Bức tranh cuối cùng
Căn phòng vẽ của anh từ ấy chỉ có mình anh ra vào. Mỗi lần bước ra, anh lại khóa chặt cửa. Sở dĩ như thế là vì anh ngấm ngầm giận tôi. Suốt đời tôi sống nhẫn nhịn, vâng lời chồng, cưng con, chiều lòng được cả họ. Vậy mà anh tẩy chay tôi đến thế chỉ vì cái tội dạy con. Hôm ấy, tôi đã đánh thằng Hân gãy một cây roi dâu.
Tôi vừa đánh con vừa khóc như điên dại.
“Có gì nghiêm trọng vậy?”. Khi trở về, nhìn những dấu roi trên tay thằng con, anh hỏi. Sau vườn nhà có một bọng đất sét, thằng Hân đã lấy nặn thành tượng một người nữ lõa lồ, giữa hai bắp vế đầy vun nó còn cẩn thận nhét vào một nắm tóc rối. Tôi mắng con “Mất dạy!”. Hân mếu máo: “Con thấy sao thì làm lại y như vậy mà. Sau lưng nhà mình có mấy cô chiều nào cũng xuống bến sông tắm”. Tôi nghẹn lời. Nó mới mười ba tuổi. Nhìn những mảnh tượng vỡ , anh bảo: “Con rất có hoa tay. Nó còn nhỏ, biết gì là tốt xấu. Sao mình nặng tay như vậy”. “Động trời như thế mà anh còn xem là nhẹ”. Không hiểu vẻ mặt tôi lúc đó thế nào mà anh quay người lại, bỏ vào phòng vẽ đóng sập cửa. Tính anh vẫn vậy, giống như sấm sét, khi bùng lên thì không sao dập tắt nổi.
Thực ra đã lâu rồi, hai vợ chồng rất ít nói với nhau. Tối đến, trước khi ngủ, tôi niệm kinh trước bàn Phật, những lời tụng cứ kéo dài ra, khi tôi vào phòng thì anh đã ngủ. Hồi mới cưới, mỗi lần ôm tôi vào lòng anh thường trêu tôi, bảo tôi trông giống cô bé không thuộc bài phải lên bục giảng. Sau nhiều năm, mỗi lần cố thức đợi tôi, anh không còn nụ cười âu yếm chế giễu ấy nữa. Vẻ chịu đựng của tôi cuối cùng đã làm anh tự ái. Sau chuyện cái tượng của thằng Hân, anh rút về bên phòng vẽ, ngủ luôn bên đó. Sau đó, chúng tôi đã trở lại hòa thuận, nhưng anh cũng không quay về nữa. Nước mắt tôi nhiều đêm chảy ướt gối. Tôi không hiểu điều gì xảy ra. Tôi yêu chồng, một lòng tận tụy với chồng. Vậy mà lúc anh đến gần tôi, một nỗi ghê sợ tự thâm tâm làm tôi chùn lại, như con ốc thu mình vào vỏ cứng…
Hai vợ chồng riêng giữ hai phòng đã là chuyện bình thường trong suốt năm sáu năm. Thế rồi, một tối mùa đông, bỗng anh vào phòng tôi. Đã lâu tôi quen với những đêm thanh tịnh, nên thấy anh bước đến ghé nằm vào bên giường, tôi lùi lại, cảm giác như người ăn chay lâu ngày ngửi thấy mùi tanh thịt cá ở miệng chén. “Ba nằm đây thì để em ra phòng khách ngủ”. Nghe tôi nói thế, anh níu tay tôi. “Đừng, đừng, ngồi lại với anh một chút”. Anh phều phào nói.
Lúc ấy tôi mới thấy bàn tay anh lạnh ngắt, và mặt anh đỏ tía, mắt lạc thần. Tôi kêu thét lên. Những dấu hiệu của một cơn đột quỵ. Vậy là cuối cùng anh đã quay về với tôi, không phải để sống, mà là để chết.
