Bầu kẻ trộm
- Bầu thì bầu! Như quan huyện đập kinh đường mộc lên mặt kỷ, ông đội trưởng gõ mẩu đá xanh vào cối đá đánh "cách" một tiếng, tiếp theo, ông giơ cao chân hùng hổ đạp một phát lên chiếc cối. Trời nóng quá, nóng đến mụ người. Ngồi chen chúc dưới tán cây hoàng đàn, dân làng người nào người ấy mặt dài thuỗn, không dám thở mạnh. Ông đội nổi đóa:
– Mẹ kiếp, đừng có bảo tôi độc đoán! Cho dân chủ mà cứ ỳ ra! Sao, tôi phải dân chủ thay các người chắc? Ngay cả quan đầu huyện cũng không khệnh khạng đến như thế! Bầu đi, hôm nay mà không bầu ra kẻ nào lấy trộm tải mạch thì không có phơi phóng, gặt hái gì hết. Tết năm nay cho mà ăn cám! Mau lên, ai nghi ai thì bầu, không được trao đổi bàn bạc!
Vẫn không ai hé răng, những khuôn mặt ngơ ngác. Bầu kiểu này quả thật khó!
Đêm qua đội trưởng trực. Sáng sớm kiểm lại thấy mất một tải trong số những tải lúa mạch đã đóng bao. Gọi kế toán, thủ kho đến kiểm lại lần nữa, đúng là mất một bao. Đội trưởng chửi toáng lên, thề bắt bằng được tên trộm cho đi tù. Rà đi soát lại tìm cho ra đầu mối kẻ nào lấy trộm tải lúa mạch. Mọi người xúm vào phân tích: Một, không phải đám phụ nữ, vì không bà nào cô nào vác nổi cái tải trên một tạ. Hai, không phải mấy cậu học sinh người Bắc Kinh, chúng ở nhà tập thể mới xây, không có chỗ cất giấu. Ba, không phải ông đội trưởng, vì đó là phiên ông trực. Xem ra đúng là có kẻ trộm, mà kẻ trộm thì không tự giác khai báo, quân đáng ghét! Ghét thì ghét, có điều không khai thì chẳng làm gì được nhau. Quần chúng càng bàn, ông văng tục càng dữ. Ông cảm thấy uy tín bị sứt mẻ, tên trộm nhè đúng phiên trực của ông để bêu xấu ông. Tức nổ đom đóm mắt, ông nghi ngờ tất cả, nhìn ai cũng cho là kẻ trộm suốt lượt. Điên lên, ông triệu tập toàn thôn, phát động quần chúng bỏ phiếu để tìm ra kẻ đánh cắp tải lúa mạch. Đám phụ nữ không có quyền bầu cử, bế con đứng túm tụm một góc giương mắt nhìn. Đám học sinh cũng không được đi bầu, chúng chuẩn bị sẵn giấy bút, ai nghĩ xong đến rỉ tai liền ghi một phiếu, chỉ ghi tên người bị tình nghi.
Nhưng trời quá nóng, nóng đến mụ cả người. Đám đàn ông trú dưới bóng râm như ngây như dại. Thấy quát tháo chẳng ăn thua, ông đội trưởng đấu dịu:
– Đừng sợ, bầu cử dân chủ, thích bầu ai thì bầu, nghi ai thì bầu người ấy- Ông vỗ ngực- Bầu tôi cũng không sao. Bầu ai không hẳn người đó là kẻ trộm, ta bầu là để tìm manh mối. Bầu đi chứ, bắt đầu từ anh này.
Đội trưởng chỉ vào người đứng gần nhất, kề bên cối đá. Đã chỉ đích danh thì không thể ỳ ra. Vậy là người bắt đầu trống một chỗ, tiếp theo trống chỗ thứ hai, thứ ba… Một con chim khách cuống quýt sà xuống ngọn cây hoàng đàn như muốn góp một phiếu.
Các cử tri tỏ ra nghiêm chỉnh, từng người một bước tới rỉ tai người ghi rồi trịnh trọng lui về chỗ cũ. Cuộc bầu cử khá suôn sẻ, mười bốn người không ai bỏ phiếu trắng. Đám học sinh cười cười, nộp phiếu cho đội trưởng.
