Chuyện về nhà cách tân âm nhạc Mozart
Lục khá lâu trong kho sách gia đình, tôi mới tìm được cuốn "Mô Da" của Bằng Việt do Nhà xuất bản Văn hóa in năm 1978, sách khổ nhỏ, giấy thô ngả vàng, bìa màu ghi nhạt, cho tới nay vẫn là cuốn duy nhất viết về Mozart ở Việt Nam.
Mozart sinh ngày 27 tháng Giêng năm 1756 tại thành phố Salzburg nay thuộc nước áo, bắt đầu học nhạc từ năm lên sáu dưới sự hướng dẫn của người cha Leopold vốn là một nhạc công lão luyện trong dàn nhạc nhà thờ, trong vòng vài năm tiếp theo đó, ông đã đưa Mozart và gia đình sang nhiều thành phố Châu Âu nhằm giúp cậu con trai có cơ hội học hỏi, giao tiếp, và biểu diễn âm nhạc. Từ năm lên mười, Mozart đã nổi tiếng với tay đàn clavier và organ nhà thờ, trong chương trình biểu diễn luôn có phần ngẫu hứng cá nhân rất độc đáo. Năm mười hai tuổi, dưới sự hướng dẫn của cha, Mozart bắt đầu viết những bản đầu tiên cho dàn nhạc và hợp xướng. Kể từ đó cho tới khi mất (ngày 5 tháng Mười Hai năm 1791 tại Vienna thủ đô áo, một cuộc đời 36 tuổi ngắn ngủi), ông đã viết tổng số trên 600 tác phẩm gồm 52 bản giao hưởng, 24 vở nhạc kịch, 55 concertos, 19 sonatas cho piano, 38 sonatas cho violin&piano, 50 tam tấu, tứ tấu, ngũ tấu nhạc cụ, trên 70 ca khúc nghệ thuật (aria, duo, trio), 40 bài hát trữ tình, hàng trăm tiểu phẩm cho độc tấu và hòa tấu nhóm nhạc nhỏ…; một khối lượng công việc đồ sộ và số lượng tác phẩm khổng lồ nếu ta biết rằng để soạn một bản giao hưởng hay một nhạc kịch hoặc một concerto, mỗi nhà soạn nhạc cần trung bình một năm tập trung làm việc!
Âm nhạc Mozart ngày nay được coi là mẫu mực của chủ nghĩa cổ điển, giản dị và nhẹ nhàng, khác với sự sôi nổi trào lên từ các giao hưởng của Beethoven. Tuy vậy, vào những năm giữa thế kỷ 18, giai đoạn chuyển tiếp từ thời kỳ tiền cổ điển của J.S.Bach sang Joseph Haydn đến Mozart, âm nhạc của ông đã từng “bị” coi là “phá khổ”, quá tiên phong, và trong nhiều đêm công diễn đã bị khán giả la ó bỏ về. Một trong những vở nhạc kịch nổi tiếng của ông là “Don Giovanni” hoàn thành năm 1787, trong đêm công diễn đầu tiên giữa năm 1788 tại Vienna với sự có mặt của Hoàng đế áo lừng lẫy thời đó Joseph II, giữa lúc khán giả xôn xao, lắc đầu khó chịu vì sự cách tân mạnh mẽ trong tác phẩm, thì nhà vua đã tuyên một câu được ghi lại trong sử: “… đó là thứ âm nhạc siêu phàm, nhưng điều bất hạnh là đó không phải là món ăn có thể tiêu hóa được, đối với dân thành Vienna của ta.”