***
Đêm cuối cùng trước cửa phòng cấp cứu hồi sức, tôi đứng lặng, gió lạnh phả từng cơn vào mặt. Gió buốt thấu xương, chẳng biết từ đâu thổi lại? Hình như cơn gió này đã theo tôi suốt một đời rồi. Bạn bè, bà con đến. Tôi bảo: “Anh khá rồi, không sao”. Con trai tôi ngạc nhiên: “Bác sĩ bảo ba con đã trụy mạch rồi. Mẹ không nhớ à?”. Tôi trào nước mắt, úp mặt vào vai con: “Con đừng hỏi, mẹ xin con, để mẹ yên… Mẹ sợ lắm!”
Tôi sợ. Anh đã quay về với tôi. Điều đó đối với tôi có ý nghĩa lớn lắm. Tôi không muốn ai biết giờ chót của anh, sợ e có người nào sẽ đến… Linh cảm đàn bà mách bảo cho tôi những điều chẳng lành… Đúng như vậy, con trai tôi quay ra phía sau bệnh viện để lo thủ tục, quay ra bảo tôi: “Ai vừa vào thăm ba?”. Tôi giật mình. “Ai?”. “Con thấy một người quàng khăn đen che gần hết mặt bước ra”. “Sao mẹ không thấy?”. “Mẹ quên à, phòng này còn có cửa sau”.
Anh trở về nhà trong chiếc quan tài phủ kín hoa. Người ta lấy hết những bức tranh còn lại treo quanh chỗ anh nằm. Hân nhắc tôi: “Mẹ à, trong phòng vẽ của ba chắc còn vài bức nữa”. Tôi nhớ, nhưng căn phòng đã khóa. Nhiều người khuyên phá khóa ra. Tôi bảo: “Đừng”. Căn phòng đó là thế giới riêng của anh, tôi đã cách ly nó với toàn bộ ngôi nhà khi anh còn sống. Giờ đây anh vừa nhắm mắt, tôi sợ kinh động đến nó. Dường như tự thâm tâm, tôi sợ nó sẽ nhập vào ngôi nhà, sẽ giành lại anh, anh giờ đây đã quay về với thế giới của tôi…
Trong ba hôm, những vòng hoa ngập căn phòng lung linh ánh nến. Sao những bông hoa này cũng tươi như hoa cưới của tôi ngày xưa? Anh đang nằm đây, sát bên tôi, im lìm và thanh khiết, không gây cho tôi cảm giác như khi ngửi chiếc chén của người ăn mặn. Qua tấm kính, khuôn mặt anh hướng về tôi, mắt nhắm, thanh thản lạ lùng…
Tôi đưa anh đi. Trầm nhang xông ngát cả khu vườn trước khi giàn cai đám vào rước anh. Hình như chưa bao giờ tôi cảm thấy rõ ràng tôi là vợ anh bằng lúc này, cái cảm giác mà khi anh còn sống tôi đã không hề cảm thấy.
Ngoài bờ rào, một người đàn bà bồng một đứa trẻ đang hướng về phía tôi. Cô ta đang nhìn anh lần cuối, và cũng như tôi, mặt đầy nước mắt. Tôi run lên, vịn tay vào vai con trai, bước đi. Cùng lúc hai nỗi đau trùm lên tim tôi. Cô ta không quàng khăn che mặt nữa, khuôn mặt như phơi ra trước những đôi mắt nhìn soi mói. Đứa trẻ trong tay cô ta ngước đôi mắt thơ ngây nhìn ra chung quanh, chân tay nó khua khoắng không ngừng trong lòng mẹ. Một tiếng “choang” vang lên, người ta đã đập vỡ cái bình gốm thô. Tiếng đập ấy nhằm báo hiệu cho linh hồn biết chẳng còn gì để lưu luyến nữa, và báo hiệu cho cả những người sống biết từ đây cuộc đời đã chuyển sang một chặng khác rồi…
Ngoài bờ rào, người đàn bà và đứa bé nhìn theo. Tôi cảm thấy rất rõ nỗi tủi hổ của họ. Cô ta xin bịt khăn tang, nhưng tôi đã quay đi. Xin hãy hiểu cho tôi .Tôi đã ngậm đắng nuốt cay, nhẫn nhịn gần nửa cuộc đời chỉ để hôm nay đứng ở vị trí này, danh chính ngôn thuận đưa chồng đi lần chót.