Chợt ông đội cau có:
– Hay nhỉ! Mẹ kiếp, các người ghét tôi vậy sao? Té ra bao nhiêu năm tôi làm mướn không công cho các người? Tất cả nhằm vào tôi! Tôi định ăn cắp thì việc gì phải đến tận kho? Lũ khốn, đúng là biết mặt chẳng biết lòng! Tôi là tôi đ.mẹ các người! Đ. tuốt! Tôi đếch làm nữa, cái chức đội trưởng chết tiệt này ai thích thì cứ ôm, để rồi cuối năm lên công xã mà vòi tiền, vòi thóc cứu đói! Để xem ai làm nổi chuyện này? Để rồi xem ai đem về được đồng nào? Mẹ kiếp, có mà đói rã họng!
Ông phẩy tay, bỏ đi.
Đám cử tri ngớ ra, lại vón thành một cục.
– Chà, ai dè nhất trí cao đến thế, tất cả chĩa vào lão!
Ai đó không nhịn được, cười khùng khục. Rồi một trận cười râm ran nổ ra dưới tán cây hoàng đàn, cười chảy nước mắt, bụng đau quặn, đám đàn ông đàn bà nghiêng ngả như giữa đồng gặp bão.
Cười đã, có người chợt băn khoăn:
– Ông ta bỏ đi thì chiều nay ai cắt đặt công việc, lỡ thời vụ thì chết!
– Người không có người cầm trịch, chim không có chim đầu đàn thì không làm nổi việc gì. Một người biết lo bằng kho kẻ biết làm!
Bọn trẻ tỏ ra nông cạn:
– Ông ấy không làm thì ta bầu người khác!
– Bầu ai? Bầu cậu hả? Cuối năm cậu có đem được đồng tiền bát gạo nào về không?
Dân thôn như chợt tỉnh: Công việc gặt hái trước mắt, tiền cứu đói cuối năm, cơm áo gạo tiền đâu phải chuyện đùa. Vừa nãy đúng là quá trớn. Thế là nụ cười vụt tắt, những khuôn mặt lại thuỗn ra. Có tiếng ca cẩm trong đám phụ nữ:
– Chỉ quậy phá là giỏi! Rách chuyện rồi, giờ tính sao?
– Bầy ra thì phải dọn! Các ông hãy bầu lấy một đội trưởng.
– Mỗi tải mạch, mất thì đã mất rồi, ăn thì đã ăn rồi, đáng là bao mà để mất lòng người ta!
Trời nóng quá, nóng đến mụ người. Cánh đàn ông biết lỗi, nhe răng cười gượng, càng cười càng bối rối. Không một ai biết cắt đặt công việc. Khuyết đội trưởng, chỗ trống dưới tán cây hoàng đàn không gì có thể khỏa lấp. Dưới cái nắng gay gắt, những lời ca cẩm lại rộ lên:
– Tiên sư thằng kẻ cắp, ngày khác chẳng lấy, lại nhè đúng phiên ông ta trực!
– Tóm được, nện bể sọ!
– Sục từng nhà, tôi cam đoan tìm thấy tải mạch.
Nhưng căm giận kẻ gian đến mấy, ông đội trưởng vẫn không quay lại, mọi người chỉ còn nước túm tụm dưới tán cây hoàng đàn mà phấp phỏng lo âu.
Một người đề nghị:
– Cử người đến nhà gọi ông ta.
– Cử ai?
Những con người đã nguôi cơn giận lại co cụm một chỗ, mọi người đều sai, ai một mình giơ đầu chịu báng? Liệu có được một câu tử tế hay mười tám đời tổ tông ăn chửi?
– Việc công thì tất cả cùng đi.
Đám người nhộn nhạo. Một người có sáng kiến:
– Cho phụ nữ đi đầu, đám ấy khéo miệng, cười cợt nhấm nháy mới xuôi chuyện!
– Đúng, cho phụ nữ đi đầu.
