9 bài ca kính dâng lên Chúa
Anton Bruckner (1824-1896), nhạc sĩ vĩ đại người Đức với một niềm tin tôn giáo sâu sắc và vô cùng chân thành trong suốt cuộc đời mình, đã để lại cho kho tàng âm nhạc cổ điển thế giới 9 bản giao hưởng – đó chính là những bài hát “dâng lên Chúa kính yêu” như tiêu đề bản giao hưởng số 9 của ông.
Bản giao hưởng đầu tiên của Bruckner được ông viết vào năm 1865 – năm công diễn lần đầu tiên vở Tristan – sự kiện âm nhạc lớn nhất thế kỷ. Bruckner đã thực hiện một chuyến đi đến thủ đô xứ Bavaria, một “thánh đường” của “đế chế Wagner”. Ông đã gặp Hans Von Buelow và ngượng ngịu đưa cho nghệ sỹ piano nổi tiếng này xem ba chương đầu của bản giao hưởng đang viết dở. Ngạc nhiên trước sự lộng lẫy huy hoàng của tác phẩm, Buelow đã không kìm được việc kể nó với Wagner. Vị “giáo chủ” âm nhạc xứ Bavaria đã muốn gặp Bruckner để xem tận mắt tác phẩm. Nhưng Bruckner đã không đủ can đảm để đưa nó cho một người mà, phương diện tinh thần ông luôn coi là “thủ lĩnh tối cao”, “bậc thầy của các bậc thầy”. Không có gì ngạc nhiên là, sau buổi công diễn Tristan, Bruckner đã coi Wagner là một “vị thánh sống” của mình.
Ngày 14/4/1866, bản giao hưởng thứ nhất được hoàn thành. Nó được công diễn năm 1866, không hoàn toàn thất bại. Bruckner đã thực hiện rất nhiều buổi tập với bản giao hưởng trước sự có mặt của giới phê bình với hy vọng họ có thể đánh giá một cách đầy đủ về tác phẩm.
Năm 1868, sau khi Setcher qua đời, Bruckner thừa kế vị trí giáo sư về lý thuyết âm nhạc ở Nhạc viện Vienna. Sau khi bị từ chối cuộc hôn nhân với cô gái 17 tuổi Josephine Lang, Bruckner rơi vào giai đoạn khủng hoảng tinh thần. Ông quyết định ngừng sáng tác trong một thời gian và thực hiện một chuyến lưu diễn đến Pháp. Báo chí thời ấy đã ca ngợi Bruckner là “nghệ sỹ organ lớn nhất của thời đại.”
Năm 1872, Bruckner đã chi một khoản tiền bằng 8 tháng lương của ông để thuê dàn nhạc nổi tiếng thế giới Vienna Philharmonic trình diễn tác phẩm Mass giọng Fa thứ. Sau đó ông lại tiếp tục đi vay tiền để có thể cho dân thành viên nghe Giao hưởng thứ hai của mình. Herbeck đã từng nói với Bruckner: “Tôi chắc chắn với ông là, nếu một bản giao hưởng như thế này mang tên tác giả là Brahms thì cả nhà hát sẽ ngập trong tiếng pháo tay.” Bấy giờ Brahms tuy chưa hoàn hành Giao hưởng số 1 của ông nhưng đã được coi như một trong những nhân vật hàng đầu thế giới về âm nhạc giao hưởng.
Giao hưởng thứ ba của Bruckner được đề tặng Wagner. Lần này ông đã có đủ can đảm để dâng một bản giao hưởng lên thần tượng của mình. Có một giai thoại kể rằng, khi Bruckner gặp Wagner, ông đã quỳ xuống, đặt tay lên môi và nói: “Ôi! Thầy! Tôi tôn kính ngài”. Phản hồi của Wagner đã đem đến cho Bruckner những khoảnh khắc hạnh phúc nhất trong cuộc đời bi kịch của ông: “Bạn thân mến, món quà của bạn thực sự có ý nghĩa, đối với tôi, nó là niềm vui lớn nhất.”
Giao hưởng thứ tư – giao hưởng Lãng mạn, được hoàn thành ngày 22/11/1874. Cái tên Lãng mạn không thực sự gắn liền với tác phẩm theo kiểu âm nhạc chương trình, nó chỉ có chủ đích gắn kết một cách hình thức với trường phái Wagner, nhất là sau khi Wagner công bố một sự diễn giải mang tính hình ảnh về Giao hưởng số 9 của Beethoven. Trên thực tế Bruckner không coi trọng “tính chất chương trình” trong bản giao hưởng của ông. Ông viết:”Trong chương cuối, tôi đã quên hoàn toàn bức tranh tôi có trong đầu.” Giao hưởng Lãng mạn được đánh giá là đã đạt đến một sự thống nhất một cách chưa có tiền lệ của âm nhạc chương trình.
