120 năm liên hoan âm nhạc cổ điển lớn nhất thế giới
Sau 120 năm, Proms vẫn giữ được mục đích thuở ban đầu là giới thiệu âm nhạc ở phạm vi rộng lớn nhất, biểu diễn với tiêu chuẩn cao nhất và tới một lượng khán giả đông đảo.
The Proms, tên chính thức là The BBC Proms hay “Các buổi hòa nhạc dạo chơi của Henry Wood do đài BBC giới thiệu” là một liên hoan âm nhạc kéo dài tám tuần vào mùa hè hằng năm ở London. Trong tám tuần này, ngày nào cũng có hòa nhạc cổ điển và các sự kiện âm nhạc khác. Ra đời từ năm 1895, mỗi mùa diễn hiện nay bao gồm hơn 70 buổi hòa nhạc giao hưởng chính tại Royal Albert Hall, một chuỗi hòa nhạc thính phòng tại Cadogan Hall, các sự kiện âm nhạc Proms tại công viên trên toàn Vương quốc Anh vào đêm cuối cùng và các sự kiện kết hợp với giáo dục dành cho trẻ em. Trong bối cảnh các liên hoan âm nhạc cổ điển hiện nay, Proms được đánh giá là “liên hoan âm nhạc lớn nhất và dân chủ nhất thế giới”.
Tạo công chúng cho âm nhạc cổ điển
Buổi hòa nhạc Proms đầu tiên diễn ra vào ngày 10/08/1895 và là đứa con tinh thần của ông bầu Robert Newman (1858 – 1926), giám đốc phòng hòa nhạc Queen’s Hall mới được xây dựng ở London. Trước đó, Newman đã tổ chức các buổi hòa nhạc giao hưởng tại phòng hòa nhạc này. Với mục đích thu hút thêm thính giả, ông đã đưa ra các chương trình phổ thông hơn và cho bán các vé đứng với giá thấp.
Newman thu xếp gặp mặt Henry Wood (1869 – 1944) tại Queen’s Hall vào một sáng mùa xuân năm 1894 để bàn về dự án. Henry Wood được đào tạo âm nhạc kỹ lưỡng và từ tuổi niên thiếu đã bắt đầu tạo dựng tên tuổi trong các vai trò nghệ sĩ organ, nghệ sĩ đệm đàn, nhà soạn nhạc và chuyển soạn âm nhạc, huấn luyện viên thanh nhạc và chỉ huy dàn hợp xướng, dàn nhạc và các đoàn opera nghiệp dư. Newman giải thích: “Tôi sắp sửa tiến hành các buổi hòa nhạc hằng năm để đào tạo công chúng ở trình độ dễ dãi. Ban đầu là phổ thông, nâng dần tiêu chuẩn lên đến khi tôi tạo ra được công chúng cho âm nhạc cổ điển và hiện đại.” Tháng 2/1895, Newman đề nghị Wood đảm nhiệm vị trí chỉ huy một dàn nhạc thường trực tại Queen’s Hall và chỉ huy mùa diễn Proms đầu tiên.
Chuỗi hòa nhạc được biết đến với tên “Mr Robert Newman’s Promenade Concerts” có lẽ là quá hào phóng theo tiêu chuẩn ngày nay – mỗi buổi có thời lượng khoảng ba tiếng. Bầu không khí thân mật được khuyến khích bằng các tấm vé đứng giá rẻ – một shilling cho một buổi hòa nhạc hoặc là một guinea (£ 1,05) cho trọn mùa. Trong buổi hòa nhạc, khán giả được phép ăn uống và hút thuốc (dù phải hạn chế đi lại gây tiếng động khi tới các tiết mục thanh nhạc). Các tiết mục “nghiêm túc” hơn được giới hạn ở nửa đầu buổi hòa nhạc và ở nửa sau ngắn hơn có một tiết mục được nhiều mong đợi là Grand Fantasia dành cho dàn nhạc – bao gồm các trích đoạn từ các vở opera nổi tiếng.
