Chơi âm thanh thật khó
Tháng mười một, thời tiết cuối thu, trời se lạnh. Buổi chiều đi dọc phố Bà Triệu thoáng mùi hoa sữa, tôi ghé thăm nhà người bạn làm nghề ảnh: chụp ảnh, chỉnh sửa ảnh, in phóng ảnh, trong nhà lỉnh kỉnh đồ nghề máy móc: chân đèn, giá đỡ, máy ảnh phim, máy ảnh số, máy tính, "phòng" tối, máy in..., cậu bạn vừa tạm đóng cửa hàng, bật ngọn đèn dây tóc 25W mờ mờ ngồi thu mình trước màn hình máy tính
“Tớ rất ghét cái thứ ánh sáng đèn neon vừa lạnh lùng vừa nhợt nhạt, nghe nói loại đèn này có tần số nhấp nháy nhiều và nhanh làm hại mắt nếu phải làm việc lâu dưới ánh sáng của nó”, vừa nói anh bạn vừa chỉ vào màn vi tính: “cậu thấy hình gì đây không? một vài mảnh ảnh chụp cầu Long Biên tớ vừa cắt ra rồi dán lung tung lại với nhau, hì, tớ đang chạy thử một phần mềm tạo ảnh vừa download được về, rồi thức suốt đêm loay hoay cài đặt đấy”. Tôi nhìn vào màn hình, đường nét cầu Long Biên, con thuyền, mặt nước sông Hồng và mây… đan trộn lại với nhau.
Thời còn sinh viên, tan học (và trốn học) về, thỉnh thoảng chúng tôi đạp xe lên cầu Long Biên, ngày ấy cầu vẫn là tuyến đường vượt sông quan trọng nhất của Hà Nội, rất đông đúc, phần lớn là xe đạp mà vẫn thường xuyên tắc ngẽn chỉ vì một, hai cái ôtô cũ rích tự nhiên chết máy, cả ngàn người xếp hàng dọc trên cầu chờ tới lượt mình dắt chiếc xe đạp cũng cà tàng luồn sang bên cạnh ôtô rồi đạp thật nhanh cho thoát hết sang đầu cầu bên kia. Có lần, trong lúc chờ đường tắc, cả bọn kiễng chân nghểnh cổ nhìn mãi lên phía trước không thấy cái ôtô chết máy ở đâu, biết là đoạn tắc chắc chắn ở xa tít đằng… xa, liền yên tâm rủ nhau… hóng gió, ngó xuống nước đếm xem có bao nhiêu chiếc thuyền lừ lừ chạy xuôi và ngược dưới cầu, rồi bàn với nhau về sự tỷ lệ thuận giữa độ dài, tải trọng, và âm thanh (tiếng máy) phát ra từ cuối mỗi con tàu, càng dài, càng chở nặng, thì tiếng máy nổ càng mạnh và gằn, nhất là khi nó cố gắng bơi ngược dòng nước đang chảy nhanh, nghe lạch phạch từng nhát một, nặng đến nỗi như muốn đứt tung ống xả hoặc dứt rời mảnh chân vịt rơi xuống sông.
Bây giờ là lúc mà nhiều người mơ ước việc sở hữu xe hơi, trên đường phố xe máy đã hầu như thay thế xe đạp, những cây cầu mới đã và đang bắc ngang sông Hồng, thì Long Biên quay trở lại với sự thanh bình, người và xe qua thưa thớt. Tôi thường phóng xe máy đến gửi bên chợ Đồng Xuân rồi đi bộ lên cầu, gió sông Hồng buổi đêm mát lạnh, trên cầu bây giờ vừa là luồng giao thông dành cho xe thô sơ, vừa là nơi hẹn hò của nhiều đôi lứa, vừa là tuyến đi bộ tập thể dục của người cao tuổi, lại vừa là nơi hóng mát của vài nhóm khách du lịch tò mò…; và hàng ngày sau 19h tối, nhiều chuyến tàu hỏa lần lượt “bò” qua cầu, tiếng va chạm khủng khiếp của sắt thép giữa một bên là đoàn tầu và một bên là cây cầu mà mỗi bên đều nặng cả trăm ngàn tấn, làm phần lớn “du khách” đang có mặt trên đó phải bịt tai, nhăn mặt. Cây cầu hơn trăm tuổi rung ầm ầm, thảm nhựa và bê tông dưới chân rên lên bần bật, một cảm giác thật mạnh mỗi khi đứng tựa vào thành lancan bằng sắt chứng kiến cả đoàn tàu chầm chậm chạy ngang qua, những khối âm thanh hùng mạnh chuyển động nặng trĩu mà chỉ khi truyền trực tiếp vào tai mới thấy được hết bề dày của nó, mạnh hơn bất kỳ một bản giao hưởng nào, một dàn nhạc nào, hay một bộ techno công suất lớn nào đó…
Tôi đã từng “bày trò” mượn bộ máy thu âm cũ, tự mang lên cầu lắp đặt để tìm cách thu lại hệ âm thanh hùng vĩ ấy, nhưng than ôi, khi xong việc về nhà, nối vào cái ampli cổ với đôi loa thùng tự tạo, thì “thành quả” âm thanh kia biến đi đâu hết, chỉ còn là một mớ tiếng ồn hỗn loạn, nghe phẳng dẹt, mỏng bẹt, và vô cùng… chán, thế mới biết rằng đôi tai mình khi cảm nhận trực tiếp thì không thể có phương tiện gì thay thế được!