Trước đó, từ năm 1783, Mozart đã ấp ủ ý tưởng cải tổ hệ thống nhạc kịch già nua bằng cách kết hợp rồi thay đổi các lối mòn giữa “nhạc kịch kinh viện” (opera seria- theo khuôn khổ khô cứng) và “nhạc kịch hài hước” (opera buffa- những trò đùa bông lơn) nhằm tạo ra những vở mới chân thực, giản dị, và gần với công chúng hơn. Đầu năm 1785, ông tìm được kịch bản “The Marriage of Figaro” (Đám cưới Figaro) rồi miệt mài làm việc cho tới giữa năm 1786 hoàn thành vở nhạc kịch cùng tên. Đầu tháng Năm năm 1786, “The Marriage of Figaro” ra mắt lần đầu tiên tại nhà hát lớn Vienna chật khán giả và họ ngay lập tức bị chia thành hai phe, phe ủng hộ và phe phản đối, bên nào cũng quyết liệt như nhau liên quan đến sự cải cách quá mạnh trong tác phẩm. Đến đêm công diễn lần thứ tám thì tình hình hỗn loạn giữa các bên chống đối nhau lan rộng đến mức hoàng đế Joseph II đã buộc phải ra lệnh ngừng toàn bộ chương trình cho đến khi có một hội đồng nhận định lại tác phẩm.
Vở nhạc kịch cuối đời của Mozart “Cây sáo thần” (Die Zauberflote) hoàn thành năm 1791 còn thể hiện ý tưởng cải cách mạnh hơn nữa. Sau Cách mạng Pháp 1789, tư tưởng “bình đẳng, tự do, bác ái” lan truyền rộng khắp Châu Âu khiến Hoàng đế áo Leopold II lo ngại tung ra chiến dịch đàn áp mạnh mẽ, bản thân Mozart đã từng bị nghi ngờ tham gia Hội Tam điểm và bị quản thúc. Về mặt âm nhạc, lần đầu tiên ông đã tạo được hệ thống chủ đề và âm hình dàn nhạc theo sát những chuyển động nhanh trong phần kịch, mỗi nhân vật được khắc họa rõ tính cách thông qua chủ đề âm nhạc, và toàn bộ dàn nhạc đã được huy động tối đa để nâng đỡ từng giọng ca, tạo nền cho mỗi nhân vật, và hòa tấu cùng dàn hợp xướng thành một khối âm thanh mạnh nhưng mềm mại, lớn nhưng uyển chuyển, đánh dấu một bước chuyển rõ rệt trong nghệ thuật sử dụng hợp xướng và dàn nhạc, một cách mạng về “công nghệ” kiến tạo nghệ thuật và tư tưởng thời kỳ đó. Sự cách tân mạnh mẽ của “Cây sáo thần” không những đã gây tranh cãi trong giới nghệ thuật thành Vienna lúc đó, mà còn dư âm tới khá lâu sau, tới mức mà Goethe, nhà thơ vĩ đại người Đức, phải thốt lên: “phải có kiến thức để hiểu được giá trị của kịch bản và tác phẩm đó, không thì sẽ phủ nhận nó”.
Về phần dàn nhạc, Mozart đã đưa những khúc hòa tấu nhỏ còn ở dạng tùy hứng đến với khuôn khổ và chính ông là người xác lập một dạng cấu trúc tác phẩm hoàn toàn mới vào thời đó, những bản concerto (hòa tấu giữa một nhạc cụ với dàn nhạc) viết theo hình thức sonata. Trong lĩnh vực nhạc hát, ông đã thể nghiệm loại ca khúc một người hát với phần đệm piano, khi đó rất mới lạ với công chúng và phải mất nhiều năm sau mới được phổ biến rộng rãi cho tới khi trở thành mẫu mực tới tận ngày nay, thể loại “ca khúc nghệ thuật”.
Chịu ảnh hưởng âm nhạc của Haydn thời kỳ đầu, Mozart đã viết liền sáu bản tứ tấu cho đàn dây (1728 – 1785) với cấu trúc và tinh thần rất mới, mà sau này trở thành mẫu mực cổ điển cho thể loại tứ tấu đàn dây, không những thế, loạt tác phẩm còn được giới phê bình đánh giá là “sự phát triển của chủ nghĩa lãng mạn chân chính” và là “chiếc cầu nối với tâm hồn Schubert thời kỳ sau. Cũng trong thời gian này, Mozart đã nghiên cứu và xác lập nên hai hình thức Fantasia và Rondeau, là cơ sở cho lý thuyết âm nhạc cổ điển sau này.
