Chiếc nơ hình con bướm
Hồi ấy tôi học tiểu học tại một thị trấn nhỏ ở miền nam nước Anh. Tôi mới 13 tuổi, là cái tuổi các nhà thơ gọi là trái táo xanh có vừa ngọt lại vừa chát. Tôi hung hăng, thích gây gổ, choảng nhau, và ương ngạnh, ai bảo cũng không nghe. Dĩ nhiên thành tích học tập của tôi luôn đội sổ trong lớp. Tôi hư hỏng như thế là do từ nhỏ đã mất bố mẹ
Bố tôi làm thủy thủ tầu viễn dương, trong một lần tầu gặp bão lớn, sóng biển đã nuốt chửng ông, ngay cả xác cũng không tìm thấy. Sau đó mẹ tôi bỏ mặc hai anh em tôi, một mình đến Li-vơ-pun với người tình của bà. Tôi và em gái ở với ông bà nội. Vì không có cha mẹ trông nom nên tôi thường trốn học đi lăng quăng khắp nơi chơi bời nghịch ngợm. Để không bị ai bắt nạt, tôi bắt chước vua võ sĩ quyền Anh A-li (Mohamad Ali), sáng nào cũng tập đấm vào bị cát. Tôi tin vào một chân lý không biết đọc được từ cuốn sách nào đã quên béng tên: nếu muốn không sợ người khác thì trước hết phải làm cho người khác sợ mình đã!
Các thầy cô giáo đều đau đầu vì tôi; tất nhiên họ cũng chẳng thừa hơi quan tâm đến chuyện một đứa trẻ mất bố mẹ thì cần tình thương như thế nào. Trong mắt họ, tôi là đồ nhãi ranh ngu xuẩn, sau này lớn lên sẽ trở thành một thằng mất dạy không có triển vọng gì. Tôi trở nên chai lỳ trước sự lạnh nhạt của thầy cô giáo và sự chế giễu của bè bạn. Tôi thừa nhận mình là một thằng hư hỏng không thể nào tu tỉnh được nữa. Nhưng chỉ cần có dịp là tôi trả thù những người đã làm tôi ghét. Chẳng hạn thầy giáo dạy lý béo như con panh-guanh ấy có lần bị tôi nấp trong bụi cây lấy cà chua ném cho vỡ cả kính. Một hôm, thằng Ha-lem con ông chủ tịch phường dám chửi em gái tôi, thế là tôi rút giầy ra choảng nó bươu cả trán.
Học kỳ ấy có một cô giáo mới tên là Yu-kin-ni-ya đến dạy môn nhạc lớp tôi. Cô có vóc người thanh tú, xinh đẹp mê hồn. Có thể nói không thằng con trai nào trong lớp tôi không thầm yêu cô ấy, dĩ nhiên kể cả tôi nữa. Cô Yu-kin-ni-ya thường ngồi trước cây đàn pi-a-nô vừa đàn vừa hát những bài dân ca Xcôt-len. Tôi nghĩ đó là những điệu nhạc tuyệt vời nhất thế giới. Cô hát như một thiên thần, hay gấp trăm lần các ca sĩ trong dàn đồng ca của nhà thờ. Cô Yu-kin-ni-ya không bao giờ có thái độ phân biệt đối xử với các học trò học kém. Cô không làm như các thầy cô khác, khi lên lớp thường chỉ hỏi các học sinh giỏi mà lờ đi đám học sinh kém. Cô Yu-kin-ni-ya gọi tôi lên hát bài “Ngựa phi trên tuyết”. Nghe tôi hát xong, cô chân thành khen: “Em hát cừ lắm. Giooc-giơ, đúng là em có thiên bẩm âm nhạc. Rất có thể sau này em sẽ trở thành một Len-non (John Lennon) đấy!” Tiếng xì xào bàn tán nổi lên, hình như các bạn không bằng lòng với việc cô giáo khen một “thằng mất dạy” như tôi. Cô Yu-kin-ni-ya có vẻ bực mình nói: “Các em hãy đợi xem, sau này nhất định Gióoc-giơ sẽ gặt hái được những thành tích âm nhạc xuất sắc!”