Một truyền thống chưa bao giờ đứt đoạn…
Wood và Newman nhiệt tình giới thiệu cho công chúng một phạm vi âm nhạc rộng lớn chưa từng có. Trong những mùa diễn đầu tiên, một truyền thống đã được thiết lập: Đêm Wagner vào các thứ Hai và Đêm Beethoven vào các thứ Sáu. Wood tiếp tục đưa ra một sự hòa trộn táo bạo giữa cái quen thuộc và cái phiêu lưu, lên chương trình cho các tác phẩm mới vào mỗi mùa diễn.
Ông cũng quảng bá cho các nghệ sĩ trẻ tài năng và nỗ lực nâng cao tiêu chuẩn dàn nhạc, khiến mình thành khó ưa vào năm 1904 bằng một cuộc đấu tranh thắng lợi để loại bỏ hệ thống mà nhờ nó thành viên dàn nhạc có thể cử đại diện tới các buổi tập và chỉ đích thân xuất hiện trong buổi hòa nhạc. Đến năm 1920, Wood đã giới thiệu cho Proms nhiều nhà soạn nhạc hàng đầu thời đó như Richard Strauss, Debussy, Rakhmaninov, Ravel và Vaughan Williams.
Thế chiến thứ nhất bùng nổ khiến công chúng ghét bỏ tất cả những gì thuộc Đức. Song Wood và Newman, gần như là đơn độc trong thiết chế văn hóa thời đó, vẫn khăng khăng rằng “những tấm gương âm nhạc và nghệ thuật vĩ đại nhất là sở hữu của toàn thế giới và không thể bị bác bỏ cho dù bằng những định kiến nhất thời”.
Năm 1915 khi Newman sa vào khó khăn tài chính, NXB Chappell and Co đã tiếp quản hợp đồng thuê phòng hòa nhạc cũng như tiếp quản dàn nhạc được đổi tên thành New Queen’s Hall Orchestra. Nhưng Proms tiếp tục thua lỗ và năm 1927, nhà Chappell tuyên bố ngừng chu cấp tài chính. Cùng trong năm đó, đài BBC đã xác lập địa vị như một tập đoàn với nhiệm vụ “thông tin, giáo dục và giải trí”, rõ ràng chính là tầm nhìn mà Henry Wood đặt ra cho Proms.
Đài BBC tiếp quản Proms và trong ba năm tiếp theo, các buổi hòa nhạc được “Henry Wood và dàn nhạc giao hưởng của ngài” thực hiện cho đến khi Dàn nhạc Giao hưởng BBC ra đời vào năm 1930. Lúc này, Proms đã vươn tới lượng khán giả lớn hơn nhiều và dù một số người sợ rằng việc phát sóng sẽ làm giảm lượng khán giả, Wood vẫn đề cao vai trò của nó trong việc thực hiện mục tiêu của mình là đem thông điệp âm nhạc đến với mọi tầng lớp xã hội và khiến lợi ích của việc này lan tỏa toàn cầu.
Ba ngày sau khi Anh tuyên chiến với Đức vào năm 1939, BBC tách Ban Âm nhạc của đài ra và tuyên bố không thể hỗ trợ cho Proms. Với tính quyết đoán đặc trưng, Wood đã tìm kiếm nguồn tài trợ cá nhân cho các mùa diễn 1940,1941 và thay thế dàn nhạc BBC bằng Dàn nhạc Giao hưởng London. Nhưng các cuộc không kích ngày càng dữ dội và mùa diễn 1940 chỉ kéo dài được bốn tuần. Ngày 10/05/1941, một cuộc oanh tạc của không quân Đức đã phá hủy toàn bộ Queen’s Hall.
Phòng hòa nhạc duy nhất còn lại ở London dành cho các buổi hòa nhạc của dàn nhạc là Royal Albert Hall, khánh thành từ năm 1871 và Proms được tổ chức tại đó vào năm 1941. Chỉ đến mùa diễn tiếp theo, BBC mới tài trợ trở lại cho Proms.
Năm 1944 có hai lễ kỉ niệm lớn: mùa diễn thứ 50 của Proms và sinh nhật tuổi 75 của Henry Wood. Đến lúc này, năng lượng phi thường của Wood đã suy kiệt và ông qua đời sau suýt soát nửa thế kỉ chỉ huy Proms.