***
Một năm sau, khi nhận được giấy toà án mời đến, tôi mới biết Thảo đã đưa đơn xin truy nhận cha cho con mình. Thần kinh tôi vừa mới tạm dịu xuống chợt như đột ngột hoảng loạn. Bên tai tôi đột ngột nghe tiếng “xoảng” khủng khiếp, tiếng xoảng xua đuổi linh hồn, tiếng của chiếc bình vỡ tan.
Tôi chạy vào phòng mình, trùm chăn kín mặt, nghẹn ngào lẩm bẩm: Anh đã quay về rồi mà? Anh đã quay về, ghé lưng nằm trên chiếc giường này, anh là của tôi. Điều đó đối với tôi có ý nghĩa lớn lắm… Con trai tôi đến ngồi bên tôi. “Mẹ nghĩ sao?”. Tôi run run: “Con cứ bàn với luật sư, mẹ không có can đảm nhắc tới chuyện này nữa”.
Tôi không ra tòa. Tôi biết Thảo bồng con đến toà nhiều lần, nhưng vẫn chưa toại nguyện. Luật pháp đòi hỏi phải xét nghiệm ADN, mà muốn con trai tôi chấp nhận thử ADN cùng với đứa bé thì phải có bằng chứng cụ thể thuyết phục được quan tòa… Nhưng sẽ không bao giờ có bằng chứng cụ thể… Chồng tôi không lưu lại một dấu tích gì nói lên ý nguyện của anh về đứa bé… Nhiều người trong số bạn bè của chồng tôi được tòa mời ra làm chứng. Nhưng không một ai tới cả. Trong một thành phố nhỏ, không ai muốn bị đồn đại dính líu tới một chuyện có thể gây tai tiếng. Hơn nữa, họ thương tôi, không muốn làm gì tổn thương tới tôi, một người đã phải chịu đựng cái tính bốc đồng sấm sét của chồng tôi từ lâu lắm rồi…
Ông luật sư của tôi nắm được thế mạnh đó, đã kéo dài vụ này đến hơn ba năm. Con trai tôi trả lời Thảo:
– Nếu không phải con cha tôi mà tôi nhận thì tôi có tội.
– Chỉ cần nhổ một sợi tóc thôi, cậu cũng đủ biết đó là em cậu hay không!
Đành vậy. Nhưng không đơn giản như vậy. Hân bảo tôi: “Con phải đứng về phía mẹ. Mẹ đã khổ nhiều rồi”.
Năm này tiếp năm khác trôi qua. Trên bàn thờ anh, những cây thần tài trong lọ sứ đã vươn cao, xanh ngắt. Năm tháng làm lòng tôi dịu lại. Con trai tôi đã thi đậu kỳ thi công chức. Sáng sáng, tôi ủi sơ mi và cà vạt cho con đi làm, nóng lòng mong con sớm có người chăm sóc. Một đời nữa sẽ sống trong ngôi nhà này… Từ khi anh mất đi, các gallery càng ráo riết tìm mua tranh của anh – Cả một gia tài mà anh để lại, để chuộc những nỗi đau anh đã không tránh được cho chúng tôi khi còn sống…
“Con nghĩ là trong phòng vẽ vẫn còn một số tranh nữa”. Con tôi nói.
Không còn cách gì hơn là phá ổ khóa. Cánh cửa rít lên, mở ra nơi ẩn náu cuối cùng của anh, với những đồ đạc trong phòng: Chiếc ghế đẩu mà anh ngồi vẽ, chiếc sofa đơn độc mà anh nằm năm xưa. Cả giá vẽ cũng phủ đầy bụi… Chừng mười bức tranh còn nằm trên vách, trong những bức tranh ấy, những người đàn bà hiện ra với hoa trái và chim câu, với sông với suối… Rất nhiều người nữ nhưng chỉ có một khuôn mặt.