Những hàm răng lại sáng lóa trên những khuôn mặt đen nhẻm, đám người rục rịch chuyển động kéo theo đám bụi phủi ra từ đít quần. Toàn bộ thôn dân, nữ đi trước, nam theo sau, bước ngoài nắng chói chang. Loáng cái, chỉ còn lại đám học sinh đứng tần ngần dưới tán cây.
Một chú gà trống táo tợn nhảy lên mặt cối, thò mỏ mổ những thứ giắt trong kẽ nứt rồi hất cái mào đẹp lộng lẫy, cong cổ cất tiếng gáy, ngang nhiên như ở chỗ không người.
Vẫn không ai hé răng, những khuôn mặt ngơ ngác. Bầu kiểu này quả thật khó!
Đêm qua đội trưởng trực. Sáng sớm kiểm lại thấy mất một tải trong số những tải lúa mạch đã đóng bao. Gọi kế toán, thủ kho đến kiểm lại lần nữa, đúng là mất một bao. Đội trưởng chửi toáng lên, thề bắt bằng được tên trộm cho đi tù. Rà đi soát lại tìm cho ra đầu mối kẻ nào lấy trộm tải lúa mạch. Mọi người xúm vào phân tích: Một, không phải đám phụ nữ, vì không bà nào cô nào vác nổi cái tải trên một tạ. Hai, không phải mấy cậu học sinh người Bắc Kinh, chúng ở nhà tập thể mới xây, không có chỗ cất giấu. Ba, không phải ông đội trưởng, vì đó là phiên ông trực. Xem ra đúng là có kẻ trộm, mà kẻ trộm thì không tự giác khai báo, quân đáng ghét! Ghét thì ghét, có điều không khai thì chẳng làm gì được nhau. Quần chúng càng bàn, ông văng tục càng dữ. Ông cảm thấy uy tín bị sứt mẻ, tên trộm nhè đúng phiên trực của ông để bêu xấu ông. Tức nổ đom đóm mắt, ông nghi ngờ tất cả, nhìn ai cũng cho là kẻ trộm suốt lượt. Điên lên, ông triệu tập toàn thôn, phát động quần chúng bỏ phiếu để tìm ra kẻ đánh cắp tải lúa mạch. Đám phụ nữ không có quyền bầu cử, bế con đứng túm tụm một góc giương mắt nhìn. Đám học sinh cũng không được đi bầu, chúng chuẩn bị sẵn giấy bút, ai nghĩ xong đến rỉ tai liền ghi một phiếu, chỉ ghi tên người bị tình nghi.
Nhưng trời quá nóng, nóng đến mụ cả người. Đám đàn ông trú dưới bóng râm như ngây như dại. Thấy quát tháo chẳng ăn thua, ông đội trưởng đấu dịu:
– Đừng sợ, bầu cử dân chủ, thích bầu ai thì bầu, nghi ai thì bầu người ấy- Ông vỗ ngực- Bầu tôi cũng không sao. Bầu ai không hẳn người đó là kẻ trộm, ta bầu là để tìm manh mối. Bầu đi chứ, bắt đầu từ anh này.
Đội trưởng chỉ vào người đứng gần nhất, kề bên cối đá. Đã chỉ đích danh thì không thể ỳ ra. Vậy là người bắt đầu trống một chỗ, tiếp theo trống chỗ thứ hai, thứ ba… Một con chim khách cuống quýt sà xuống ngọn cây hoàng đàn như muốn góp một phiếu.
Các cử tri tỏ ra nghiêm chỉnh, từng người một bước tới rỉ tai người ghi rồi trịnh trọng lui về chỗ cũ. Cuộc bầu cử khá suôn sẻ, mười bốn người không ai bỏ phiếu trắng. Đám học sinh cười cười, nộp phiếu cho đội trưởng.
Chợt ông đội cau có:
– Hay nhỉ! Mẹ kiếp, các người ghét tôi vậy sao? Té ra bao nhiêu năm tôi làm mướn không công cho các người? Tất cả nhằm vào tôi! Tôi định ăn cắp thì việc gì phải đến tận kho? Lũ khốn, đúng là biết mặt chẳng biết lòng! Tôi là tôi đ.mẹ các người! Đ. tuốt! Tôi đếch làm nữa, cái chức đội trưởng chết tiệt này ai thích thì cứ ôm, để rồi cuối năm lên công xã mà vòi tiền, vòi thóc cứu đói! Để xem ai làm nổi chuyện này? Để rồi xem ai đem về được đồng nào? Mẹ kiếp, có mà đói rã họng!