Sau chiến tranh, các Đêm Wagner truyền thống trở nên lỗi thời. Từ năm 1953, các Đêm thành Vienna và các lễ kỉ niệm dành cho những nhà soạn nhạc được công chúng yêu thích trở nên phổ biến hơn. Vào các năm 1957 và 1958, sự kiện Sibelius và Vaughan Williams qua đời được đánh dấu bằng các buổi trình diễn các tác phẩm giao hưởng của hai ông.
Malcolm Sargent, nhạc trưởng chính của Dàn nhạc Giao hưởng BBC từ năm 1950, đã chỉ huy hầu hết các buổi biểu diễn, nhưng những năm 1950 cũng chứng kiến sự gia tăng dần số lượng dàn nhạc tham gia. Dàn nhạc Hallé của Manchester, dưới sự chỉ huy của Sir John Barbirolli đã trở thành dàn nhạc đầu tiên ngoài Dàn nhạc Giao hưởng London biểu diễn tại Proms. Trong vài năm tiếp đó, các dàn nhạc giao hưởng Bournemouth và Liverpool Philharmonic cũng tham gia trình diễn hòa nhạc Proms. Nhạc trưởng Basil Cameron là gương mặt nổi bật bên cạnh Sargent; những nhân vật nhiều ảnh hưởng khác cũng bắt đầu xuất hiện: Charles Groves, Colin Davis, Norman Del Mar, Charles Mackerras.
… và những cải cách lớn
Với sự xuất hiện của William Glock trong vai trò quản lý âm nhạc của BBC vào năm 1959, danh tính của Proms bắt đầu thay đổi. Vốn tiết mục dàn nhạc nòng cốt, rường cột của Proms đã được giảm xuống để dung chứa một phong cách mang tính thể nghiệm hơn khi lên chương trình, phản ảnh xu hướng âm nhạc khắp nơi trên thế giới. Giữa những năm 1959 và 1964, số tác phẩm mới được biểu diễn tại Proms đã tăng hơn hai lần.
Mùa diễn năm 1963 đã mang tới những nhân vật quốc tế như Georg Solti, Leopold Stokowski và Carlo Maria Giulini. Năm 1966, Dàn nhạc Đài phát thanh Moscow là dàn nhạc thính phòng ngoại quốc đầu tiên xuất hiện. Không lâu sau đó là các dàn nhạc Concertgebouw của Amsterdam, Dàn nhạc giao hưởng của Đài phát thanh Ba Lan và Dàn nhạc Giao hưởng Czech. Đây chính là giai đoạn chứng kiến sự chuyển đổi của Proms từ một sự nghiệp thành công nhưng khá bảo thủ thành một liên hoan âm nhạc quốc tế lớn.
Các cải cách lớn khác từ những năm 1960 là đưa vào các buổi biểu diễn trọn vở opera (bắt đầu từ năm 1961 với dàn dựng Don Giovanni của Mozart từ Liên hoan Opera Glyndebourne), các buổi hòa nhạc của các nhóm thính phòng đến từ những nền văn hóa ngoài phương Tây (bao gồm Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia và Nhật Bản), âm nhạc cho bộ gõ, jazz, nhạc tôn giáo, nhạc điện tử, phi điện tử và các buổi hòa nhạc đặc biệt dành cho trẻ em.
BBC đã đặt viết một số tác phẩm mới cho mỗi mùa diễn, trao cho khán giả Proms cơ hội nghe âm nhạc theo xu hướng mới nhất và tạo ra một diễn đàn độc nhất vô nhị cho hàng chục nhà soạn nhạc đương đại. Những năm 1970 mang tới các đặc trưng mới khác như một chuỗi các buổi hòa nhạc đêm muộn và chương trình nói chuyện âm nhạc trước khi Proms diễn ra.
Mùa diễn Proms lần thứ 100 được tổ chức vào năm 1994 và hiện nay liên hoan Proms hằng năm bao gồm hơn 70 buổi hòa nhạc chính với một phạm vi âm nhạc giao hưởng và opera được mở rộng hơn bao giờ hết. Proms của BBC tiếp tục chào đón các nghệ sĩ quốc tế trong khi vẫn giới thiệu được những sân khấu âm nhạc Anh quốc hay nhất, trong đó có các dàn nhạc và dàn hợp xướng của chính đài BBC.
