Ăn theo sáng tác
Phê bình văn chương là khoa học vừa là nghệ thuật. Đó là chuyện tưởng ai cũng biết rồi, nhưng nói lại không phải là thừa – nhất là với hiện trạng phê bình đang bị kêu ca của hôm nay.
Là khoa học, nó đòi hỏi người viết bao quát được vấn đề, lập luận vững chắc, dẫn luận phong phú và chính xác bên cạnh, lí giải thuyết phục. Không đạt các tiêu chí đó, người viết chỉ là kẻ hóng hớt tán chuyện đầy vô bổ. Là nghệ thuật bởi, phê bình yêu cầu ở người viết độ nhạy cảm cao với cái mới, có khả năng thẩm định tác phẩm/vấn đề chưa từng được biết/bàn luận tới trước đó; hoặc với tác phẩm/vấn đề đã cũ, anh/chị phải khám phá lối nhìn mới, soi rọi ánh sáng vào những phía tối của chúng. Đứng trước sáng tác phẩm nghệ thuật, người làm phê bình cần huy động cảm quan thiên phú để có thể tiếp cận khía cạnh vi tế nhất của sự thể. Không làm được chuyện này, người làm phê bình chỉ đơn giản là kẻ ăn theo, nói theo.
Ngoài ra nó đòi hỏi người làm phê bình thủ đắc cách diễn đạt linh hoạt cho mỗi vấn đề. Để chính tác phẩm phê bình phải là một công trình nghệ thuật, chứ không còn dừng lại ở một tiểu luận khô khan thiếu sinh khí. Một người làm phê bình viết văn tồi thì chớ làm phê bình, phát biểu của một nhà phê bình thời danh không phải không đáng suy ngẫm.
Yếu tố sau cùng là, nhà phê bình văn học biết suy tư trong chiều hướng đưa nền văn học phát triển ở ngày mai, chứ không phải ngược lại – một phê bình sẵn sàng cho thế hệ hôm nay sáng tạo cái mới trong tâm thế mở ở thời đại toàn cầu hóa.
***
Lâu nay, chúng ta rất ngại đi vào vùng xoáy dễ sa sẩy của sáng tác mới, của hôm nay. Tinh thần ngại phiêu lưu khiến các nhà phê bình luôn tìm chốn trú ẩn an toàn trong miền sáng tác thuộc hệ thẩm mĩ đã quá lạc hậu.
Về hình thức, phê bình chúng ta mãi đứng ở ngưỡng phê bình báo chí; trong đó đại đa số là các bài điểm sách được viết rất qua loa, như thể làm cho xong cái phận sự của đơn đặt hàng, cả ở các báo chuyên. Nơi đó, người đọc không nhìn ra đâu tác phẩm và bút pháp mới mà chỉ thấy sinh hoạt riêng tư của tác giả với những giai thoại được phô bày, lê thê kể lể. Bao nhiêu là giai thoại – rất nhảm nhí!
Cũng có vài tác giả dấn vào phê bình thực hành, nhưng ở đây các nhà phê bình chỉ đề cập đến tác giả-tác phẩm thuộc thế hệ cũ: Đổi mới hay Tiền Đổi mới chẳng hạn và, luôn diễn dịch, thẩm định hiện tượng văn chương bằng con mắt thẩm mĩ cũ.
Phê bình lí thuyết hoàn toàn chưa được biết đến. Một hình thức phê bình mang tính tư tưởng sẵn sàng đánh đổ và cho lưu kho các hệ thẩm mĩ từng thống ngự nền văn học trước đó, một phê bình ý hướng quy phạm hóa cái đẹp mới, và mang ở tự thân khả tính làm thay đổi và mở rộng cách đọc và cách nhìn nhận của chúng ta về văn học. Phê bình như thế làm chùn bước các nhà phê bình ngoan cố trụ lại nơi căn chòi tiền-lí thuyết lỗi thời, gây bất an những người viết còn ẩn nấp trong hang đá sơ khai của sáng tạo. Chúng ta đang thiếu!
Phê bình hôm nay đang thiếu, thiếu và thừa lớn. Thiếu tư thế tự do cần thiết nên thừa sự tránh né, cả nể. Thiếu giữ một khoảng cách cần thiết với đối tượng nên phê bình dễ tạo cảm giác thừa tinh thần phe nhóm, cánh hẩu. Thiếu thẩm quyền chuyên môn, do đó, các nhận xét đều thừa ý kiến vừa xu thời vừa bất cập, tùy tiện. Cuối cùng, thiếu hiểu biết về lao động nghệ thuật của kẻ sáng tạo cùng lòng say mê nghề nghiệp của người làm phê bình, nên thừa bài viết theo sơ đồ sáo ngữ được làm sẵn, ở đó hoàn toàn vắng bóng suy tư (Xem: Theodor W.Adorno, “Về khủng hoảng của phê bình văn học”, Trương Hồng Quang dịch
Bởi thiếu tư tưởng nên, phê bình mãi ăn theo sáng tác, chịu phận làm nô bộc cung cúc tận tụy cho sáng tác. Từ đó ta hay có lối phát biểu ngây thơ rằng, bởi chưa có sáng tác hay nên nền phê bình ta cứ dậm chân tại chỗ.