Bruckner bị cô lập ở Vienna, vì ông đã “làm bạn” và là “kẻ sùng bái” Wagner. Trong cuộc chiến tranh Brahms – Wagner, giai đoạn khốc liệt nhất của “Chiến tranh thời Lãng mạn”, Vienna chính thánh địa của những người ủng hộ Brahms – mà đứng đầu là nhà phê bình Eduard Hanslick. Giới phê bình thành Vienna với quyền lực của Hanslick đã vùi dập gần như mọi thứ mà Bruckner có. Danh tiếng thì nhỏ nhoi, tiền bạc lại càng thiếu thốn. Trong một bức thư gửi cho bạn năm 1875, Bruckner viết: “Tôi chỉ có duy nhất một chỗ trong nhạc viện, ngoài dạy học, tôi không có khoản thu nhập nào khác. Tôi phải đi vay tiền hết lần này đến lần khác nếu không muốn chết đói. Và Bruckner đã chìm sâu vào thảm kịch với Giao hưởng thứ năm, về sau được gắn với cái tên là Giao hưởng Bi kịch. Chỉ có sống trong bản giao hưởng, Bruckner mới có khả năng đóng vai một người anh hùng chống lại định mệnh. Mười tám năm sau khi hoàn thành tác phẩm mới được trình diễn lần đầu, không phải ở Vienna, và Bruckner cũng chưa bao giờ được nghe nó.
Ngày 16/12/1877, một trong những ngày buồn nhất của lịch sử âm nhạc, Giao hưởng Wagner (Giao hưởng thứ ba) được lên chương trình công diễn ở Vienna. Vì không nhạc trưởng nào dám cầm đũa nên chính Bruckner phải trực tiếp chỉ huy. Ngay trong những phút đầu một số người đứng dậy và dời khỏi khán phòng. Khi tác phẩm kết thúc, phòng hòa nhạc chỉ còn lại mười khán giả, đó là những học trò thân của Bruckner, trong đó có Gustav Mahler đã cố gắng an ủi người thầy đang tuyệt vọng.
Sau ngày đen tối với Giao hưởng Wagner, Bruckner vẫn còn đủ tinh thần để tiếp tục viết Giao hưởng thứ sáu. Như thế với Bruckner, tất cả những vận đen đều chỉ là do Đấng bề trên muốn thử thách niềm tin của ông. Những ngày đó, Hans Richter, học trò của Wagner đã đến thăm ông và đã bị quyến rũ khi đọc được tổng phổ Giao hưởng Lãng mạn. Richters quyết định lên chương trình công diễn tác phẩm và mời Bruckner đến xem buổi tập. Richter đã kể lại sự ngây thơ chất phác của Bruckner: “Khi bản giao hưởng kết thúc, ông ấy đến chỗ tôi, mặt mày hớn hở, ấn một đồng xu vào bàn tay tôi và nói: ‘Cầm lấy và uống một cốc bia cho khỏe!’”. Richter đã nhận lấy đồng xu như một kỷ niệm, ông gắn nó vào dây đeo đồng hồ của mình.
Buổi công diễn Giao hưởng thứ bảy (1886) ở Munich dưới sự chỉ huy của Hermann Levi thậm chí còn là chiến thắng lớn hơn. Vị nhạc trưởng đã gọi bản giao hưởng là một “tác phẩm tuyệt vời”.
Sau lần công diễn đó, Giao hưởng thứ bảy bắt đầu chuyến chinh phục, gặt hái thành công ở nhiều nơi trên thế giới: Cologne, Graz, Chicago, New York, Amsterdam, Budapest, Dresden, và London.
