Xu hướng mưa và mối liên quan với bão trong 20 năm 

Cơ chế nào ảnh hưởng đến lượng mưa đi kèm các cơn bão? Với nhiều nguồn tài trợ của Việt Nam và Nhật Bản, một nhóm nghiên cứu đã đi tìm câu trả lời này từ bộ dữ liệu thu thập trong hai thập niên.

Lũ trên sông Hồng, đoạn qua Hà Nội sau bão số 3. Ảnh: Marcus Lacey/ Shutterstock.

Những thay đổi trong điều kiện thời tiết cực đoan và các sự kiện khí hậu, bao gồm những thay đổi phức hợp về lượng mưa, có thể có nhiều ảnh hưởng đến đời sống xã hội. Thông thường một cơn bão nhiệt đới tạo ra lượng mưa lớn và gió mạnh trên đường đi của nó. Những thay đổi trong hoạt động của bão nhiệt đới có thể ảnh hưởng đến lượng mưa. 

Các nhà nghiên cứu ở ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐHQGHN), ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH), Tổng cục Khí tượng thủy văn và các đồng nghiệp Nhật Bản, với bộ dữ liệu mưa rơi theo ngày từ 138 trạm trong số tổng 172 trạm thuộc mạng lưới các trạm khí tượng, đã đi tìm câu trả lời về tác động ở quy mô vùng của bão lên lượng mưa kèm bão khắp Việt Nam và liệu những thay đổi về lượng mưa có thể giải thích một phần các xu hướng mưa rơi hay không. Họ sử dụng phân tích t-test của Rodionov để tìm sự dịch chuyển của cơ chế khí hậu và phương pháp Sen để tìm xu hướng dài hạn về lương mưa.

Kết quả, tổng lượng mưa trung bình hằng năm của bão ảnh hưởng đến Việt Nam suy giảm nhẹ ở hai thập kỷ qua. Tổng lượng mưa và mưa không kèm bão (NTC) ở khu vực phía Bắc suy giảm nhẹ nhưng lại gia tăng ở miền Nam, đặc biệt ở khu vực duyên hải Nam miền Trung. Ngược lại, lượng mưa rơi liên quan đến bão có xu hướng tăng ở một số nơi thuộc Tây Nguyên và miền Bắc. Tuy nhiên, sự suy giảm đã thể hiện rất rõ nét, nhất ở miền Trung. 

Sự suy giảm đáng kể của mưa kèm bão ở hai thập kỷ gần đây liên quan đến sự suy giảm của tần suất bão có bán kính tác động ở mức 500 km, do đó giúp giải thích vì sao lượng mưa kèm bão suy giảm trong thời kỳ 1979−2019. Các xu hướng trong toàn bộ lượng mưa hằng năm của giai đoạn này, cụ thể là sự suy giảm ở miền Bắc và gia tăng ở miền Nam Trung Bộ là do ảnh hưởng của lượng mưa không kèm bão. Do tỉ lệ mưa kèm bão ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ có vai trò quan trọng nên dẫu xu hướng lượng mưa kèm bão suy giảm không đáng kể nhưng vẫn làm giảm xu hướng gia tăng lượng mưa không kèm bão. Với các vùng khác, sự đóng góp của lượng mưa kèm bão với tổng xu hướng lượng mưa rất nhỏ. 

Tổng lượng ngày có độ ẩm cao, được tính bằng tổng lượng mưa và lượng mưa không liên quan tới bão thể hiện các xu hướng tương đồng ở hầu khắp các trạm khí tượng, với sự suy giảm đáng kể ở một số trạm đồng bằng sông Hồng, Bắc miền Trung và Tây Nguyên, và các xu hướng đáng kể của sự gia tăng lượng mưa chủ yếu ở vùng duyên hải miền Trung và miền Nam. Số ngày có độ ẩm cao là do bão suy giảm ở Nam miền Trung và Tây Nguyên.

Sự đóng góp của lượng mưa kèm bão vào tổng lượng mưa hằng năm đáng kể nhiều hơn ở vùng duyên hải, từ 10 đến 20% ở miền Bắc và miền Trung trong khi ít hơn 2% ở miền Nam do tần suất xuất hiện bão ở đây. Ở miền Trung, tỉ lệ mưa kèm bão so với tổng lượng mưa hằng năm cao nhất vào tháng 6 đến tháng 11 và đạt đỉnh vào tháng 7 với mức 37,3%. Việc phân tích xu hướng dài hạn chỉ dấu mưa không kèm bão là nguyên nhân chính dẫn đến thay đổi tổng lượng mưa hằng năm thời kỳ 1979−2019, đặc biệt là sự suy giảm ở miền Bắc và gia tăng ở Nam miền Trung. Tuy nhiên, các xu hướng về tổng lượng mưa chủ yếu là do sự biến đổi qua hàng thập kỷ (the interdecadal shift) vào cuối những năm 1990. Cũng cần lưu ý là chỉ số cường độ mưa đơn giản trong các sự kiện bão suy giảm ở Bắc miền Trung và gia tăng ở một số trạm khí tượng ở Tây Nguyên do sự suy giảm của lượng mưa kèm bão và số ngày có độ ẩm cao.

“Rainfall Trends in Vietnam and Their Associations with Tropical Cyclones during 1979−2019” (Các xu hướng mưa ở Việt Nam và những mối liên quan của chúng với các cơn bão nhiệt đới trong giai đoạn 1979-2019), xuất bản trên tạp chí Scientific Online Letters on the Atmosphere.

Bài đã in trong số 19/2024 của Tia Sáng.

Tác giả

(Visited 255 times, 1 visits today)