Từ đó trở đi mỗi lần lên lớp giờ nhạc, bao giờ cô Yu-kin-ni-ya cũng gọi tôi dẫn xướng cho cả lớp hát theo. Các bạn trong lớp mới đầu chưa phục, về sau cũng quen dần. Tôi lĩnh xướng dạy các bạn học một loạt bài hát như bài “Chiếc xe trượt tuyết vui vẻ”, “Đội trưởng du kích”, “Ba nàng công chúa nhỏ xinh”. Dĩ nhiên trước khi lên lớp bao giờ cô cũng gọi tôi đến phòng làm việc, dạy tôi hát theo cô vài lần những bài hát ấy. Dần dần tôi thấy tự tin ở mình, khi làm việc gì tôi không còn hay phá bĩnh như trước. Bạn bè vì thế không còn nhìn tôi bằng con mắt khinh thường nữa. Hôm Lễ Giáng sinh tôi nhận được năm thiếp chúc mừng, trong đó có hai thiếp của các bạn gái!
Tôi điên cuồng thầm yêu trộm nhớ cô Yu-kin-ni-ya. Dù cô ấy hơn tôi ít nhất 10 tuổi, nhưng tôi vẫn mơ ước có ngày được đón cô về nhà mình bằng một chiếc xe ngựa thủy tinh lộng lẫy như kiểu chàng hoàng tử đón nàng công chúa. Tôi bắt đầu đọc những bài thơ tình của Bai-rơn và Xe-li (George Gordon Byron và Percy Bysshe Shelley), nắn nót chép thơ của hai thi sĩ ấy vào một cuốn sổ và định bao giờ chép đủ 100 bài thì sẽ gửi tặng cô giáo Yu-kin-ni-ya.
Thế đấy, một thằng con trai 13 tuổi đã bắt đầu có những xáo động rạo rực của tuổi thanh xuân, trong lòng đầy ắp những suy nghĩ thần bí và hiếu kỳ đối với đàn bà. Tôi thích nhìn trộm bộ ngực đầy đặn của cô Yu-kin-ni-ya. Một lần khi đang nhìn ngắm như vậy, tôi có cử chỉ khác thường gì ấy khiến cô để ý đến và hỏi tôi: “Gióoc-giơ, em đang nhìn gì thế?” Tôi đỏ mặt nói lảng đi là tôi nhìn chiếc nơ hình con bươm bướm cô cài trên ngực áo. “À, đấy là con bươm bướm mẹ cô tặng cô đấy, rất đẹp phải không?” Cô mỉm cười hỏi lại. Tôi vội vàng gật đầu lia lịa.
Trong giờ nhạc cuối cùng của học kỳ hai, cô Yu-kin-ni-ya yêu cầu chúng tôi không nhìn sách viết lại trên phổ 5 dòng các nốt nhạc của một bài ca. Lúc gần hết giờ, cô gọi tôi lên ngồi cạnh để ghi điểm bài làm của các bạn trong lớp. Hôm ấy cô Yu-kin-ni-ya mặc một chiếc sơ mi cổ hơi trễ, ngực áo đeo chiếc nơ hình con bươm bướm đúng vào cái chỗ tôi cứ nhìn vào thì lòng rạo rực mê mẩn. Mới đầu tôi còn nghiêm chỉnh làm việc ghi điểm số, nhưng chỉ một lúc sau là tôi thẫn thờ như thằng mất hồn. Cô Yu-kin-ni-ya chống hai tay lên bàn, bộ ngực trắng như tuyết của cô phập phồng hiện lên rõ mồn một ở chỗ cổ áo hở. Tôi bắt đầu trắng trợn liếc mắt nhìn trộm vào chỗ ấy. Càng nhìn tôi càng mê mẩn lú lẫn đến mức quên mất là mình đang ngồi trong lớp học, nhất là ngồi trên bục giảng trước hàng chục cặp mắt của các bạn đang nhìn lên. Rồi chẳng biết thế nào nữa, bàn tay phải của tôi như mất tự chủ rờ rờ lần sang ngực cô Yu-kin-ni-ya. Tiếng xì xầm nổi lên trong lớp học, có bạn huýt sáo ầm ỹ, chỉ có điều cái thằng tôi chó chết vẫn cứ mê mẩn lú lẫn không nghe thấy gì cả.
Như một phản xạ có điều kiện, cô Yu-kin-ni-ya chộp lấy bàn tay tôi khi nó bắt đầu chạm lên ngực cô. Tôi thấy hình như mắt cô ánh lên một chút ngạc nhiên pha tức giận. Tôi tỉnh người ra, rụt tay lại như bị chạm điện, xấu hổ đến mức chỉ muốn chui xuống đất. Nhưng cô Yu-kin-ni-ya đã nhanh chóng nở nụ cười quen thuộc, cô sờ vào cái nơ hình con bướm cài trên ngực áo rồi chụm ngón tay cái với ngón tay trỏ vào nhau giơ lên khoa khoa mấy cái, tươi cười nói với mọi người: “Ồ, con kiến này sao lại dám bò cả lên cái nơ bươm bướm của cô thế nhỉ. Gióoc-giơ, cám ơn em đã giúp cô tóm được chú kiến. Em thấy chưa, đây này, hãy còn một chú nữa kia!” Thế là tiếng xầm xì tắt hẳn, các bạn trong lớp tưởng là có mấy con kiến ấy thật. Các bạn ấy sao có thể nhìn thấy là trong hai ngón tay cô Yu-kin-ni-ya chẳng có quái gì sất!