Ngày 18/12/1892, Bruckner có màn trình diễn ấn tượng nhất trong sự nghiệp của ông khi Vienna Philharmonic chơi Giao hưởng thứ tám. Các nhà phê bình đã gọi bản giao hưởng là “đỉnh cao của thế kỷ 19”, “tuyệt tác của phong cách Bruckner”. “Tác phẩm đã vô hiệu hóa mọi sự phê bình, chương Adagio tuyệt đối là một chương nhạc vô song”…
Thời gian này sức khỏe của Bruckner ngày càng xấu đến mức, ông đã không thể đến nhà hát để nghe những tác phẩm của chính mình và chứng kiến những thành công của chúng. Tuy nhiên, chính trong giai đoạn bệnh tật ốm yếu như vậy, Bruckner đã viết nên chương Scherzo của Giao hưởng thứ chín, một chương nhạc có lẽ là đầy sức sống nhất của ông. Bruckner đã vô cùng lo sợ rằng ông không đủ thời gian để hoàn thành nốt bản giao hưởng cuối đời. Bác sỹ của Bruckner khi bước vào phòng ông đã có lần chứng kiến một Bruckner khổ sở đang quỳ gối cầu nguyện: “Lạy Chúa! Hãy cho con một chút sức lực! Người thấy đấy, con cần sức lực để hoàn thành nốt bản giao hưởng này!”
Bruckner đã phải bỏ dở Giao hưởng thứ chín sau khi viết xong chương ba Adagio – một chương nhạc mà ông đã từng nói với những người bạn là “thứ đẹp đẽ nhất mà ông từng viết nên”.
Ngày 11/10/1896, một ngày chủ nhật, Bruckner đã cố gắng ở bên những phác thảo chương cuối Giao hưởng thứ chín của mình trong suốt buổi sáng. Ông trút hơi thở cuối cùng vào khoảng 3 giờ chiều. Và trong đám tang ông, người ta đã trình diễn chương Adagio của Giao hưởng thứ bảy.
Ngày 14/4/1866, bản giao hưởng thứ nhất được hoàn thành. Nó được công diễn năm 1866, không hoàn toàn thất bại. Bruckner đã thực hiện rất nhiều buổi tập với bản giao hưởng trước sự có mặt của giới phê bình với hy vọng họ có thể đánh giá một cách đầy đủ về tác phẩm.
Năm 1868, sau khi Setcher qua đời, Bruckner thừa kế vị trí giáo sư về lý thuyết âm nhạc ở Nhạc viện Vienna. Sau khi bị từ chối cuộc hôn nhân với cô gái 17 tuổi Josephine Lang, Bruckner rơi vào giai đoạn khủng hoảng tinh thần. Ông quyết định ngừng sáng tác trong một thời gian và thực hiện một chuyến lưu diễn đến Pháp. Báo chí thời ấy đã ca ngợi Bruckner là “nghệ sỹ organ lớn nhất của thời đại.”
Năm 1872, Bruckner đã chi một khoản tiền bằng 8 tháng lương của ông để thuê dàn nhạc nổi tiếng thế giới Vienna Philharmonic trình diễn tác phẩm Mass giọng Fa thứ. Sau đó ông lại tiếp tục đi vay tiền để có thể cho dân thành viên nghe Giao hưởng thứ hai của mình. Herbeck đã từng nói với Bruckner: “Tôi chắc chắn với ông là, nếu một bản giao hưởng như thế này mang tên tác giả là Brahms thì cả nhà hát sẽ ngập trong tiếng pháo tay.” Bấy giờ Brahms tuy chưa hoàn hành Giao hưởng số 1 của ông nhưng đã được coi như một trong những nhân vật hàng đầu thế giới về âm nhạc giao hưởng.
Giao hưởng thứ ba của Bruckner được đề tặng Wagner. Lần này ông đã có đủ can đảm để dâng một bản giao hưởng lên thần tượng của mình. Có một giai thoại kể rằng, khi Bruckner gặp Wagner, ông đã quỳ xuống, đặt tay lên môi và nói: “Ôi! Thầy! Tôi tôn kính ngài”. Phản hồi của Wagner đã đem đến cho Bruckner những khoảnh khắc hạnh phúc nhất trong cuộc đời bi kịch của ông: “Bạn thân mến, món quà của bạn thực sự có ý nghĩa, đối với tôi, nó là niềm vui lớn nhất.”
Giao hưởng thứ tư – giao hưởng Lãng mạn, được hoàn thành ngày 22/11/1874. Cái tên Lãng mạn không thực sự gắn liền với tác phẩm theo kiểu âm nhạc chương trình, nó chỉ có chủ đích gắn kết một cách hình thức với trường phái Wagner, nhất là sau khi Wagner công bố một sự diễn giải mang tính hình ảnh về Giao hưởng số 9 của Beethoven. Trên thực tế Bruckner không coi trọng “tính chất chương trình” trong bản giao hưởng của ông. Ông viết:”Trong chương cuối, tôi đã quên hoàn toàn bức tranh tôi có trong đầu.” Giao hưởng Lãng mạn được đánh giá là đã đạt đến một sự thống nhất một cách chưa có tiền lệ của âm nhạc chương trình.
