20 năm hoạt động trao đổi nghệ thuật
Nhân dịp một số nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu văn hóa tên tuổi của Mỹ đến Việt Nam dự Hội thảo Văn học Việt Nam – Hoa Kỳ sau chiến tranh vào đầu tháng Sáu này, Tia Sáng xin trích giới thiệu bài viết của ông Kevin Bowen, Giám đốc Trung tâm William Joiner (Trung tâm Nghiên cứu hậu quả xã hội và chiến tranh – ĐH Massachusetts, Mỹ), về hành trình 20 năm hoạt động trao đổi nghệ thuật với Việt Nam của Trung tâm.
Dù có rất nhiều viện và trung tâm nghiên cứu tại các trường đại học ở Mỹ và trên toàn thế giới, trung tâm William Joiner vẫn là độc nhất vô nhị. Trung tâm hình thành nhờ một nhóm cựu chiến binh tại một trường đại học công trong thành phố nhằm vinh danh một người trong số họ, một cựu binh người Mỹ gốc Phi, một người gia nhập quân đội, không phải là một vị tướng hay chính trị gia nổi tiếng, một người dành cả đời mình giúp đỡ các cựu chiến binh khác và một người đã chết vì ung thư liên quan tới nhiệm vụ của ông là vận chuyển những thùng chất độc da cam trong cuộc chiến của Mỹ ở Việt Nam.
Lập ra một trung tâm như vậy không hề dễ dàng. Hàng đoàn cựu chiến binh đã đứng dưới mưa trước cửa văn phòng Tổng thống. Các sinh viên, bạn bè gọi điện và gửi thư tới trường đại học và tới các quan chức được bầu. Cộng đồng đại học đã giúp đỡ rất nhiều.
Năm 1986, tôi rời
Trong chuyến đi đầu tiên đó, tôi đã đi qua những khu vực mà tôi đã từng ở trong chiến tranh. Ở Huế, tôi gặp người lãnh đạo của phong trào kháng chiến địa phương, Nguyễn Văn Lương. Bên bàn ăn tối, chúng tôi trao đổi những câu chuyện. Cuối bữa ăn, ông ấy đề nghị nâng cốc. Ông ấy giơ tay lên và nói: “Chúng ta đã từng gặp nhau như những người lính cầm súng, giờ chúng ta gặp nhau như những giáo viên cố gắng kiến tạo hòa bình. Hãy nhớ rằng ông luôn được chào đón ở đây”.
Lời khích lệ này đã giúp tôi trở lại Việt Nam vào năm 1987 với nhóm USIRP, cùng với một vài cựu binh khác muốn thiết lập những chương trình trao đổi giữa hai nước. Tháng 1/1988 là chuyến đi đầu tiên của phái đoàn thuộc trung tâm Joiner tới Việt Nam với những chuyên gia về y tế công cộng, bác sĩ, lịch sử, khoa học thư viện, nghệ thuật và hậu quả tâm lý và xã hội của chiến tranh ở Mỹ. Cuối năm đó, tôi trở lại Việt Nam với vợ của tôi Leslie, người đã rất yêu Việt Nam và trong 20 năm sau đó đã mở cửa nhà chúng tôi cho rất nhiều khách Việt Nam và rồi họ cũng như những thành viên của gia đình chúng tôi.
Điều đã thay đổi nhiều nhất qua năm tháng, tôi nghĩ đó là sự thay đổi trong cách tôi cảm nhận Việt
Cũng trong những chuyến đi đầu tiên, chúng tôi gặp Lê Lựu, người sau này trở thành chiếc cầu nối đầu tiên và quan trọng nhất của chúng tôi với Việt
Những chuyến thăm đầu tiên đó không dễ dàng. Có rất ít nguồn tài trợ. Các nhà văn Việt
Năm 1989, chúng tôi thấy những người biểu tình tấn công Lê Lựu, Nguyễn Quang Sáng và Nguyễn Khải ngay trước thư việc công cộng
Điều này không ngăn cản những vị khách Việt
Những tuyển tập, sách, bài báo viết về các tác phẩm của Việt
Đã có những quãng thời gian khó khăn như: sự không hiểu nhau giữa các nhà văn, sự tấn công thù địch của các cựu chiến binh và những người Việt Nam vẫn bị nỗi tức giận và lòng hận thù của chiến tranh ám ảnh, họ gắn cho chúng tôi mác “cộng sản” và thậm chí chỉ trích Giải thưởng quốc gia vì nghệ thuật đã sử dụng tiền thuế để tài trợ việc dịch thuật văn chương cộng sản.
May mắn là tôi có nhiều bạn bè. Và chúng tôi có Việt
Vài năm trước, hành trình này đã lên đến đỉnh điểm khi Nguyễn Duy, Nguyễn Bá Chung và tôi bắt đầu dịch Thơ thiền Lý-Trần. Công việc dịch của chúng tôi diễn ra đồng thời với việc đi thăm các ngôi chùa, trèo lên những ngọn núi. Còn có chặng hành trình nào tuyệt vời hơn thế, chặng hành trình từ chiến tranh đến hòa bình?
Chúng tôi mắc nợ rất nhiều Việt
Công việc đối thoại, trao đổi, dịch thuật, mở rộng trái tim chúng ta, ngôi nhà của chúng ta cho người khác có thể là nguy hiểm hơn 20 năm trước đây khi chúng ta bắt đầu công việc này. Với ý nghĩ đó trong đầu, có thể chúng ta nên nhìn vào những thành công mà chúng ta đã làm được, không phải là vì công việc đó đã đi đến điểm kết thúc, mà vì chúng ta nên thấy nó mới chỉ ở giai đoạn bắt đầu.