TS. Trần Trọng Dương nói chuyện về “Việt Nam thế kỷ 10: Lịch sử nhìn từ phe chiến thắng”

Nhân dịp cuốn sách “Việt Nam thế kỷ X: những mảnh vỡ lịch sử” mới xuất bản (Nxb Đại học Sư Phạm, 2019, 439 trang), Tiến sĩ Trần Trọng Dương sẽ có buổi trình bày về lịch sử Việt Nam thế kỷ X nhìn từ phe chiến thắng.

Lịch sử như ta biết phần lớn được viết nên bởi phe thắng trận với mục đích chính trị là đề cao vai trò và củng cố quyền lực, địa vị của mình. Các sử gia của phe chiến thắng, hoặc các sử gia của truyền thống sử chí Nho giáo dưới áp lực của chính trị và hệ tư tưởng đã cùng nhau thực hiện hai thao tác trái chiều: mỹ hóa lịch sử của bên chiến thắng và xú hóa hình ảnh của bên chiến bại. Lịch sử Việt Nam thế kỷ X đã hiện lên như thế nào dưới hai xu hướng chép sử này? Đó là điều diễn giả muốn chia sẻ cùng quý vị và các nhà nghiên cứu trong buổi tọa đàm.
Tia Sáng trân trọng kính mời các nhà nghiên cứu, các nhà giáo, và độc giả đến tham dự buổi tọa đàm Việt Nam thế kỉ X: Lịch sử nhìn từ phe chiến thắng. 
Thời gian: 9h00 ngày 06 tháng 04 năm 2019
Địa điểm: Café Trung Nguyên, 52 Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Diễn giả: Trần Trọng Dương (Viện Nghiên cứu Hán Nôm, VASS)
Trân trọng kính mời các đơn vị báo chí, các nhà nghiên cứu và những người quan tâm đến tham dự!
 

Bìa cuốn sách “Việt Nam thế kỷ X: những mảnh vỡ lịch sử” của TS. Trần Trọng Dương.

Chú thích: 

Để hiểu thêm về nội dung buổi thuyết trình xin đọc:
Bài tựa của NNC Nguyễn Duy Chính: 
Toàn văn bài đề dẫn của tác giả Trần Trọng Dương: 
TÁC GIẢ: Trần Trọng Dương, Tiến sĩ, Viện Nghiên cứu Hán Nôm thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam (VASS). Là một dịch giả, nhà nghiên cứu, quan tâm đến các lĩnh vực văn hiến học, ngôn ngữ học lịch sử, biểu tượng tôn giáo và lịch sử cổ trung đại Việt Nam. Anh đã công bố trên 100 bài nghiên cứu trên các tạp chí trong và ngoài nước, xuất bản một số sách như Tư tưởng nhân bản của Nho học Tiên Tần, Thiền tông khóa hư ngữ lục, Kiến trúc một cột thời Lý, Nguyễn Trãi quốc âm từ điển… Về sử học, anh quan tâm đến các vấn đề sử liệu và sử liệu học, sử chí và sử chí học, biểu tượng lịch sử và diễn ngôn lịch sử.

Trong trường hợp cần thêm thông tin, vui lòng liên hệ qua email: [email protected]

Tác giả

(Visited 30 times, 1 visits today)