Trên giá vẽ vẫn còn bức tranh cuối cùng. Cũng khuôn mặt người nữ ấy, trong trạng thái nguyên sơ, với thân thể mịn màng sáng chói giữa hai bên là mặt trăng mặt trời tỏa rạng. Da thịt ấy được thể hiện như suối như đồi, từ đó mọc lên những cây xanh đầy hoa trái… Một thứ ánh sáng rực rỡ và huyền nhiệm phủ khắp trên bức tranh, khiến sự trần truồng không hề mang vẻ dung tục, mà chứa đầy sức cuốn hút từ cội nguồn sự sống.
Tôi từ từ ngồi xuống chiếc sofa. Tôi nhìn xuống tấm thân mảnh khảnh của mình, bỗng như thấy lại những tháng ngày rất xa, xa lắm, khi anh còn nhìn tôi bằng ánh mắt âu yếm chế giễu và bảo tôi là cô bé trả bài chưa thuộc… Trời cho tôi không ít hơn cho những người đàn bà khác, vậy mà tôi lại để hoang hóa cánh đồng của mình đến suốt một đời. Đâu phải lỗi tại tôi, mà tại một mặc cảm gì đó sâu thẳm lắm đã ở trong tôi từ thời thơ dại…
Hân đến ngồi bên tôi. Tôi mở mắt, bảo con:
– Những bức tranh này không phải của mình, con hãy gửi vào trong ấy cho cô Thảo.
Hân ngạc nhiên:
-Việc gì phải thế. Cô ấy chẳng có quyền gì cả!
Tôi nhẹ nhàng, xót xa:
-Nếu không có người đàn bà này, ba con có vẽ được không?
Hân quay lại, phóng một ánh nhìn ghê sợ lên bức tranh khỏa thân. Tôi chợt nhớ tới pho tượng đất năm nào nó nặn ra mà tôi đã đập tan. Có phải khi tôi còn thơ ấu cũng đã có ai gieo vào lòng tôi nỗi ghê sợ truyền kiếp đối với xác thịt con người?
***
Mùa hè năm sau, thấy khỏe trong người, tôi vào Sài Gòn chơi, nhân dịp tìm thăm Thảo.
Hai mẹ con Thảo sống trong căn phòng nhỏ trên tầng năm chung cư. Tôi đến rất sớm vào sáng chủ nhật, đứa trẻ còn ngủ. Một đứa con gái chừng lên sáu, có vầng trán cao với đôi lông mày thanh thoát. Trông đứa bé nằm, khuôn mặt ngăm ngăm, mái tóc quăn quăn, cái cằm và đôi môi ngang ngạnh, tôi bỗng nhớ đến cảm giác mỗi lần nhìn anh nằm ngủ – Như sấm sét còn ngủ trong lòng đất.
Tôi ngồi bênThảo. Hai chúng tôi đều muốn nói nhưng chẳng biết nói gì. Tất cả đã qua rồi… Không còn gì thay đổi được nữa. Không, có một điều: Tôi nói với Thảo, tôi đã khuyên con tôi đồng ý cho thử ADN.
Trái với điều tôi chờ đợi, Thảo nín lặng một giây, rồi bảo tôi:
– Hồi ấy em đã vội vã quấy rối chị. Lẽ ra em phải để cho chị được yên, như ý nguyện của anh lúc còn sống…
Tôi cúi xuống, không muốn Thảo nhìn thấy đôi mắt đỏ.
-Lúc ấy em cứ nóng lòng vì sợ cháu lớn lên lạc mất nguồn cội… Giờ thì em nghĩ lại rồi, không cần phải thử ADN nữa!
Tôi giật mình. Điều gì đã xảy ra? Thảo hiểu ý, bảo tôi:
– Vì cháu đã bắt đầu vẽ.
Cô kéo tấm màn che ở cuối giường, để tôi thấy những bức vẽ màu nước nhỏ ngổn ngang trên nền gạch cũ mòn vẹt. Những bức tranh với màu sắc rực rỡ và mạnh mẽ. Thảo đã tin ở điều gì, tin những bức tranh này có thể chứng minh với người đời rằng những gien của anh đã truyền qua đứa bé? Hay tin là đứa bé lớn lên sẽ tự làm lấy cuộc đời mình, không cần ấn chứng?