Thế nhưng dù Proms đã có nhiều thay đổi kể từ năm 1895, quan niệm của Henry Wood về mùa diễn vẫn gần như nguyên vẹn: giới thiệu âm nhạc ở phạm vi rộng lớn nhất, biểu diễn với tiêu chuẩn cao nhất và tới một lượng khán giả đông đảo. Và việc dạo bước trong khán đài của Royal Albert Hall tiếp tục là tâm điểm tạo ra cho Proms bầu không khí thân mật độc đáo của nó.
Tạo công chúng cho âm nhạc cổ điển
Buổi hòa nhạc Proms đầu tiên diễn ra vào ngày 10/08/1895 và là đứa con tinh thần của ông bầu Robert Newman (1858 – 1926), giám đốc phòng hòa nhạc Queen’s Hall mới được xây dựng ở London. Trước đó, Newman đã tổ chức các buổi hòa nhạc giao hưởng tại phòng hòa nhạc này. Với mục đích thu hút thêm thính giả, ông đã đưa ra các chương trình phổ thông hơn và cho bán các vé đứng với giá thấp.
Newman thu xếp gặp mặt Henry Wood (1869 – 1944) tại Queen’s Hall vào một sáng mùa xuân năm 1894 để bàn về dự án. Henry Wood được đào tạo âm nhạc kỹ lưỡng và từ tuổi niên thiếu đã bắt đầu tạo dựng tên tuổi trong các vai trò nghệ sĩ organ, nghệ sĩ đệm đàn, nhà soạn nhạc và chuyển soạn âm nhạc, huấn luyện viên thanh nhạc và chỉ huy dàn hợp xướng, dàn nhạc và các đoàn opera nghiệp dư. Newman giải thích: “Tôi sắp sửa tiến hành các buổi hòa nhạc hằng năm để đào tạo công chúng ở trình độ dễ dãi. Ban đầu là phổ thông, nâng dần tiêu chuẩn lên đến khi tôi tạo ra được công chúng cho âm nhạc cổ điển và hiện đại.” Tháng 2/1895, Newman đề nghị Wood đảm nhiệm vị trí chỉ huy một dàn nhạc thường trực tại Queen’s Hall và chỉ huy mùa diễn Proms đầu tiên.
Chuỗi hòa nhạc được biết đến với tên “Mr Robert Newman’s Promenade Concerts” có lẽ là quá hào phóng theo tiêu chuẩn ngày nay – mỗi buổi có thời lượng khoảng ba tiếng. Bầu không khí thân mật được khuyến khích bằng các tấm vé đứng giá rẻ – một shilling cho một buổi hòa nhạc hoặc là một guinea (£ 1,05) cho trọn mùa. Trong buổi hòa nhạc, khán giả được phép ăn uống và hút thuốc (dù phải hạn chế đi lại gây tiếng động khi tới các tiết mục thanh nhạc). Các tiết mục “nghiêm túc” hơn được giới hạn ở nửa đầu buổi hòa nhạc và ở nửa sau ngắn hơn có một tiết mục được nhiều mong đợi là Grand Fantasia dành cho dàn nhạc – bao gồm các trích đoạn từ các vở opera nổi tiếng.
Một truyền thống chưa bao giờ đứt đoạn…
Wood và Newman nhiệt tình giới thiệu cho công chúng một phạm vi âm nhạc rộng lớn chưa từng có. Trong những mùa diễn đầu tiên, một truyền thống đã được thiết lập: Đêm Wagner vào các thứ Hai và Đêm Beethoven vào các thứ Sáu. Wood tiếp tục đưa ra một sự hòa trộn táo bạo giữa cái quen thuộc và cái phiêu lưu, lên chương trình cho các tác phẩm mới vào mỗi mùa diễn.
