“Chốn này…” * của Lý Trực Sơn

Lý Trực Sơn học Mỹ thuật từ sơ, trung cấp. Sau đó nhập ngũ, đi chiến trường tham gia giải phóng Miền Nam. Giải ngũ học tiếp đại học. Là sinh viên xuất sắc và được giữ lại Đại học Mỹ thuật Hà Nội dạy khoa sơn mài. Cuối những năm 1980 ông thuộc lớp họa sĩ Đổi mới đầu tiên.

Triển lãm đầu tiên của ông với Nguyễn Quân 1989 đã góp phần đưa giấy Dó thành một chất liệu độc lập độc đáo Việt Nam. Sau đó ông “lang bạt”ở Paris và Berlin gần 10 năm với tư cách một họa sĩ lãng tử, lang thang thực sự để “thâm nhập” văn hóa châu Âu từ đời sống thực tế. Sau 10 năm trở về Hà Nội làm họa sĩ độc lập Lý Trực Sơn bày triển lãm cá nhân đầu tiên ở tuổi 60. Chỉ 22 bức sơn mài vẽ “quá” kỹ càng, kỳ khu theo kiểu truyền thống mẫu mực. Đề tài cũng hết sức quen thuộc với những “câu chuyện nông thôn”. Song nông thôn của các họa sĩ đổi mới là sự tôn vinh nền văn hóa cổ điển dân tộc với những giá trị văn hóa lớn lao đóng góp vào văn hóa nhân loại hơn là một nông thôn lãng mạn, mơ màng của các nghệ sĩ tiền chiến hay một nông thôn mộc mạc, nghèo đói làm một lực lượng cách mạng lớn lao của các họa sĩ, kháng chiến, hiện thực XHCN.
Xin giới thiệu bài viết của Đàm Quang Minh, một trí thức Việt kiều từng “ba cùng” với Lý Trực Sơn ở Paris.
——————————-
*Triển lãm tại Viet Art Centre 42 Yết Kiêu Hà Nội từ 24 đến 30 tháng 9/ 2009

 

Tác phẩm Sông Hồng I của Lý Trực Sơn

Tranh sơn mài của Lý Trực Sơn như bị bao trùm bởi một thứ hoài niệm dân gian. Vừa gần gũi vừa xa vời vợi. Cái e ấp mà phóng khoáng, kín đáo mà trữ tình này làm cho người xem bối rối. Vì nó đưa đến một cảm giác văn hóa lịch sử mà người ta có lẽ đã chờ đợi nhiều ở thi ca và âm nhạc hơn. Bất ngờ sao, nó lại được biểu hiện trong hội họa như của anh?

Tác giả

(Visited 25 times, 1 visits today)