Tôi cúi nhìn khuôn mặt thơ ngây và hai bàn tay nhỏ mở ra trong giấc ngủ. Những vân hoa hiện rõ trên tay đứa bé, cũng như trên tay con tôi ngày xưa. Ngày xưa…
Tôi thở dài, đã bao nhiêu nước chảy qua cầu từ hai tiếng ngày xưa, ngày mà tôi còn có anh.
“Có gì nghiêm trọng vậy?”. Khi trở về, nhìn những dấu roi trên tay thằng con, anh hỏi. Sau vườn nhà có một bọng đất sét, thằng Hân đã lấy nặn thành tượng một người nữ lõa lồ, giữa hai bắp vế đầy vun nó còn cẩn thận nhét vào một nắm tóc rối. Tôi mắng con “Mất dạy!”. Hân mếu máo: “Con thấy sao thì làm lại y như vậy mà. Sau lưng nhà mình có mấy cô chiều nào cũng xuống bến sông tắm”. Tôi nghẹn lời. Nó mới mười ba tuổi. Nhìn những mảnh tượng vỡ , anh bảo: “Con rất có hoa tay. Nó còn nhỏ, biết gì là tốt xấu. Sao mình nặng tay như vậy”. “Động trời như thế mà anh còn xem là nhẹ”. Không hiểu vẻ mặt tôi lúc đó thế nào mà anh quay người lại, bỏ vào phòng vẽ đóng sập cửa. Tính anh vẫn vậy, giống như sấm sét, khi bùng lên thì không sao dập tắt nổi.
Thực ra đã lâu rồi, hai vợ chồng rất ít nói với nhau. Tối đến, trước khi ngủ, tôi niệm kinh trước bàn Phật, những lời tụng cứ kéo dài ra, khi tôi vào phòng thì anh đã ngủ. Hồi mới cưới, mỗi lần ôm tôi vào lòng anh thường trêu tôi, bảo tôi trông giống cô bé không thuộc bài phải lên bục giảng. Sau nhiều năm, mỗi lần cố thức đợi tôi, anh không còn nụ cười âu yếm chế giễu ấy nữa. Vẻ chịu đựng của tôi cuối cùng đã làm anh tự ái. Sau chuyện cái tượng của thằng Hân, anh rút về bên phòng vẽ, ngủ luôn bên đó. Sau đó, chúng tôi đã trở lại hòa thuận, nhưng anh cũng không quay về nữa. Nước mắt tôi nhiều đêm chảy ướt gối. Tôi không hiểu điều gì xảy ra. Tôi yêu chồng, một lòng tận tụy với chồng. Vậy mà lúc anh đến gần tôi, một nỗi ghê sợ tự thâm tâm làm tôi chùn lại, như con ốc thu mình vào vỏ cứng…
Hai vợ chồng riêng giữ hai phòng đã là chuyện bình thường trong suốt năm sáu năm. Thế rồi, một tối mùa đông, bỗng anh vào phòng tôi. Đã lâu tôi quen với những đêm thanh tịnh, nên thấy anh bước đến ghé nằm vào bên giường, tôi lùi lại, cảm giác như người ăn chay lâu ngày ngửi thấy mùi tanh thịt cá ở miệng chén. “Ba nằm đây thì để em ra phòng khách ngủ”. Nghe tôi nói thế, anh níu tay tôi. “Đừng, đừng, ngồi lại với anh một chút”. Anh phều phào nói.
Lúc ấy tôi mới thấy bàn tay anh lạnh ngắt, và mặt anh đỏ tía, mắt lạc thần. Tôi kêu thét lên. Những dấu hiệu của một cơn đột quỵ. Vậy là cuối cùng anh đã quay về với tôi, không phải để sống, mà là để chết.
***
Đêm cuối cùng trước cửa phòng cấp cứu hồi sức, tôi đứng lặng, gió lạnh phả từng cơn vào mặt. Gió buốt thấu xương, chẳng biết từ đâu thổi lại? Hình như cơn gió này đã theo tôi suốt một đời rồi. Bạn bè, bà con đến. Tôi bảo: “Anh khá rồi, không sao”. Con trai tôi ngạc nhiên: “Bác sĩ bảo ba con đã trụy mạch rồi. Mẹ không nhớ à?”. Tôi trào nước mắt, úp mặt vào vai con: “Con đừng hỏi, mẹ xin con, để mẹ yên… Mẹ sợ lắm!”