Chú thích ảnh: Mẹ Hòa Bình- Bửu Chỉ
Ngoài ra nó đòi hỏi người làm phê bình thủ đắc cách diễn đạt linh hoạt cho mỗi vấn đề. Để chính tác phẩm phê bình phải là một công trình nghệ thuật, chứ không còn dừng lại ở một tiểu luận khô khan thiếu sinh khí. Một người làm phê bình viết văn tồi thì chớ làm phê bình, phát biểu của một nhà phê bình thời danh không phải không đáng suy ngẫm.
Yếu tố sau cùng là, nhà phê bình văn học biết suy tư trong chiều hướng đưa nền văn học phát triển ở ngày mai, chứ không phải ngược lại – một phê bình sẵn sàng cho thế hệ hôm nay sáng tạo cái mới trong tâm thế mở ở thời đại toàn cầu hóa.
***
Lâu nay, chúng ta rất ngại đi vào vùng xoáy dễ sa sẩy của sáng tác mới, của hôm nay. Tinh thần ngại phiêu lưu khiến các nhà phê bình luôn tìm chốn trú ẩn an toàn trong miền sáng tác thuộc hệ thẩm mĩ đã quá lạc hậu.
Về hình thức, phê bình chúng ta mãi đứng ở ngưỡng phê bình báo chí; trong đó đại đa số là các bài điểm sách được viết rất qua loa, như thể làm cho xong cái phận sự của đơn đặt hàng, cả ở các báo chuyên. Nơi đó, người đọc không nhìn ra đâu tác phẩm và bút pháp mới mà chỉ thấy sinh hoạt riêng tư của tác giả với những giai thoại được phô bày, lê thê kể lể. Bao nhiêu là giai thoại – rất nhảm nhí!
Cũng có vài tác giả dấn vào phê bình thực hành, nhưng ở đây các nhà phê bình chỉ đề cập đến tác giả-tác phẩm thuộc thế hệ cũ: Đổi mới hay Tiền Đổi mới chẳng hạn và, luôn diễn dịch, thẩm định hiện tượng văn chương bằng con mắt thẩm mĩ cũ.
Phê bình lí thuyết hoàn toàn chưa được biết đến. Một hình thức phê bình mang tính tư tưởng sẵn sàng đánh đổ và cho lưu kho các hệ thẩm mĩ từng thống ngự nền văn học trước đó, một phê bình ý hướng quy phạm hóa cái đẹp mới, và mang ở tự thân khả tính làm thay đổi và mở rộng cách đọc và cách nhìn nhận của chúng ta về văn học. Phê bình như thế làm chùn bước các nhà phê bình ngoan cố trụ lại nơi căn chòi tiền-lí thuyết lỗi thời, gây bất an những người viết còn ẩn nấp trong hang đá sơ khai của sáng tạo. Chúng ta đang thiếu!
Phê bình hôm nay đang thiếu, thiếu và thừa lớn. Thiếu tư thế tự do cần thiết nên thừa sự tránh né, cả nể. Thiếu giữ một khoảng cách cần thiết với đối tượng nên phê bình dễ tạo cảm giác thừa tinh thần phe nhóm, cánh hẩu. Thiếu thẩm quyền chuyên môn, do đó, các nhận xét đều thừa ý kiến vừa xu thời vừa bất cập, tùy tiện. Cuối cùng, thiếu hiểu biết về lao động nghệ thuật của kẻ sáng tạo cùng lòng say mê nghề nghiệp của người làm phê bình, nên thừa bài viết theo sơ đồ sáo ngữ được làm sẵn, ở đó hoàn toàn vắng bóng suy tư (Xem: Theodor W.Adorno, “Về khủng hoảng của phê bình văn học”, Trương Hồng Quang dịch
Bởi thiếu tư tưởng nên, phê bình mãi ăn theo sáng tác, chịu phận làm nô bộc cung cúc tận tụy cho sáng tác. Từ đó ta hay có lối phát biểu ngây thơ rằng, bởi chưa có sáng tác hay nên nền phê bình ta cứ dậm chân tại chỗ.
Chú thích ảnh: Mẹ Hòa Bình- Bửu Chỉ
Inrasara
(Visited 1 times, 1 visits today)