Ông cũng quảng bá cho các nghệ sĩ trẻ tài năng và nỗ lực nâng cao tiêu chuẩn dàn nhạc, khiến mình thành khó ưa vào năm 1904 bằng một cuộc đấu tranh thắng lợi để loại bỏ hệ thống mà nhờ nó thành viên dàn nhạc có thể cử đại diện tới các buổi tập và chỉ đích thân xuất hiện trong buổi hòa nhạc. Đến năm 1920, Wood đã giới thiệu cho Proms nhiều nhà soạn nhạc hàng đầu thời đó như Richard Strauss, Debussy, Rakhmaninov, Ravel và Vaughan Williams.
Thế chiến thứ nhất bùng nổ khiến công chúng ghét bỏ tất cả những gì thuộc Đức. Song Wood và Newman, gần như là đơn độc trong thiết chế văn hóa thời đó, vẫn khăng khăng rằng “những tấm gương âm nhạc và nghệ thuật vĩ đại nhất là sở hữu của toàn thế giới và không thể bị bác bỏ cho dù bằng những định kiến nhất thời”.
Năm 1915 khi Newman sa vào khó khăn tài chính, NXB Chappell and Co đã tiếp quản hợp đồng thuê phòng hòa nhạc cũng như tiếp quản dàn nhạc được đổi tên thành New Queen’s Hall Orchestra. Nhưng Proms tiếp tục thua lỗ và năm 1927, nhà Chappell tuyên bố ngừng chu cấp tài chính. Cùng trong năm đó, đài BBC đã xác lập địa vị như một tập đoàn với nhiệm vụ “thông tin, giáo dục và giải trí”, rõ ràng chính là tầm nhìn mà Henry Wood đặt ra cho Proms.
Đài BBC tiếp quản Proms và trong ba năm tiếp theo, các buổi hòa nhạc được “Henry Wood và dàn nhạc giao hưởng của ngài” thực hiện cho đến khi Dàn nhạc Giao hưởng BBC ra đời vào năm 1930. Lúc này, Proms đã vươn tới lượng khán giả lớn hơn nhiều và dù một số người sợ rằng việc phát sóng sẽ làm giảm lượng khán giả, Wood vẫn đề cao vai trò của nó trong việc thực hiện mục tiêu của mình là đem thông điệp âm nhạc đến với mọi tầng lớp xã hội và khiến lợi ích của việc này lan tỏa toàn cầu.
Ba ngày sau khi Anh tuyên chiến với Đức vào năm 1939, BBC tách Ban Âm nhạc của đài ra và tuyên bố không thể hỗ trợ cho Proms. Với tính quyết đoán đặc trưng, Wood đã tìm kiếm nguồn tài trợ cá nhân cho các mùa diễn 1940,1941 và thay thế dàn nhạc BBC bằng Dàn nhạc Giao hưởng London. Nhưng các cuộc không kích ngày càng dữ dội và mùa diễn 1940 chỉ kéo dài được bốn tuần. Ngày 10/05/1941, một cuộc oanh tạc của không quân Đức đã phá hủy toàn bộ Queen’s Hall.
Phòng hòa nhạc duy nhất còn lại ở London dành cho các buổi hòa nhạc của dàn nhạc là Royal Albert Hall, khánh thành từ năm 1871 và Proms được tổ chức tại đó vào năm 1941. Chỉ đến mùa diễn tiếp theo, BBC mới tài trợ trở lại cho Proms.
Năm 1944 có hai lễ kỉ niệm lớn: mùa diễn thứ 50 của Proms và sinh nhật tuổi 75 của Henry Wood. Đến lúc này, năng lượng phi thường của Wood đã suy kiệt và ông qua đời sau suýt soát nửa thế kỉ chỉ huy Proms.
Sau chiến tranh, các Đêm Wagner truyền thống trở nên lỗi thời. Từ năm 1953, các Đêm thành Vienna và các lễ kỉ niệm dành cho những nhà soạn nhạc được công chúng yêu thích trở nên phổ biến hơn. Vào các năm 1957 và 1958, sự kiện Sibelius và Vaughan Williams qua đời được đánh dấu bằng các buổi trình diễn các tác phẩm giao hưởng của hai ông.
