Ánh sắc lung linh
Từng là một sinh viên xuất sắc của Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội, khóa 1978-1983, Nguyễn Linh (sinh 1961) sau khi tốt nghiệp đã rời bỏ bút vẽ lao vào kinh doanh.
Khiếm khuyết đó đã dẫn đến một kết quả, tranh chẳng giống ai, mà lại giống nhiều người. Họa sĩ lại mất thời gian tìm lại mình lần nữa.
Những phong cảnh theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp là kết quả nỗ lực mới này. Nguyễn Linh đã có một âm hưởng riêng, một nhãn quan tốt để nhận thấy hội họa chính là cuộc sống, chứ không phải là cách vẽ. Ông yêu thích và sưu tập các họa sĩ tiền bối như Nguyễn Tư Nghiêm, Trần Lưu Hậu và gốm cổ Lý- Trần, nhận thấy ở đấy tính hiện đại trong vẻ cổ kính riêng biệt, nhận thấy những người như Nguyễn Tư Nghiêm đã nối liền nghệ thuật Lý- Trần, đến đình làng và cũng rất hiện đại. Linh vẽ những bụi cây rậm rạp, những đầm nước lóng lánh, những mặt hồ đầy hoa súng và bèo trong những khổ tranh lớn. Lao động cật lực, quan tâm đến những chi tiết bề mặt và giữ cho bức họa vẻ thống nhất bởi ánh sáng, bởi hòa sắc từ các mảng lớn, hoặc từ sự đan cài nét bút có định hướng. Những bức họa của Nguyễn Linh trở nên lung linh, thâm trầm và có sự hấp dẫn bởi tính trừu tượng toàn thể.
Nghệ thuật có thể bắt đầu bất cứ lúc nào trong cuộc sống, ta trẻ hay già không quan trọng, miễn là cái ta vẽ ra nó thể hiện ta- yêu ghét vui buồn, rồi thể nào cũng tìm thấy tri kỷ.
Nguồn tin: Tia Sáng