Bruckner bị cô lập ở Vienna, vì ông đã “làm bạn” và là “kẻ sùng bái” Wagner. Trong cuộc chiến tranh Brahms – Wagner, giai đoạn khốc liệt nhất của “Chiến tranh thời Lãng mạn”, Vienna chính thánh địa của những người ủng hộ Brahms – mà đứng đầu là nhà phê bình Eduard Hanslick. Giới phê bình thành Vienna với quyền lực của Hanslick đã vùi dập gần như mọi thứ mà Bruckner có. Danh tiếng thì nhỏ nhoi, tiền bạc lại càng thiếu thốn. Trong một bức thư gửi cho bạn năm 1875, Bruckner viết: “Tôi chỉ có duy nhất một chỗ trong nhạc viện, ngoài dạy học, tôi không có khoản thu nhập nào khác. Tôi phải đi vay tiền hết lần này đến lần khác nếu không muốn chết đói. Và Bruckner đã chìm sâu vào thảm kịch với Giao hưởng thứ năm, về sau được gắn với cái tên là Giao hưởng Bi kịch. Chỉ có sống trong bản giao hưởng, Bruckner mới có khả năng đóng vai một người anh hùng chống lại định mệnh. Mười tám năm sau khi hoàn thành tác phẩm mới được trình diễn lần đầu, không phải ở Vienna, và Bruckner cũng chưa bao giờ được nghe nó.
Ngày 16/12/1877, một trong những ngày buồn nhất của lịch sử âm nhạc, Giao hưởng Wagner (Giao hưởng thứ ba) được lên chương trình công diễn ở Vienna. Vì không nhạc trưởng nào dám cầm đũa nên chính Bruckner phải trực tiếp chỉ huy. Ngay trong những phút đầu một số người đứng dậy và dời khỏi khán phòng. Khi tác phẩm kết thúc, phòng hòa nhạc chỉ còn lại mười khán giả, đó là những học trò thân của Bruckner, trong đó có Gustav Mahler đã cố gắng an ủi người thầy đang tuyệt vọng.
Sau ngày đen tối với Giao hưởng Wagner, Bruckner vẫn còn đủ tinh thần để tiếp tục viết Giao hưởng thứ sáu. Như thế với Bruckner, tất cả những vận đen đều chỉ là do Đấng bề trên muốn thử thách niềm tin của ông. Những ngày đó, Hans Richter, học trò của Wagner đã đến thăm ông và đã bị quyến rũ khi đọc được tổng phổ Giao hưởng Lãng mạn. Richters quyết định lên chương trình công diễn tác phẩm và mời Bruckner đến xem buổi tập. Richter đã kể lại sự ngây thơ chất phác của Bruckner: “Khi bản giao hưởng kết thúc, ông ấy đến chỗ tôi, mặt mày hớn hở, ấn một đồng xu vào bàn tay tôi và nói: ‘Cầm lấy và uống một cốc bia cho khỏe!’”. Richter đã nhận lấy đồng xu như một kỷ niệm, ông gắn nó vào dây đeo đồng hồ của mình.
Buổi công diễn Giao hưởng thứ bảy (1886) ở Munich dưới sự chỉ huy của Hermann Levi thậm chí còn là chiến thắng lớn hơn. Vị nhạc trưởng đã gọi bản giao hưởng là một “tác phẩm tuyệt vời”.
Sau lần công diễn đó, Giao hưởng thứ bảy bắt đầu chuyến chinh phục, gặt hái thành công ở nhiều nơi trên thế giới: Cologne, Graz, Chicago, New York, Amsterdam, Budapest, Dresden, và London.