Sau giờ học nhạc hôm ấy tôi không còn gặp lại cô giáo Yu-kin-ni-ya nữa. Nghe nói cô lên Luân-đôn dạy ở một trường trung học quý tộc. Hôm cô lên đường đi Luân-đôn, nhiều học sinh ra tiễn cô, riêng tôi xấu hổ không đi. Một điều làm tôi ngạc nhiên và vui mừng là cô Yu-kin-ni-ya có nhờ một bạn gái trong lớp chuyển đến cho tôi gói quà của cô, bên trong là mấy cuốn sách nói về sức khoẻ sinh lý tuổi thanh xuân và một bức thư như sau:
Em Gióoc-giơ thân mến,
Em là một trong những học trò thông minh nhất của cô. Sau khi được biết về gia cảnh không may của em, cô đã quyết tâm giúp em xây dựng niềm tin phấn đấu vì một cuộc đời tươi đẹp, và em đã không làm cô thất vọng. Cô rất hài lòng về em đấy. Hôm nọ em đã có một cử chỉ rất ngốc nghếch, nhưng không sao; khi người ta còn trẻ dại thì ai cũng đều có thể phạm sai lầm cả. Cô biết em không có ý định xấu, nhưng em nên đọc kỹ mấy cuốn sách cô gửi tặng em.
Tôi mở bọc giấy, thấy ngay chiếc nơ hình con bướm quen thuộc!
Nhiều năm về sau, tôi đã không phụ lòng mong mỏi của cô giáo Yu-kin-ni-ya – tôi trở thành một nhạc sĩ. Bài hát “Chiếc nơ hình con bướm thủa thơ ấu” do tôi sáng tác được xếp số Một trong bảng xếp hạng âm nhạc mấy tuần liền, nhiều bạn trẻ trai có gái có khi nghe bài này đều rơi lệ, vì bài hát ấy kể lại một chuyện có thật. Câu chuyện ấy nói lên một điều: lòng tự trọng của tuổi thanh xuân mãi mãi là vô giá!
Các thầy cô giáo đều đau đầu vì tôi; tất nhiên họ cũng chẳng thừa hơi quan tâm đến chuyện một đứa trẻ mất bố mẹ thì cần tình thương như thế nào. Trong mắt họ, tôi là đồ nhãi ranh ngu xuẩn, sau này lớn lên sẽ trở thành một thằng mất dạy không có triển vọng gì. Tôi trở nên chai lỳ trước sự lạnh nhạt của thầy cô giáo và sự chế giễu của bè bạn. Tôi thừa nhận mình là một thằng hư hỏng không thể nào tu tỉnh được nữa. Nhưng chỉ cần có dịp là tôi trả thù những người đã làm tôi ghét. Chẳng hạn thầy giáo dạy lý béo như con panh-guanh ấy có lần bị tôi nấp trong bụi cây lấy cà chua ném cho vỡ cả kính. Một hôm, thằng Ha-lem con ông chủ tịch phường dám chửi em gái tôi, thế là tôi rút giầy ra choảng nó bươu cả trán.
Học kỳ ấy có một cô giáo mới tên là Yu-kin-ni-ya đến dạy môn nhạc lớp tôi. Cô có vóc người thanh tú, xinh đẹp mê hồn. Có thể nói không thằng con trai nào trong lớp tôi không thầm yêu cô ấy, dĩ nhiên kể cả tôi nữa. Cô Yu-kin-ni-ya thường ngồi trước cây đàn pi-a-nô vừa đàn vừa hát những bài dân ca Xcôt-len. Tôi nghĩ đó là những điệu nhạc tuyệt vời nhất thế giới. Cô hát như một thiên thần, hay gấp trăm lần các ca sĩ trong dàn đồng ca của nhà thờ. Cô Yu-kin-ni-ya không bao giờ có thái độ phân biệt đối xử với các học trò học kém. Cô không làm như các thầy cô khác, khi lên lớp thường chỉ hỏi các học sinh giỏi mà lờ đi đám học sinh kém. Cô Yu-kin-ni-ya gọi tôi lên hát bài “Ngựa phi trên tuyết”. Nghe tôi hát xong, cô chân thành khen: “Em hát cừ lắm. Giooc-giơ, đúng là em có thiên bẩm âm nhạc. Rất có thể sau này em sẽ trở thành một Len-non (John Lennon) đấy!” Tiếng xì xào bàn tán nổi lên, hình như các bạn không bằng lòng với việc cô giáo khen một “thằng mất dạy” như tôi. Cô Yu-kin-ni-ya có vẻ bực mình nói: “Các em hãy đợi xem, sau này nhất định Gióoc-giơ sẽ gặt hái được những thành tích âm nhạc xuất sắc!”
