Bộ phim chân thực nhất về không gian
Ngay khi bộ phim “Gravity” được công chiếu và thu hút sự quan tâm của đông đảo công chúng, cựu phi hành gia Garrett Reisman đã hào hứng viết một bài nhận xét trên trang quora.com. Bài nhận xét này của ông sau đó đã được nhiều tờ báo đăng lại.
“Gravity” là một bộ phim cuốn hút tuyệt vời, nhưng câu hỏi tôi nhận được nhiều nhất là nó giống thật tới mức nào? Riêng sự quan tâm này của người xem đã cho thấy bộ phim tạo ấn tượng rất xác thực.
Từng có kinh nghiệm bước ra ngoài không gian ba lần, tôi có thể nói rằng bộ phim mô tả chân thực những gì các phi công vũ trụ trải nghiệm trong các cuộc đi bộ ngoài không gian, như hình ảnh Trái Đất khi quan sát qua lớp kính của mũ bảo hộ, những chuyển động và trạng thái vật lý của nhà du hành khi di chuyển ngoài không gian, đặc biệt là sự dễ dàng trong chuyển động và khó khăn khi muốn dừng lại được phản ánh chính xác.
Nhiều chi tiết khác trong phim được mô phỏng đúng thực tế, như khi nhân vật của diễn viên Sandra Bullock bật hai nút để tắt nguồn oxy trong con tàu Soyuz – đó chính xác là hai nút phải bật. Khi muốn điều khiển động cơ di chuyển trong quỹ đạo, cô ta cũng nhấn đúng vào phím cần phải nhấn nhất, đồng thời nhãn hiệu của phím trong phim cũng sát với thực tế. Nội thất của con tàu Soyuz và Trạm Không gian Quốc tế cũng khá chân thực, ngoại trừ một số cấu kiện không nằm đúng vị trí.
Và trên thực tế, những mảnh rác bay lạc ngoài vũ trụ cũng khá nguy hiểm như trong phim đã thể hiện. Trong lần đi bộ ngoài không gian đầu tiên, Rick, một đồng nghiệp của tôi phát hiện thấy một thanh kim loại dày hơn một cm bị một mẩu vụn rác bay lạc bắn thủng, tạo thành lỗ hổng đường kính đúng bằng 1 mm. Nếu chẳng may nó bắn trúng vào người nào đó thì…
Tuy nhiên, điều đáng tiếc là mặc dù bộ phim mô phỏng đúng thực tế trong rất nhiều chi tiết nhưng một số tình tiết lại sai hoàn toàn.
Sai sót lớn nhất là không thể đưa tàu vũ trụ bay giữa các trạm không gian dễ dàng như trong phim, vì sẽ cần đến rất nhiều năng lượng và các tính toán vô cùng tỉ mỉ để con tàu có thể chuyển từ mức quỹ đạo này sang mức quỹ đạo khác. Như chúng ta từng biết về thảm họa của Tàu vũ trụ Columbia, dù được sự hỗ trợ của máy tính, một khoang đẩy chứa đầy nhiên liệu, và hàng trăm kỹ thuật viên dưới mặt đất nhưng con tàu này đã không thể đến đích an toàn tại Trạm Không gian Quốc tế. Vì vậy, không thể muốn đi đâu thì đi như trong phim với một tàu hạ cánh loại nhẹ cùng một bình cứu hỏa.
Mội sai sót lớn khác là trong thực tế nhân vật của Clooney hoàn toàn chẳng cần phải hi sinh mình để cứu đồng nghiệp. Khi anh này bị văng ra ngoài không gian rồi nhân vật của Sandra tóm được sợi dây mà anh ta đang nắm, điều đơn giản anh ta cần làm chỉ là tự thả mình trôi ở đó rồi nhẹ nhàng bay về với một cú giật nhẹ. Đúng như vợ tôi nhận xét khi xem phim, cô nàng nào đã tóm được George Clooney mà còn để tuột mất thì quả là khờ.
Nhưng với tốc độ anh ta văng đi như trong phim thì ngay từ đầu, cô ấy đã không thể nào tóm được. Bạn thử hình dung với trọng lượng của một phi công cùng với bộ đồ phi hành không gian lên tới hơn 200 kg, không ai có thể tóm được sợi dây buộc trên người anh ta trong khi bản thân đang nằm trên một tấm kim loại trơn tuột, đeo một đôi găng tay kềnh càng như giáp sắt thời Trung cổ.
Ngoài ra, các phi công trong phim không hề mặc bỉm hoặc lớp vải làm mát bên dưới bộ đồ phi hành, nên việc nhân vật Clooney có thể ở ngoài không gian lâu hơn kỷ lục của nhà du hành Anatoly là điều phi lý. Chắc hẳn đó sẽ là một bộ đồ phi hành hôi rình.
Một điểm bất hợp lý nữa là những mảnh vụn ở tầng quỹ đạo thấp sẽ không bao giờ chạm được tới những vệ tinh viễn thông cố định. Và còn nhiều những tình tiết không hợp lý khác trong “Gravity” mà chúng ta có thể chỉ ra.