Không gì bằng kiếm được tấm vé vào phòng hòa nhạc, trực tiếp thưởng thức sự chuyển động của âm thanh được phát ra từ những nhạc cụ thật và do những nhạc công tài ba chơi, bởi vì công nghệ thu và phát âm hiện nay cho dù dùng chuẩn tương tự (analogue) hay mã số (digital) đều chưa thể đủ để ghi và tái tạo được những âm thanh thực. Dân chơi âm thanh mộc cao cấp (hi-end analogue) cho dù đã đổ nhiều tiền vào hệ thống phát
Âm (đầu đọc đĩa than hay băng cối, qua nhiều tầng tăng âm, hệ thống dây nối và loa phức hợp) rồi nhiều công tìm mua loại đĩa nhựa dày có in dấu “audiophile”, cũng là đang cố gắng tạo cho mình cảm giác như được nghe nhạc “thật”, tất nhiên là hơn đứt lối nghe nhạc qua đĩa CD, nhưng còn xa lắm mới gần được đến cảm giác âm thanh thực trong nhà hát. Mà để nghe được âm thanh thực ở đó cũng không đơn giản, vì âm thanh vang ra hay hoặc dở còn tùy vào cấu trúc và kiến trúc của nhà hát ấy nữa. Trên thế giới đã có những kinh nghiệm thất bại cay đắng, khi một nhà hát xây xong nhưng âm thanh lại bị “câm”, “âm tiếng”, thiếu mất độ vang và độ rộng cần thiết, đôi khi chỉ vì một vài lỗi nhỏ trong cấu trúc và thi công mà phải dừng lại, tạo thêm hệ thống thành vang, vách phản âm, lỗ thoát âm vô cùng phức tạp…
Nghề chơi âm thanh thật lắm công phu. Nghe được nhạc cũng khó lắm. Có người nói rằng “để chiều được đôi tai vừa tốn kém vừa khó hơn chiều cái mắt nhiều lần”, chẳng biết ai nói vậy có đúng hay không, nhưng tôi thì thấy nghề (làm và chơi) âm thanh khó khăn cũng gần như vậy…
Thời còn sinh viên, tan học (và trốn học) về, thỉnh thoảng chúng tôi đạp xe lên cầu Long Biên, ngày ấy cầu vẫn là tuyến đường vượt sông quan trọng nhất của Hà Nội, rất đông đúc, phần lớn là xe đạp mà vẫn thường xuyên tắc ngẽn chỉ vì một, hai cái ôtô cũ rích tự nhiên chết máy, cả ngàn người xếp hàng dọc trên cầu chờ tới lượt mình dắt chiếc xe đạp cũng cà tàng luồn sang bên cạnh ôtô rồi đạp thật nhanh cho thoát hết sang đầu cầu bên kia. Có lần, trong lúc chờ đường tắc, cả bọn kiễng chân nghểnh cổ nhìn mãi lên phía trước không thấy cái ôtô chết máy ở đâu, biết là đoạn tắc chắc chắn ở xa tít đằng… xa, liền yên tâm rủ nhau… hóng gió, ngó xuống nước đếm xem có bao nhiêu chiếc thuyền lừ lừ chạy xuôi và ngược dưới cầu, rồi bàn với nhau về sự tỷ lệ thuận giữa độ dài, tải trọng, và âm thanh (tiếng máy) phát ra từ cuối mỗi con tàu, càng dài, càng chở nặng, thì tiếng máy nổ càng mạnh và gằn, nhất là khi nó cố gắng bơi ngược dòng nước đang chảy nhanh, nghe lạch phạch từng nhát một, nặng đến nỗi như muốn đứt tung ống xả hoặc dứt rời mảnh chân vịt rơi xuống sông.
