Blog giống cái gì
Hiện có nhiều ý kiến cho rằng phải có qui chế quản lý blog. Nhưng ngay “blog là gì?” thì chưa có định nghĩa thật thỏa đáng.
Theo dõi các bài bàn về blog và quản lý blog, thấy nhiều người vẫn hiểu blog là “nhật ký điện tử” hay “nhật ký trực tuyến”. Cách hiểu ấy rõ là không hợp, vì blog “quái” lắm chứ không chỉ như nhật ký. Dưới đây là một số cách dùng blog khác với nhật ký:
* Sưu tầm và lưu trữ tư liệu trực tuyến, trong đó có thể có cả hình ảnh, âm thanh, video…
* Ghi chép, trao đổi ý tưởng, thảo luận… phục vụ công việc và các hoạt động khác.
* Vận động thực hiện một nhiệm vụ, công việc gì đó (ví dụ blog Đoàn Kết: http://onlinetoefltest.blogspot.com/ – vận động cứu trợ nạn nhân bão lụt).
* Phục vụ giảng dạy, học tập (như blog “Learning Einglish: http://onlinetoefltest.blogspot.com/).
* Kinh doanh, buôn bán (giới thiệu sản phẩm, bán hàng, nhận phản hồi của khách hàng).
* Đăng tải các tác phẩm văn học, nghệ thuật (văn, thơ, ảnh, nhạc, phim…)
* Đưa tin, phân tích, đưa ra ý kiến về bất cứ chủ đề, đề tài gì (cách nói thế nào, xử phạt ra sao nếu nội dung vi phạm pháp luật lại là chuyện khác)
* Giao lưu, kết bạn, tìm việc…
* Tiếp thị bản thân (mà cũng có thể tiếp thị cho người khác, hoặc tiếp thị hình ảnh Việt Nam chẳng hạn)
* … (chắc còn nữa)
Từng đấy tác dụng mà cứ trói nó vào một cái tên “nhật ký trực tuyến” thì “tội “nó quá. Thử xem một vài định nghĩa hoặc cách hiểu khác xem nào:
“Blog là nhật ký riêng tư khi người viết chỉ viết cho riêng mình” (Cách hiểu của nhà báo Hoàng Nguyên Vũ trong cuộc trao đổi với nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên trên báo TT&VH cuối tuần, 12/10/07. Bài báo này được đăng lại trên blog của Phạm Xuân Nguyên).
Không chắc, vì khi để chế độ “just me” (không public), tôi cũng có thể dùng blog không phải như nhật ký, ví dụ dùng để sưu tầm tư liệu, ghi chép ý tưởng, học tập, đăng tải các tác phẩm văn học, nghệ thuật…
Khi để ở chế độ public, “blog đã thành một công cụ phát ngôn, một phương tiện phát ngôn” (Hoàng Nguyên Vũ, bài đã dẫn).
Không hẳn, vì khi public, tôi có thể dùng nó như một công cụ học tập, kinh doanh, sưu tầm tư liệu, giao lưu kết bạn… Khi tôi không thích phát ngôn thì đừng bắt tôi phát ngôn.
Là phương tiện truyền thông cá nhân?
Cũng không hoàn toàn, vì khi tôi để ở chế độ riêng tư thì không thể xem đó là phương tiện truyền thông. Thậm chí tôi để public thì cũng chưa chắc nó đã mang tính truyền thông. Và cũng không phải cứ cá nhân thì mới dùng blog. Hoàn toàn có thể có (và thực tế đã có) những blog của một nhóm, một lớp, một công ty, một tổ chức… Về kỹ thuật, có thể “set” quyền cho nhiều người viết chung một blog.
Là báo trực tuyến?
Không đúng, vì chẳng có ban biên tập, chẳng có ai là tổng biên tập và cách tổ chức, tiêu chí bài vở, thời gian cập nhật nói chung là khác, chưa nói đến cơ chế cơ quan chủ quản ở Việt Nam. Ấy thế mà nó từng được đề nghị đưa vào Luật Báo chí.
Là website cá nhân?
Gần đúng, nhưng dễ nhầm với các trang web và website truyền thống (ít tính tương tác). Mặt khác, không chỉ có cá nhân mới sử dụng blog. Tôi thử đưa ra một định nghĩa:
Blog là một phương tiện đăng tải, lưu trữ nội dung số trên mạng; phù hợp với đối tượng sử dụng cá nhân hoặc nhóm nhỏ; dễ dàng kết nối với nhau; có thể tương tác với người đọc, người xem, người nghe thông qua chức năng comment…
Xem ra định nghĩa này “mở hơn” một tí, nhưng mà dài quá và cũng không chắc đủ.
Tôi không nghĩ ra được từ/cụm từ nào khác ngắn gọn để gọi cho đáng. Chỉ có một từ có thể dùng mà không phải băn khoăn gì, đó chính là “blog”. Đành vẫn dùng từ của Tây vậy.