Từ đó trở đi mỗi lần lên lớp giờ nhạc, bao giờ cô Yu-kin-ni-ya cũng gọi tôi dẫn xướng cho cả lớp hát theo. Các bạn trong lớp mới đầu chưa phục, về sau cũng quen dần. Tôi lĩnh xướng dạy các bạn học một loạt bài hát như bài “Chiếc xe trượt tuyết vui vẻ”, “Đội trưởng du kích”, “Ba nàng công chúa nhỏ xinh”. Dĩ nhiên trước khi lên lớp bao giờ cô cũng gọi tôi đến phòng làm việc, dạy tôi hát theo cô vài lần những bài hát ấy. Dần dần tôi thấy tự tin ở mình, khi làm việc gì tôi không còn hay phá bĩnh như trước. Bạn bè vì thế không còn nhìn tôi bằng con mắt khinh thường nữa. Hôm Lễ Giáng sinh tôi nhận được năm thiếp chúc mừng, trong đó có hai thiếp của các bạn gái!
Tôi điên cuồng thầm yêu trộm nhớ cô Yu-kin-ni-ya. Dù cô ấy hơn tôi ít nhất 10 tuổi, nhưng tôi vẫn mơ ước có ngày được đón cô về nhà mình bằng một chiếc xe ngựa thủy tinh lộng lẫy như kiểu chàng hoàng tử đón nàng công chúa. Tôi bắt đầu đọc những bài thơ tình của Bai-rơn và Xe-li (George Gordon Byron và Percy Bysshe Shelley), nắn nót chép thơ của hai thi sĩ ấy vào một cuốn sổ và định bao giờ chép đủ 100 bài thì sẽ gửi tặng cô giáo Yu-kin-ni-ya.
Thế đấy, một thằng con trai 13 tuổi đã bắt đầu có những xáo động rạo rực của tuổi thanh xuân, trong lòng đầy ắp những suy nghĩ thần bí và hiếu kỳ đối với đàn bà. Tôi thích nhìn trộm bộ ngực đầy đặn của cô Yu-kin-ni-ya. Một lần khi đang nhìn ngắm như vậy, tôi có cử chỉ khác thường gì ấy khiến cô để ý đến và hỏi tôi: “Gióoc-giơ, em đang nhìn gì thế?” Tôi đỏ mặt nói lảng đi là tôi nhìn chiếc nơ hình con bươm bướm cô cài trên ngực áo. “À, đấy là con bươm bướm mẹ cô tặng cô đấy, rất đẹp phải không?” Cô mỉm cười hỏi lại. Tôi vội vàng gật đầu lia lịa.
Trong giờ nhạc cuối cùng của học kỳ hai, cô Yu-kin-ni-ya yêu cầu chúng tôi không nhìn sách viết lại trên phổ 5 dòng các nốt nhạc của một bài ca. Lúc gần hết giờ, cô gọi tôi lên ngồi cạnh để ghi điểm bài làm của các bạn trong lớp. Hôm ấy cô Yu-kin-ni-ya mặc một chiếc sơ mi cổ hơi trễ, ngực áo đeo chiếc nơ hình con bươm bướm đúng vào cái chỗ tôi cứ nhìn vào thì lòng rạo rực mê mẩn. Mới đầu tôi còn nghiêm chỉnh làm việc ghi điểm số, nhưng chỉ một lúc sau là tôi thẫn thờ như thằng mất hồn. Cô Yu-kin-ni-ya chống hai tay lên bàn, bộ ngực trắng như tuyết của cô phập phồng hiện lên rõ mồn một ở chỗ cổ áo hở. Tôi bắt đầu trắng trợn liếc mắt nhìn trộm vào chỗ ấy. Càng nhìn tôi càng mê mẩn lú lẫn đến mức quên mất là mình đang ngồi trong lớp học, nhất là ngồi trên bục giảng trước hàng chục cặp mắt của các bạn đang nhìn lên. Rồi chẳng biết thế nào nữa, bàn tay phải của tôi như mất tự chủ rờ rờ lần sang ngực cô Yu-kin-ni-ya. Tiếng xì xầm nổi lên trong lớp học, có bạn huýt sáo ầm ỹ, chỉ có điều cái thằng tôi chó chết vẫn cứ mê mẩn lú lẫn không nghe thấy gì cả.