Malcolm Sargent, nhạc trưởng chính của Dàn nhạc Giao hưởng BBC từ năm 1950, đã chỉ huy hầu hết các buổi biểu diễn, nhưng những năm 1950 cũng chứng kiến sự gia tăng dần số lượng dàn nhạc tham gia. Dàn nhạc Hallé của Manchester, dưới sự chỉ huy của Sir John Barbirolli đã trở thành dàn nhạc đầu tiên ngoài Dàn nhạc Giao hưởng London biểu diễn tại Proms. Trong vài năm tiếp đó, các dàn nhạc giao hưởng Bournemouth và Liverpool Philharmonic cũng tham gia trình diễn hòa nhạc Proms. Nhạc trưởng Basil Cameron là gương mặt nổi bật bên cạnh Sargent; những nhân vật nhiều ảnh hưởng khác cũng bắt đầu xuất hiện: Charles Groves, Colin Davis, Norman Del Mar, Charles Mackerras.
… và những cải cách lớn
Với sự xuất hiện của William Glock trong vai trò quản lý âm nhạc của BBC vào năm 1959, danh tính của Proms bắt đầu thay đổi. Vốn tiết mục dàn nhạc nòng cốt, rường cột của Proms đã được giảm xuống để dung chứa một phong cách mang tính thể nghiệm hơn khi lên chương trình, phản ảnh xu hướng âm nhạc khắp nơi trên thế giới. Giữa những năm 1959 và 1964, số tác phẩm mới được biểu diễn tại Proms đã tăng hơn hai lần.
Mùa diễn năm 1963 đã mang tới những nhân vật quốc tế như Georg Solti, Leopold Stokowski và Carlo Maria Giulini. Năm 1966, Dàn nhạc Đài phát thanh Moscow là dàn nhạc thính phòng ngoại quốc đầu tiên xuất hiện. Không lâu sau đó là các dàn nhạc Concertgebouw của Amsterdam, Dàn nhạc giao hưởng của Đài phát thanh Ba Lan và Dàn nhạc Giao hưởng Czech. Đây chính là giai đoạn chứng kiến sự chuyển đổi của Proms từ một sự nghiệp thành công nhưng khá bảo thủ thành một liên hoan âm nhạc quốc tế lớn.
Các cải cách lớn khác từ những năm 1960 là đưa vào các buổi biểu diễn trọn vở opera (bắt đầu từ năm 1961 với dàn dựng Don Giovanni của Mozart từ Liên hoan Opera Glyndebourne), các buổi hòa nhạc của các nhóm thính phòng đến từ những nền văn hóa ngoài phương Tây (bao gồm Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia và Nhật Bản), âm nhạc cho bộ gõ, jazz, nhạc tôn giáo, nhạc điện tử, phi điện tử và các buổi hòa nhạc đặc biệt dành cho trẻ em.
BBC đã đặt viết một số tác phẩm mới cho mỗi mùa diễn, trao cho khán giả Proms cơ hội nghe âm nhạc theo xu hướng mới nhất và tạo ra một diễn đàn độc nhất vô nhị cho hàng chục nhà soạn nhạc đương đại. Những năm 1970 mang tới các đặc trưng mới khác như một chuỗi các buổi hòa nhạc đêm muộn và chương trình nói chuyện âm nhạc trước khi Proms diễn ra.
Mùa diễn Proms lần thứ 100 được tổ chức vào năm 1994 và hiện nay liên hoan Proms hằng năm bao gồm hơn 70 buổi hòa nhạc chính với một phạm vi âm nhạc giao hưởng và opera được mở rộng hơn bao giờ hết. Proms của BBC tiếp tục chào đón các nghệ sĩ quốc tế trong khi vẫn giới thiệu được những sân khấu âm nhạc Anh quốc hay nhất, trong đó có các dàn nhạc và dàn hợp xướng của chính đài BBC.
Thế nhưng dù Proms đã có nhiều thay đổi kể từ năm 1895, quan niệm của Henry Wood về mùa diễn vẫn gần như nguyên vẹn: giới thiệu âm nhạc ở phạm vi rộng lớn nhất, biểu diễn với tiêu chuẩn cao nhất và tới một lượng khán giả đông đảo. Và việc dạo bước trong khán đài của Royal Albert Hall tiếp tục là tâm điểm tạo ra cho Proms bầu không khí thân mật độc đáo của nó.
Ngọc Anh tổng hợp từ BBC
(Visited 1 times, 1 visits today)