Tôi sợ. Anh đã quay về với tôi. Điều đó đối với tôi có ý nghĩa lớn lắm. Tôi không muốn ai biết giờ chót của anh, sợ e có người nào sẽ đến… Linh cảm đàn bà mách bảo cho tôi những điều chẳng lành… Đúng như vậy, con trai tôi quay ra phía sau bệnh viện để lo thủ tục, quay ra bảo tôi: “Ai vừa vào thăm ba?”. Tôi giật mình. “Ai?”. “Con thấy một người quàng khăn đen che gần hết mặt bước ra”. “Sao mẹ không thấy?”. “Mẹ quên à, phòng này còn có cửa sau”.
Anh trở về nhà trong chiếc quan tài phủ kín hoa. Người ta lấy hết những bức tranh còn lại treo quanh chỗ anh nằm. Hân nhắc tôi: “Mẹ à, trong phòng vẽ của ba chắc còn vài bức nữa”. Tôi nhớ, nhưng căn phòng đã khóa. Nhiều người khuyên phá khóa ra. Tôi bảo: “Đừng”. Căn phòng đó là thế giới riêng của anh, tôi đã cách ly nó với toàn bộ ngôi nhà khi anh còn sống. Giờ đây anh vừa nhắm mắt, tôi sợ kinh động đến nó. Dường như tự thâm tâm, tôi sợ nó sẽ nhập vào ngôi nhà, sẽ giành lại anh, anh giờ đây đã quay về với thế giới của tôi…
Trong ba hôm, những vòng hoa ngập căn phòng lung linh ánh nến. Sao những bông hoa này cũng tươi như hoa cưới của tôi ngày xưa? Anh đang nằm đây, sát bên tôi, im lìm và thanh khiết, không gây cho tôi cảm giác như khi ngửi chiếc chén của người ăn mặn. Qua tấm kính, khuôn mặt anh hướng về tôi, mắt nhắm, thanh thản lạ lùng…
Tôi đưa anh đi. Trầm nhang xông ngát cả khu vườn trước khi giàn cai đám vào rước anh. Hình như chưa bao giờ tôi cảm thấy rõ ràng tôi là vợ anh bằng lúc này, cái cảm giác mà khi anh còn sống tôi đã không hề cảm thấy.
Ngoài bờ rào, một người đàn bà bồng một đứa trẻ đang hướng về phía tôi. Cô ta đang nhìn anh lần cuối, và cũng như tôi, mặt đầy nước mắt. Tôi run lên, vịn tay vào vai con trai, bước đi. Cùng lúc hai nỗi đau trùm lên tim tôi. Cô ta không quàng khăn che mặt nữa, khuôn mặt như phơi ra trước những đôi mắt nhìn soi mói. Đứa trẻ trong tay cô ta ngước đôi mắt thơ ngây nhìn ra chung quanh, chân tay nó khua khoắng không ngừng trong lòng mẹ. Một tiếng “choang” vang lên, người ta đã đập vỡ cái bình gốm thô. Tiếng đập ấy nhằm báo hiệu cho linh hồn biết chẳng còn gì để lưu luyến nữa, và báo hiệu cho cả những người sống biết từ đây cuộc đời đã chuyển sang một chặng khác rồi…
Ngoài bờ rào, người đàn bà và đứa bé nhìn theo. Tôi cảm thấy rất rõ nỗi tủi hổ của họ. Cô ta xin bịt khăn tang, nhưng tôi đã quay đi. Xin hãy hiểu cho tôi .Tôi đã ngậm đắng nuốt cay, nhẫn nhịn gần nửa cuộc đời chỉ để hôm nay đứng ở vị trí này, danh chính ngôn thuận đưa chồng đi lần chót.
***
Một năm sau, khi nhận được giấy toà án mời đến, tôi mới biết Thảo đã đưa đơn xin truy nhận cha cho con mình. Thần kinh tôi vừa mới tạm dịu xuống chợt như đột ngột hoảng loạn. Bên tai tôi đột ngột nghe tiếng “xoảng” khủng khiếp, tiếng xoảng xua đuổi linh hồn, tiếng của chiếc bình vỡ tan.