Như một phản xạ có điều kiện, cô Yu-kin-ni-ya chộp lấy bàn tay tôi khi nó bắt đầu chạm lên ngực cô. Tôi thấy hình như mắt cô ánh lên một chút ngạc nhiên pha tức giận. Tôi tỉnh người ra, rụt tay lại như bị chạm điện, xấu hổ đến mức chỉ muốn chui xuống đất. Nhưng cô Yu-kin-ni-ya đã nhanh chóng nở nụ cười quen thuộc, cô sờ vào cái nơ hình con bướm cài trên ngực áo rồi chụm ngón tay cái với ngón tay trỏ vào nhau giơ lên khoa khoa mấy cái, tươi cười nói với mọi người: “Ồ, con kiến này sao lại dám bò cả lên cái nơ bươm bướm của cô thế nhỉ. Gióoc-giơ, cám ơn em đã giúp cô tóm được chú kiến. Em thấy chưa, đây này, hãy còn một chú nữa kia!” Thế là tiếng xầm xì tắt hẳn, các bạn trong lớp tưởng là có mấy con kiến ấy thật. Các bạn ấy sao có thể nhìn thấy là trong hai ngón tay cô Yu-kin-ni-ya chẳng có quái gì sất!
Sau giờ học nhạc hôm ấy tôi không còn gặp lại cô giáo Yu-kin-ni-ya nữa. Nghe nói cô lên Luân-đôn dạy ở một trường trung học quý tộc. Hôm cô lên đường đi Luân-đôn, nhiều học sinh ra tiễn cô, riêng tôi xấu hổ không đi. Một điều làm tôi ngạc nhiên và vui mừng là cô Yu-kin-ni-ya có nhờ một bạn gái trong lớp chuyển đến cho tôi gói quà của cô, bên trong là mấy cuốn sách nói về sức khoẻ sinh lý tuổi thanh xuân và một bức thư như sau:
Em Gióoc-giơ thân mến,
Em là một trong những học trò thông minh nhất của cô. Sau khi được biết về gia cảnh không may của em, cô đã quyết tâm giúp em xây dựng niềm tin phấn đấu vì một cuộc đời tươi đẹp, và em đã không làm cô thất vọng. Cô rất hài lòng về em đấy. Hôm nọ em đã có một cử chỉ rất ngốc nghếch, nhưng không sao; khi người ta còn trẻ dại thì ai cũng đều có thể phạm sai lầm cả. Cô biết em không có ý định xấu, nhưng em nên đọc kỹ mấy cuốn sách cô gửi tặng em.
Lòng tự tôn tự trọng của con người là thứ quý báu vô giá! Một giáo viên giỏi thì phải biết cách lịch sự bảo vệ lòng tự tôn của các em thiếu niên, chứ không được thô bạo huỷ hoại nó. Bởi lẽ tự tôn tự trọng là động lực mạnh mẽ khiến chúng ta đủ tự tin mỉm cười nhìn cuộc sống.
Cô gửi tặng em chiếc nơ hình con bướm, cô mong rằng em sẽ rất thích nó.
Cô giáo Yu-kin-ni-ya mãi mãi của em.
Tôi mở bọc giấy, thấy ngay chiếc nơ hình con bướm quen thuộc!
Nhiều năm về sau, tôi đã không phụ lòng mong mỏi của cô giáo Yu-kin-ni-ya – tôi trở thành một nhạc sĩ. Bài hát “Chiếc nơ hình con bướm thủa thơ ấu” do tôi sáng tác được xếp số Một trong bảng xếp hạng âm nhạc mấy tuần liền, nhiều bạn trẻ trai có gái có khi nghe bài này đều rơi lệ, vì bài hát ấy kể lại một chuyện có thật. Câu chuyện ấy nói lên một điều: lòng tự trọng của tuổi thanh xuân mãi mãi là vô giá!
Truyện ngắn của Jim Dunn
Nguyễn Hải Hoành dịch qua bản Trung văn
Jim Dunn (Anh)
(Visited 10 times, 1 visits today)