Có thể có người thấy blog không được coi là nhật ký thì bức xúc hỏi: “Vậy blog có còn là nhật ký cá nhân nữa hay không?”. Hay chưa, sao blog cứ phải là nhật ký cá nhân? Sao lại bắt thực tế chạy theo định nghĩa (hoặc cách hiểu) của mình như thế?
* Sưu tầm và lưu trữ tư liệu trực tuyến, trong đó có thể có cả hình ảnh, âm thanh, video…
* Ghi chép, trao đổi ý tưởng, thảo luận… phục vụ công việc và các hoạt động khác.
* Vận động thực hiện một nhiệm vụ, công việc gì đó (ví dụ blog Đoàn Kết: http://onlinetoefltest.blogspot.com/ – vận động cứu trợ nạn nhân bão lụt).
* Phục vụ giảng dạy, học tập (như blog “Learning Einglish: http://onlinetoefltest.blogspot.com/).
* Kinh doanh, buôn bán (giới thiệu sản phẩm, bán hàng, nhận phản hồi của khách hàng).
* Đăng tải các tác phẩm văn học, nghệ thuật (văn, thơ, ảnh, nhạc, phim…)
* Đưa tin, phân tích, đưa ra ý kiến về bất cứ chủ đề, đề tài gì (cách nói thế nào, xử phạt ra sao nếu nội dung vi phạm pháp luật lại là chuyện khác)
* Giao lưu, kết bạn, tìm việc…
* Tiếp thị bản thân (mà cũng có thể tiếp thị cho người khác, hoặc tiếp thị hình ảnh Việt Nam chẳng hạn)
* … (chắc còn nữa)
Từng đấy tác dụng mà cứ trói nó vào một cái tên “nhật ký trực tuyến” thì “tội “nó quá. Thử xem một vài định nghĩa hoặc cách hiểu khác xem nào:
“Blog là nhật ký riêng tư khi người viết chỉ viết cho riêng mình” (Cách hiểu của nhà báo Hoàng Nguyên Vũ trong cuộc trao đổi với nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên trên báo TT&VH cuối tuần, 12/10/07. Bài báo này được đăng lại trên blog của Phạm Xuân Nguyên).
Không chắc, vì khi để chế độ “just me” (không public), tôi cũng có thể dùng blog không phải như nhật ký, ví dụ dùng để sưu tầm tư liệu, ghi chép ý tưởng, học tập, đăng tải các tác phẩm văn học, nghệ thuật…
Khi để ở chế độ public, “blog đã thành một công cụ phát ngôn, một phương tiện phát ngôn” (Hoàng Nguyên Vũ, bài đã dẫn).
Không hẳn, vì khi public, tôi có thể dùng nó như một công cụ học tập, kinh doanh, sưu tầm tư liệu, giao lưu kết bạn… Khi tôi không thích phát ngôn thì đừng bắt tôi phát ngôn.
Là phương tiện truyền thông cá nhân?
Cũng không hoàn toàn, vì khi tôi để ở chế độ riêng tư thì không thể xem đó là phương tiện truyền thông. Thậm chí tôi để public thì cũng chưa chắc nó đã mang tính truyền thông. Và cũng không phải cứ cá nhân thì mới dùng blog. Hoàn toàn có thể có (và thực tế đã có) những blog của một nhóm, một lớp, một công ty, một tổ chức… Về kỹ thuật, có thể “set” quyền cho nhiều người viết chung một blog.
Là báo trực tuyến?
Không đúng, vì chẳng có ban biên tập, chẳng có ai là tổng biên tập và cách tổ chức, tiêu chí bài vở, thời gian cập nhật nói chung là khác, chưa nói đến cơ chế cơ quan chủ quản ở Việt Nam. Ấy thế mà nó từng được đề nghị đưa vào Luật Báo chí.
Là website cá nhân?
Gần đúng, nhưng dễ nhầm với các trang web và website truyền thống (ít tính tương tác). Mặt khác, không chỉ có cá nhân mới sử dụng blog. Tôi thử đưa ra một định nghĩa:
Blog là một phương tiện đăng tải, lưu trữ nội dung số trên mạng; phù hợp với đối tượng sử dụng cá nhân hoặc nhóm nhỏ; dễ dàng kết nối với nhau; có thể tương tác với người đọc, người xem, người nghe thông qua chức năng comment…
Xem ra định nghĩa này “mở hơn” một tí, nhưng mà dài quá và cũng không chắc đủ.
Tôi không nghĩ ra được từ/cụm từ nào khác ngắn gọn để gọi cho đáng. Chỉ có một từ có thể dùng mà không phải băn khoăn gì, đó chính là “blog”. Đành vẫn dùng từ của Tây vậy.
Có thể có người thấy blog không được coi là nhật ký thì bức xúc hỏi: “Vậy blog có còn là nhật ký cá nhân nữa hay không?”. Hay chưa, sao blog cứ phải là nhật ký cá nhân? Sao lại bắt thực tế chạy theo định nghĩa (hoặc cách hiểu) của mình như thế?
Nguyễn Hưng
(Visited 2 times, 1 visits today)