Tuy nhiên, tất cả những sai lệch đó chẳng mấy quan trọng, bởi đây đâu phải là phim tài liệu. Chúng được hư cấu nhằm đưa đẩy cốt truyện và tăng thêm kịch tính, và đây chính là điều bộ phim đã làm được rất tốt.
Từng có kinh nghiệm bước ra ngoài không gian ba lần, tôi có thể nói rằng bộ phim mô tả chân thực những gì các phi công vũ trụ trải nghiệm trong các cuộc đi bộ ngoài không gian, như hình ảnh Trái Đất khi quan sát qua lớp kính của mũ bảo hộ, những chuyển động và trạng thái vật lý của nhà du hành khi di chuyển ngoài không gian, đặc biệt là sự dễ dàng trong chuyển động và khó khăn khi muốn dừng lại được phản ánh chính xác.
Nhiều chi tiết khác trong phim được mô phỏng đúng thực tế, như khi nhân vật của diễn viên Sandra Bullock bật hai nút để tắt nguồn oxy trong con tàu Soyuz – đó chính xác là hai nút phải bật. Khi muốn điều khiển động cơ di chuyển trong quỹ đạo, cô ta cũng nhấn đúng vào phím cần phải nhấn nhất, đồng thời nhãn hiệu của phím trong phim cũng sát với thực tế. Nội thất của con tàu Soyuz và Trạm Không gian Quốc tế cũng khá chân thực, ngoại trừ một số cấu kiện không nằm đúng vị trí.
Và trên thực tế, những mảnh rác bay lạc ngoài vũ trụ cũng khá nguy hiểm như trong phim đã thể hiện. Trong lần đi bộ ngoài không gian đầu tiên, Rick, một đồng nghiệp của tôi phát hiện thấy một thanh kim loại dày hơn một cm bị một mẩu vụn rác bay lạc bắn thủng, tạo thành lỗ hổng đường kính đúng bằng 1 mm. Nếu chẳng may nó bắn trúng vào người nào đó thì…
Tuy nhiên, điều đáng tiếc là mặc dù bộ phim mô phỏng đúng thực tế trong rất nhiều chi tiết nhưng một số tình tiết lại sai hoàn toàn.
Sai sót lớn nhất là không thể đưa tàu vũ trụ bay giữa các trạm không gian dễ dàng như trong phim, vì sẽ cần đến rất nhiều năng lượng và các tính toán vô cùng tỉ mỉ để con tàu có thể chuyển từ mức quỹ đạo này sang mức quỹ đạo khác. Như chúng ta từng biết về thảm họa của Tàu vũ trụ Columbia, dù được sự hỗ trợ của máy tính, một khoang đẩy chứa đầy nhiên liệu, và hàng trăm kỹ thuật viên dưới mặt đất nhưng con tàu này đã không thể đến đích an toàn tại Trạm Không gian Quốc tế. Vì vậy, không thể muốn đi đâu thì đi như trong phim với một tàu hạ cánh loại nhẹ cùng một bình cứu hỏa.
Mội sai sót lớn khác là trong thực tế nhân vật của Clooney hoàn toàn chẳng cần phải hi sinh mình để cứu đồng nghiệp. Khi anh này bị văng ra ngoài không gian rồi nhân vật của Sandra tóm được sợi dây mà anh ta đang nắm, điều đơn giản anh ta cần làm chỉ là tự thả mình trôi ở đó rồi nhẹ nhàng bay về với một cú giật nhẹ. Đúng như vợ tôi nhận xét khi xem phim, cô nàng nào đã tóm được George Clooney mà còn để tuột mất thì quả là khờ.
Nhưng với tốc độ anh ta văng đi như trong phim thì ngay từ đầu, cô ấy đã không thể nào tóm được. Bạn thử hình dung với trọng lượng của một phi công cùng với bộ đồ phi hành không gian lên tới hơn 200 kg, không ai có thể tóm được sợi dây buộc trên người anh ta trong khi bản thân đang nằm trên một tấm kim loại trơn tuột, đeo một đôi găng tay kềnh càng như giáp sắt thời Trung cổ.
Ngoài ra, các phi công trong phim không hề mặc bỉm hoặc lớp vải làm mát bên dưới bộ đồ phi hành, nên việc nhân vật Clooney có thể ở ngoài không gian lâu hơn kỷ lục của nhà du hành Anatoly là điều phi lý. Chắc hẳn đó sẽ là một bộ đồ phi hành hôi rình.
Một điểm bất hợp lý nữa là những mảnh vụn ở tầng quỹ đạo thấp sẽ không bao giờ chạm được tới những vệ tinh viễn thông cố định. Và còn nhiều những tình tiết không hợp lý khác trong “Gravity” mà chúng ta có thể chỉ ra.
Tuy nhiên, tất cả những sai lệch đó chẳng mấy quan trọng, bởi đây đâu phải là phim tài liệu. Chúng được hư cấu nhằm đưa đẩy cốt truyện và tăng thêm kịch tính, và đây chính là điều bộ phim đã làm được rất tốt.
Thanh Xuân lược dịch
(Visited 4 times, 1 visits today)