa mưa tháng 12/2018. Ảnh: Shutterstock.

Những dị thường nội mùa trong suốt mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 có thể gây ra hạn hán, lũ lụt hoặc các sự kiện khí hậu cực đoan trong thời gian ngắn. Những dị thường này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến canh tác nông nghiệp, nguồn nước… Do đó, họ tập trung vào tìm hiểu những ảnh hưởng từ xa lên các dị thường mưa trong suốt Việt Nam ở quy mô vùng và thang thời gian nội mùa. Các câu hỏi đặt ra là liệu có thể nhận diện được các con đường động lực ảnh hưởng lên lượng mưa dị thường khắp miền Bắc và miền Nam? Các động lực khô và ướt (động lực làm giảm lượng mưa và ngược lại) bất đối xứng như thế nào? các động lực này mở rộng hoặc chồng lấn từ một tiểu vùng sang vùng khác như thế nào? độ nhạy của kết luận về sự lựa chọn vùng, ngưỡng và như thế nào?

Họ tìm về bộ dữ liệu khí hậu toàn cầu ERA-Interim thu thập trong vòng 38 năm (1979–2016) về các biến khí quyển bao gồm gió theo vùng, gió kinh tuyến, độ ẩm và chiều cao địa thế năng, các nguồn dữ liệu lượng mưa APHRO, VnGP; sử dụng các tín hiệu liên quan đến lượng mưa dị thường để đánh giá các đối xứng về độ ẩm và động lực quy mô lớn đến điều kiện ướt và khô trên ba vùng Bắc, Trung – Tây Nguyên và miền Nam. 

Trên cơ sở đó, họ xem xét những dị thường lượng mưa nội mùa trên ba vùng ở Việt Nam và khám phá các ảnh hưởng động lực từ xa, tập trung vào những ngày mưa dị thường trong dữ liệu theo ngày trong mùa hè với khung thời gian hai tuần. Sau khi chứng minh được mối tương quan giữa biến lượng mưa nội mùa lên những khung thời gian, họ sử dụng độ hội tụ thông lượng độ ẩm tích hợp (VIMC) cho mối quan hệ giữa lượng mưa của vùng và động lực học quy mô lớn.

Tuy nhiên do Việt Nam là nơi chịu ảnh hưởng của rất nhiều ảnh hưởng khác nhau và sự kết hợp của chúng rất đa dạng theo khu vực. Hai thách thức chính trong việc xác định các yếu tố động lực ảnh hưởng đến lượng mưa nội mùa là xác định được các nguyên nhân dẫn đến dị thường ở một vùng phụ thuộc vào các vùng lân cận và cả vùng ở khoảng cách xa cũng như sự bất đối xứng giữa các dị thường khô và ướt. Do đó, các nhà nghiên cứu chọn cách xử lý riêng rẽ các dị thường khô và ướt, tập trung vào sự tác động lẫn nhau giữa các vùng. 

Một bức tranh khí hậu phức tạp đã xuất hiện: 1) dị thường ướt ở miền Bắc chủ yếu ảnh hưởng từ vùng ngoại nhiệt đới nhưng theo một cách bất đối xứng và phụ thuộc vào dị thường trong VIMC, lan truyền từ Nam đến vùng miền Trung Tây Nguyên. Dị thường ở miền Bắc có liên quan đến áp suất cao hướng Tây từ Siberia và độ lệch áp suất từ Trung Quốc; 2) dị thường khô ở miền Nam bất đối xứng so với dị thường khô miền Bắc do chịu ảnh hưởng dọc theo vĩ độ của luồng tia châu Á, dẫn đến sự chênh lệch áp suất ở vùng cao Hàn Quốc và vùng thấp Trung Quốc. Theo dị thường mở rộng tới miền Nam Việt Nam, họ đã khám phá một hình thế áp suất cao – thấp – cao khắp châu Á đối xứng với dị thường ướt.

Có ba yếu tố ảnh hưởng đến dị thường thời tiết từ một đến hai tuần: con đường từ vĩ độ cao nơi các hình thế áp suất tương đương quy mô lớn hình thành và lan truyền xuống phía Nam rồi ảnh hưởng đến dị thường ướt miền Bắc và dị thường khô miền Nam; con đường dọc luồng châu Á với dị thường lệch áp suất của tín hiệu thay đổi ở quy mô nhỏ hơn, chứng tỏ sự lan truyền theo nhóm về phía Đông ảnh hưởng đến dị thường khô ở miền Bắc và ướt phía Nam; con đường xích đạo với sự lan truyền chậm về phía Đông với các yếu tố bất đối xứng trong sự ảnh hưởng lưu lượng phân kỳ tới dị thường ướt và dị thường khô miền Nam

Kết quả của nghiên cứu được nêu trong công trình “Remote influence on regional scale intraseasonal rainfall variability over Vietnam” (Ảnh hưởng từ xa lên sự biến động lượng mưa nội mùa ở quy mô vùng trên khắp Việt Nam), xuất bản trên tạp chí The International Journal of Climatology.

Bài đăng Tia Sáng số 16/2024

Tác giả

(Visited 36 times, 1 visits today)