Bây giờ là lúc mà nhiều người mơ ước việc sở hữu xe hơi, trên đường phố xe máy đã hầu như thay thế xe đạp, những cây cầu mới đã và đang bắc ngang sông Hồng, thì Long Biên quay trở lại với sự thanh bình, người và xe qua thưa thớt. Tôi thường phóng xe máy đến gửi bên chợ Đồng Xuân rồi đi bộ lên cầu, gió sông Hồng buổi đêm mát lạnh, trên cầu bây giờ vừa là luồng giao thông dành cho xe thô sơ, vừa là nơi hẹn hò của nhiều đôi lứa, vừa là tuyến đi bộ tập thể dục của người cao tuổi, lại vừa là nơi hóng mát của vài nhóm khách du lịch tò mò…; và hàng ngày sau 19h tối, nhiều chuyến tàu hỏa lần lượt “bò” qua cầu, tiếng va chạm khủng khiếp của sắt thép giữa một bên là đoàn tầu và một bên là cây cầu mà mỗi bên đều nặng cả trăm ngàn tấn, làm phần lớn “du khách” đang có mặt trên đó phải bịt tai, nhăn mặt. Cây cầu hơn trăm tuổi rung ầm ầm, thảm nhựa và bê tông dưới chân rên lên bần bật, một cảm giác thật mạnh mỗi khi đứng tựa vào thành lancan bằng sắt chứng kiến cả đoàn tàu chầm chậm chạy ngang qua, những khối âm thanh hùng mạnh chuyển động nặng trĩu mà chỉ khi truyền trực tiếp vào tai mới thấy được hết bề dày của nó, mạnh hơn bất kỳ một bản giao hưởng nào, một dàn nhạc nào, hay một bộ techno công suất lớn nào đó…
Tôi đã từng “bày trò” mượn bộ máy thu âm cũ, tự mang lên cầu lắp đặt để tìm cách thu lại hệ âm thanh hùng vĩ ấy, nhưng than ôi, khi xong việc về nhà, nối vào cái ampli cổ với đôi loa thùng tự tạo, thì “thành quả” âm thanh kia biến đi đâu hết, chỉ còn là một mớ tiếng ồn hỗn loạn, nghe phẳng dẹt, mỏng bẹt, và vô cùng… chán, thế mới biết rằng đôi tai mình khi cảm nhận trực tiếp thì không thể có phương tiện gì thay thế được!
Không gì bằng kiếm được tấm vé vào phòng hòa nhạc, trực tiếp thưởng thức sự chuyển động của âm thanh được phát ra từ những nhạc cụ thật và do những nhạc công tài ba chơi, bởi vì công nghệ thu và phát âm hiện nay cho dù dùng chuẩn tương tự (analogue) hay mã số (digital) đều chưa thể đủ để ghi và tái tạo được những âm thanh thực. Dân chơi âm thanh mộc cao cấp (hi-end analogue) cho dù đã đổ nhiều tiền vào hệ thống phát
Âm (đầu đọc đĩa than hay băng cối, qua nhiều tầng tăng âm, hệ thống dây nối và loa phức hợp) rồi nhiều công tìm mua loại đĩa nhựa dày có in dấu “audiophile”, cũng là đang cố gắng tạo cho mình cảm giác như được nghe nhạc “thật”, tất nhiên là hơn đứt lối nghe nhạc qua đĩa CD, nhưng còn xa lắm mới gần được đến cảm giác âm thanh thực trong nhà hát. Mà để nghe được âm thanh thực ở đó cũng không đơn giản, vì âm thanh vang ra hay hoặc dở còn tùy vào cấu trúc và kiến trúc của nhà hát ấy nữa. Trên thế giới đã có những kinh nghiệm thất bại cay đắng, khi một nhà hát xây xong nhưng âm thanh lại bị “câm”, “âm tiếng”, thiếu mất độ vang và độ rộng cần thiết, đôi khi chỉ vì một vài lỗi nhỏ trong cấu trúc và thi công mà phải dừng lại, tạo thêm hệ thống thành vang, vách phản âm, lỗ thoát âm vô cùng phức tạp…
Nghề chơi âm thanh thật lắm công phu. Nghe được nhạc cũng khó lắm. Có người nói rằng “để chiều được đôi tai vừa tốn kém vừa khó hơn chiều cái mắt nhiều lần”, chẳng biết ai nói vậy có đúng hay không, nhưng tôi thì thấy nghề (làm và chơi) âm thanh khó khăn cũng gần như vậy…
Vũ Nhật Tân
(Visited 3 times, 1 visits today)