Ông phẩy tay, bỏ đi.
Đám cử tri ngớ ra, lại vón thành một cục.
– Chà, ai dè nhất trí cao đến thế, tất cả chĩa vào lão!
Ai đó không nhịn được, cười khùng khục. Rồi một trận cười râm ran nổ ra dưới tán cây hoàng đàn, cười chảy nước mắt, bụng đau quặn, đám đàn ông đàn bà nghiêng ngả như giữa đồng gặp bão.
Cười đã, có người chợt băn khoăn:
– Ông ta bỏ đi thì chiều nay ai cắt đặt công việc, lỡ thời vụ thì chết!
– Người không có người cầm trịch, chim không có chim đầu đàn thì không làm nổi việc gì. Một người biết lo bằng kho kẻ biết làm!
Bọn trẻ tỏ ra nông cạn:
– Ông ấy không làm thì ta bầu người khác!
– Bầu ai? Bầu cậu hả? Cuối năm cậu có đem được đồng tiền bát gạo nào về không?
Dân thôn như chợt tỉnh: Công việc gặt hái trước mắt, tiền cứu đói cuối năm, cơm áo gạo tiền đâu phải chuyện đùa. Vừa nãy đúng là quá trớn. Thế là nụ cười vụt tắt, những khuôn mặt lại thuỗn ra. Có tiếng ca cẩm trong đám phụ nữ:
– Chỉ quậy phá là giỏi! Rách chuyện rồi, giờ tính sao?
– Bầy ra thì phải dọn! Các ông hãy bầu lấy một đội trưởng.
– Mỗi tải mạch, mất thì đã mất rồi, ăn thì đã ăn rồi, đáng là bao mà để mất lòng người ta!
Trời nóng quá, nóng đến mụ người. Cánh đàn ông biết lỗi, nhe răng cười gượng, càng cười càng bối rối. Không một ai biết cắt đặt công việc. Khuyết đội trưởng, chỗ trống dưới tán cây hoàng đàn không gì có thể khỏa lấp. Dưới cái nắng gay gắt, những lời ca cẩm lại rộ lên:
– Tiên sư thằng kẻ cắp, ngày khác chẳng lấy, lại nhè đúng phiên ông ta trực!
– Tóm được, nện bể sọ!
– Sục từng nhà, tôi cam đoan tìm thấy tải mạch.
Nhưng căm giận kẻ gian đến mấy, ông đội trưởng vẫn không quay lại, mọi người chỉ còn nước túm tụm dưới tán cây hoàng đàn mà phấp phỏng lo âu.
Một người đề nghị:
– Cử người đến nhà gọi ông ta.
– Cử ai?
Những con người đã nguôi cơn giận lại co cụm một chỗ, mọi người đều sai, ai một mình giơ đầu chịu báng? Liệu có được một câu tử tế hay mười tám đời tổ tông ăn chửi?
– Việc công thì tất cả cùng đi.
Đám người nhộn nhạo. Một người có sáng kiến:
– Cho phụ nữ đi đầu, đám ấy khéo miệng, cười cợt nhấm nháy mới xuôi chuyện!
– Đúng, cho phụ nữ đi đầu.
Những hàm răng lại sáng lóa trên những khuôn mặt đen nhẻm, đám người rục rịch chuyển động kéo theo đám bụi phủi ra từ đít quần. Toàn bộ thôn dân, nữ đi trước, nam theo sau, bước ngoài nắng chói chang. Loáng cái, chỉ còn lại đám học sinh đứng tần ngần dưới tán cây.
Một chú gà trống táo tợn nhảy lên mặt cối, thò mỏ mổ những thứ giắt trong kẽ nứt rồi hất cái mào đẹp lộng lẫy, cong cổ cất tiếng gáy, ngang nhiên như ở chỗ không người.
Lý Nhuệ
Nguồn tin: Trần Đình Hiến (Dịch từ nguyên bản Trung văn)
(Visited 2 times, 1 visits today)