Phần lớn cuộc đời Mozart chìm trong cảnh nghèo túng với suất lương của một “nhạc sĩ hầu cận trong triều đình”, ông đã buộc phải viết không ngừng nghỉ và không mệt mỏi vì mưu sinh kiếm sống, rồi trong quá trình đó tìm cách giành giật, co kéo, và nâng những tác phẩm lên với riêng mình để đưa ra công chúng. Một phần lớn trong kho tàng tác phẩm đồ sộ của ông đã chìm lại trong cuộc mưu sinh, những gì còn tới ngày nay đã được thời gian sàng lọc mà trở thành kiệt tác. Cho tới khi ông mất năm 36 tuổi, nỗi giày vò về gia đình, sự nghèo túng, cô độc, đã xóa luôn dấu vết ngôi mộ của ông tại một nghĩa trang không tên ngoại ô thành Vienna. Mãi tới tận ngày nay, người ta vẫn chưa thể xác định được dấu vết cuối cùng của Mozart ở đâu.
Âm nhạc Mozart ngày nay được coi là mẫu mực của chủ nghĩa cổ điển, giản dị và nhẹ nhàng, khác với sự sôi nổi trào lên từ các giao hưởng của Beethoven. Tuy vậy, vào những năm giữa thế kỷ 18, giai đoạn chuyển tiếp từ thời kỳ tiền cổ điển của J.S.Bach sang Joseph Haydn đến Mozart, âm nhạc của ông đã từng “bị” coi là “phá khổ”, quá tiên phong, và trong nhiều đêm công diễn đã bị khán giả la ó bỏ về. Một trong những vở nhạc kịch nổi tiếng của ông là “Don Giovanni” hoàn thành năm 1787, trong đêm công diễn đầu tiên giữa năm 1788 tại Vienna với sự có mặt của Hoàng đế áo lừng lẫy thời đó Joseph II, giữa lúc khán giả xôn xao, lắc đầu khó chịu vì sự cách tân mạnh mẽ trong tác phẩm, thì nhà vua đã tuyên một câu được ghi lại trong sử: “… đó là thứ âm nhạc siêu phàm, nhưng điều bất hạnh là đó không phải là món ăn có thể tiêu hóa được, đối với dân thành Vienna của ta.”
Trước đó, từ năm 1783, Mozart đã ấp ủ ý tưởng cải tổ hệ thống nhạc kịch già nua bằng cách kết hợp rồi thay đổi các lối mòn giữa “nhạc kịch kinh viện” (opera seria- theo khuôn khổ khô cứng) và “nhạc kịch hài hước” (opera buffa- những trò đùa bông lơn) nhằm tạo ra những vở mới chân thực, giản dị, và gần với công chúng hơn. Đầu năm 1785, ông tìm được kịch bản “The Marriage of Figaro” (Đám cưới Figaro) rồi miệt mài làm việc cho tới giữa năm 1786 hoàn thành vở nhạc kịch cùng tên. Đầu tháng Năm năm 1786, “The Marriage of Figaro” ra mắt lần đầu tiên tại nhà hát lớn Vienna chật khán giả và họ ngay lập tức bị chia thành hai phe, phe ủng hộ và phe phản đối, bên nào cũng quyết liệt như nhau liên quan đến sự cải cách quá mạnh trong tác phẩm. Đến đêm công diễn lần thứ tám thì tình hình hỗn loạn giữa các bên chống đối nhau lan rộng đến mức hoàng đế Joseph II đã buộc phải ra lệnh ngừng toàn bộ chương trình cho đến khi có một hội đồng nhận định lại tác phẩm.