Tôi chạy vào phòng mình, trùm chăn kín mặt, nghẹn ngào lẩm bẩm: Anh đã quay về rồi mà? Anh đã quay về, ghé lưng nằm trên chiếc giường này, anh là của tôi. Điều đó đối với tôi có ý nghĩa lớn lắm… Con trai tôi đến ngồi bên tôi. “Mẹ nghĩ sao?”. Tôi run run: “Con cứ bàn với luật sư, mẹ không có can đảm nhắc tới chuyện này nữa”.
Tôi không ra tòa. Tôi biết Thảo bồng con đến toà nhiều lần, nhưng vẫn chưa toại nguyện. Luật pháp đòi hỏi phải xét nghiệm ADN, mà muốn con trai tôi chấp nhận thử ADN cùng với đứa bé thì phải có bằng chứng cụ thể thuyết phục được quan tòa… Nhưng sẽ không bao giờ có bằng chứng cụ thể… Chồng tôi không lưu lại một dấu tích gì nói lên ý nguyện của anh về đứa bé… Nhiều người trong số bạn bè của chồng tôi được tòa mời ra làm chứng. Nhưng không một ai tới cả. Trong một thành phố nhỏ, không ai muốn bị đồn đại dính líu tới một chuyện có thể gây tai tiếng. Hơn nữa, họ thương tôi, không muốn làm gì tổn thương tới tôi, một người đã phải chịu đựng cái tính bốc đồng sấm sét của chồng tôi từ lâu lắm rồi…
Ông luật sư của tôi nắm được thế mạnh đó, đã kéo dài vụ này đến hơn ba năm. Con trai tôi trả lời Thảo:
– Nếu không phải con cha tôi mà tôi nhận thì tôi có tội.
– Chỉ cần nhổ một sợi tóc thôi, cậu cũng đủ biết đó là em cậu hay không!
Đành vậy. Nhưng không đơn giản như vậy. Hân bảo tôi: “Con phải đứng về phía mẹ. Mẹ đã khổ nhiều rồi”.
Năm này tiếp năm khác trôi qua. Trên bàn thờ anh, những cây thần tài trong lọ sứ đã vươn cao, xanh ngắt. Năm tháng làm lòng tôi dịu lại. Con trai tôi đã thi đậu kỳ thi công chức. Sáng sáng, tôi ủi sơ mi và cà vạt cho con đi làm, nóng lòng mong con sớm có người chăm sóc. Một đời nữa sẽ sống trong ngôi nhà này… Từ khi anh mất đi, các gallery càng ráo riết tìm mua tranh của anh – Cả một gia tài mà anh để lại, để chuộc những nỗi đau anh đã không tránh được cho chúng tôi khi còn sống…
“Con nghĩ là trong phòng vẽ vẫn còn một số tranh nữa”. Con tôi nói.
Không còn cách gì hơn là phá ổ khóa. Cánh cửa rít lên, mở ra nơi ẩn náu cuối cùng của anh, với những đồ đạc trong phòng: Chiếc ghế đẩu mà anh ngồi vẽ, chiếc sofa đơn độc mà anh nằm năm xưa. Cả giá vẽ cũng phủ đầy bụi… Chừng mười bức tranh còn nằm trên vách, trong những bức tranh ấy, những người đàn bà hiện ra với hoa trái và chim câu, với sông với suối… Rất nhiều người nữ nhưng chỉ có một khuôn mặt.
Trên giá vẽ vẫn còn bức tranh cuối cùng. Cũng khuôn mặt người nữ ấy, trong trạng thái nguyên sơ, với thân thể mịn màng sáng chói giữa hai bên là mặt trăng mặt trời tỏa rạng. Da thịt ấy được thể hiện như suối như đồi, từ đó mọc lên những cây xanh đầy hoa trái… Một thứ ánh sáng rực rỡ và huyền nhiệm phủ khắp trên bức tranh, khiến sự trần truồng không hề mang vẻ dung tục, mà chứa đầy sức cuốn hút từ cội nguồn sự sống.