Ngày 18/12/1892, Bruckner có màn trình diễn ấn tượng nhất trong sự nghiệp của ông khi Vienna Philharmonic chơi Giao hưởng thứ tám. Các nhà phê bình đã gọi bản giao hưởng là “đỉnh cao của thế kỷ 19”, “tuyệt tác của phong cách Bruckner”. “Tác phẩm đã vô hiệu hóa mọi sự phê bình, chương Adagio tuyệt đối là một chương nhạc vô song”…
Thời gian này sức khỏe của Bruckner ngày càng xấu đến mức, ông đã không thể đến nhà hát để nghe những tác phẩm của chính mình và chứng kiến những thành công của chúng. Tuy nhiên, chính trong giai đoạn bệnh tật ốm yếu như vậy, Bruckner đã viết nên chương Scherzo của Giao hưởng thứ chín, một chương nhạc có lẽ là đầy sức sống nhất của ông. Bruckner đã vô cùng lo sợ rằng ông không đủ thời gian để hoàn thành nốt bản giao hưởng cuối đời. Bác sỹ của Bruckner khi bước vào phòng ông đã có lần chứng kiến một Bruckner khổ sở đang quỳ gối cầu nguyện: “Lạy Chúa! Hãy cho con một chút sức lực! Người thấy đấy, con cần sức lực để hoàn thành nốt bản giao hưởng này!”
Bruckner đã phải bỏ dở Giao hưởng thứ chín sau khi viết xong chương ba Adagio – một chương nhạc mà ông đã từng nói với những người bạn là “thứ đẹp đẽ nhất mà ông từng viết nên”.
Ngày 11/10/1896, một ngày chủ nhật, Bruckner đã cố gắng ở bên những phác thảo chương cuối Giao hưởng thứ chín của mình trong suốt buổi sáng. Ông trút hơi thở cuối cùng vào khoảng 3 giờ chiều. Và trong đám tang ông, người ta đã trình diễn chương Adagio của Giao hưởng thứ bảy.
Quê hương Bruckner là ngôi làng Ansfelden, không xa thành Linz. Cả bố và ông của Bruckner đều đã dành cả đời để làm thầy giáo ở ngôi làng này. Và người ta đã kỳ vọng sự chào đời của cậu bé Anton vào ngày 4/9/1824 không gì khác hơn là sự xuất hiện của một thầy giáo làng nghèo khó mới.
Anton đã sớm bộc lộ khả năng âm nhạc từ năm 4 tuổi, người ta vẫn thường thấy cậu gõ nhịp, huýt sáo và chơi những giai điệu mới mẻ từ cây vĩ cầm nhỏ. Thực hiện nhiệm vụ truyền thống của một thầy giáo làng, bố của Anton thường phải chơi organ ở nhà thờ thành ra cậu bé đã có thể chơi loại nhạc cụ một cách thành thục từ năm 10 tuổi. Một nhạc công giỏi ở ngôi làng kế bên đã nhận ra tài năng của Anton và nhận dạy cậu bé lý thuyết âm nhạc cũng như đàn organ trong hai năm.
Bruckner đã khởi nghiệp ở một ngôi làng miền núi gần như bị thế giới lãng quên có tên là Windhaag với vị trí của một phụ tá dạy học và người chơi organ. Bruckner đã không hề cảm thấy chán nản đối với cuộc sống nghèo khó và lạc hậu ở miền quê, ngược lại, anh tìm thấy sự vui thú từ việc kéo đàn, nhảy múa và hát những giai điệu quê mùa cùng mọi người. Ít ai có thể ngờ được rằng, các điệu nhảy quê mùa ấy đã trở nên bất tử trong những chương scherzo kiệt xuất của Bruckner sau này.
Anton đã sớm bộc lộ khả năng âm nhạc từ năm 4 tuổi, người ta vẫn thường thấy cậu gõ nhịp, huýt sáo và chơi những giai điệu mới mẻ từ cây vĩ cầm nhỏ. Thực hiện nhiệm vụ truyền thống của một thầy giáo làng, bố của Anton thường phải chơi organ ở nhà thờ thành ra cậu bé đã có thể chơi loại nhạc cụ một cách thành thục từ năm 10 tuổi. Một nhạc công giỏi ở ngôi làng kế bên đã nhận ra tài năng của Anton và nhận dạy cậu bé lý thuyết âm nhạc cũng như đàn organ trong hai năm.
Bruckner đã khởi nghiệp ở một ngôi làng miền núi gần như bị thế giới lãng quên có tên là Windhaag với vị trí của một phụ tá dạy học và người chơi organ. Bruckner đã không hề cảm thấy chán nản đối với cuộc sống nghèo khó và lạc hậu ở miền quê, ngược lại, anh tìm thấy sự vui thú từ việc kéo đàn, nhảy múa và hát những giai điệu quê mùa cùng mọi người. Ít ai có thể ngờ được rằng, các điệu nhảy quê mùa ấy đã trở nên bất tử trong những chương scherzo kiệt xuất của Bruckner sau này.
(Visited 5 times, 1 visits today)