Vở nhạc kịch cuối đời của Mozart “Cây sáo thần” (Die Zauberflote) hoàn thành năm 1791 còn thể hiện ý tưởng cải cách mạnh hơn nữa. Sau Cách mạng Pháp 1789, tư tưởng “bình đẳng, tự do, bác ái” lan truyền rộng khắp Châu Âu khiến Hoàng đế áo Leopold II lo ngại tung ra chiến dịch đàn áp mạnh mẽ, bản thân Mozart đã từng bị nghi ngờ tham gia Hội Tam điểm và bị quản thúc. Về mặt âm nhạc, lần đầu tiên ông đã tạo được hệ thống chủ đề và âm hình dàn nhạc theo sát những chuyển động nhanh trong phần kịch, mỗi nhân vật được khắc họa rõ tính cách thông qua chủ đề âm nhạc, và toàn bộ dàn nhạc đã được huy động tối đa để nâng đỡ từng giọng ca, tạo nền cho mỗi nhân vật, và hòa tấu cùng dàn hợp xướng thành một khối âm thanh mạnh nhưng mềm mại, lớn nhưng uyển chuyển, đánh dấu một bước chuyển rõ rệt trong nghệ thuật sử dụng hợp xướng và dàn nhạc, một cách mạng về “công nghệ” kiến tạo nghệ thuật và tư tưởng thời kỳ đó. Sự cách tân mạnh mẽ của “Cây sáo thần” không những đã gây tranh cãi trong giới nghệ thuật thành Vienna lúc đó, mà còn dư âm tới khá lâu sau, tới mức mà Goethe, nhà thơ vĩ đại người Đức, phải thốt lên: “phải có kiến thức để hiểu được giá trị của kịch bản và tác phẩm đó, không thì sẽ phủ nhận nó”.
Về phần dàn nhạc, Mozart đã đưa những khúc hòa tấu nhỏ còn ở dạng tùy hứng đến với khuôn khổ và chính ông là người xác lập một dạng cấu trúc tác phẩm hoàn toàn mới vào thời đó, những bản concerto (hòa tấu giữa một nhạc cụ với dàn nhạc) viết theo hình thức sonata. Trong lĩnh vực nhạc hát, ông đã thể nghiệm loại ca khúc một người hát với phần đệm piano, khi đó rất mới lạ với công chúng và phải mất nhiều năm sau mới được phổ biến rộng rãi cho tới khi trở thành mẫu mực tới tận ngày nay, thể loại “ca khúc nghệ thuật”.
Chịu ảnh hưởng âm nhạc của Haydn thời kỳ đầu, Mozart đã viết liền sáu bản tứ tấu cho đàn dây (1728 – 1785) với cấu trúc và tinh thần rất mới, mà sau này trở thành mẫu mực cổ điển cho thể loại tứ tấu đàn dây, không những thế, loạt tác phẩm còn được giới phê bình đánh giá là “sự phát triển của chủ nghĩa lãng mạn chân chính” và là “chiếc cầu nối với tâm hồn Schubert thời kỳ sau. Cũng trong thời gian này, Mozart đã nghiên cứu và xác lập nên hai hình thức Fantasia và Rondeau, là cơ sở cho lý thuyết âm nhạc cổ điển sau này.
Phần lớn cuộc đời Mozart chìm trong cảnh nghèo túng với suất lương của một “nhạc sĩ hầu cận trong triều đình”, ông đã buộc phải viết không ngừng nghỉ và không mệt mỏi vì mưu sinh kiếm sống, rồi trong quá trình đó tìm cách giành giật, co kéo, và nâng những tác phẩm lên với riêng mình để đưa ra công chúng. Một phần lớn trong kho tàng tác phẩm đồ sộ của ông đã chìm lại trong cuộc mưu sinh, những gì còn tới ngày nay đã được thời gian sàng lọc mà trở thành kiệt tác. Cho tới khi ông mất năm 36 tuổi, nỗi giày vò về gia đình, sự nghèo túng, cô độc, đã xóa luôn dấu vết ngôi mộ của ông tại một nghĩa trang không tên ngoại ô thành Vienna. Mãi tới tận ngày nay, người ta vẫn chưa thể xác định được dấu vết cuối cùng của Mozart ở đâu.
Vũ Nhật Tân
(Visited 3 times, 1 visits today)