Tôi từ từ ngồi xuống chiếc sofa. Tôi nhìn xuống tấm thân mảnh khảnh của mình, bỗng như thấy lại những tháng ngày rất xa, xa lắm, khi anh còn nhìn tôi bằng ánh mắt âu yếm chế giễu và bảo tôi là cô bé trả bài chưa thuộc… Trời cho tôi không ít hơn cho những người đàn bà khác, vậy mà tôi lại để hoang hóa cánh đồng của mình đến suốt một đời. Đâu phải lỗi tại tôi, mà tại một mặc cảm gì đó sâu thẳm lắm đã ở trong tôi từ thời thơ dại…
Hân đến ngồi bên tôi. Tôi mở mắt, bảo con:
– Những bức tranh này không phải của mình, con hãy gửi vào trong ấy cho cô Thảo.
Hân ngạc nhiên:
-Việc gì phải thế. Cô ấy chẳng có quyền gì cả!
Tôi nhẹ nhàng, xót xa:
-Nếu không có người đàn bà này, ba con có vẽ được không?
Hân quay lại, phóng một ánh nhìn ghê sợ lên bức tranh khỏa thân. Tôi chợt nhớ tới pho tượng đất năm nào nó nặn ra mà tôi đã đập tan. Có phải khi tôi còn thơ ấu cũng đã có ai gieo vào lòng tôi nỗi ghê sợ truyền kiếp đối với xác thịt con người?
***
Mùa hè năm sau, thấy khỏe trong người, tôi vào Sài Gòn chơi, nhân dịp tìm thăm Thảo.
Hai mẹ con Thảo sống trong căn phòng nhỏ trên tầng năm chung cư. Tôi đến rất sớm vào sáng chủ nhật, đứa trẻ còn ngủ. Một đứa con gái chừng lên sáu, có vầng trán cao với đôi lông mày thanh thoát. Trông đứa bé nằm, khuôn mặt ngăm ngăm, mái tóc quăn quăn, cái cằm và đôi môi ngang ngạnh, tôi bỗng nhớ đến cảm giác mỗi lần nhìn anh nằm ngủ – Như sấm sét còn ngủ trong lòng đất.
Tôi ngồi bênThảo. Hai chúng tôi đều muốn nói nhưng chẳng biết nói gì. Tất cả đã qua rồi… Không còn gì thay đổi được nữa. Không, có một điều: Tôi nói với Thảo, tôi đã khuyên con tôi đồng ý cho thử ADN.
Trái với điều tôi chờ đợi, Thảo nín lặng một giây, rồi bảo tôi:
– Hồi ấy em đã vội vã quấy rối chị. Lẽ ra em phải để cho chị được yên, như ý nguyện của anh lúc còn sống…
Tôi cúi xuống, không muốn Thảo nhìn thấy đôi mắt đỏ.
-Lúc ấy em cứ nóng lòng vì sợ cháu lớn lên lạc mất nguồn cội… Giờ thì em nghĩ lại rồi, không cần phải thử ADN nữa!
Tôi giật mình. Điều gì đã xảy ra? Thảo hiểu ý, bảo tôi:
– Vì cháu đã bắt đầu vẽ.
Cô kéo tấm màn che ở cuối giường, để tôi thấy những bức vẽ màu nước nhỏ ngổn ngang trên nền gạch cũ mòn vẹt. Những bức tranh với màu sắc rực rỡ và mạnh mẽ. Thảo đã tin ở điều gì, tin những bức tranh này có thể chứng minh với người đời rằng những gien của anh đã truyền qua đứa bé? Hay tin là đứa bé lớn lên sẽ tự làm lấy cuộc đời mình, không cần ấn chứng?
Tôi cúi nhìn khuôn mặt thơ ngây và hai bàn tay nhỏ mở ra trong giấc ngủ. Những vân hoa hiện rõ trên tay đứa bé, cũng như trên tay con tôi ngày xưa. Ngày xưa…
Tôi thở dài, đã bao nhiêu nước chảy qua cầu từ hai tiếng ngày xưa, ngày mà tôi còn có anh.
Minh họa: Lê Thiết Cương
Trần Thùy Mai
(Visited 1 times, 1 visits today)