Đêm mất ngủ bất hủ
Ông ấy rớt bảng rồi! Chuyện ấy xảy ra cách đây một nghìn hai trăm năm. Tờ giấy yết bảng to và dài như thế nhưng lại không có tên của ông. Ôi! Nó không dung nổi hai chữ “Trương Kế” tên ông. Tên họ của những người thi đỗ viết kín trên tấm bảng, thiên hạ đều biết. Nhưng ông cảm thấy kỳ lạ thay, chính người thi trượt mới là người được thiên hạ biết hơn cả. Việc ấy khiến ông xấu hổ buồn bực.
Phải rời kinh thành thôi! Sau khi mặc cả xong với ông lão lái đò, Trương Kế lên chiếc thuyền con. Theo dự kiến thì lẽ ra sẽ không như thế đâu, lẽ ra bây giờ ông đang dạo phố, tay cầm bó hoa, áo gấm, ngồi trên lưng ngựa. Công phu đèn sách 10 năm thế là công cốc, cả đến một chỗ ngồi trên chiếu rượu mừng cũng không có nữa.
Chiếc thuyền con lao như gió.
Những đốm lửa loang loáng trên bờ sông lạnh lẽo. Tối hôm ấy, thuyền đến Tô Châu, nhưng thành cổ xinh đẹp này bây giờ chỉ còn là một nơi không có chút tình cảm nào với Trương Kế.
Ngoài việc đọc sách thì kẻ thư sinh thì còn biết làm gì vào ban ngày? Còn ban đêm thì sao nhỉ? Đêm thì phải ngủ để lấy sức cho hôm sau tiếp tục đọc sách chứ sao. Có điều, đêm hôm nay là một đêm buồn bã chán chường. Đêm nay tại nơi đất khách quê người, hơi lạnh của mùa thu cho phép kẻ sĩ tử thả hồn lâng lâng theo nỗi buồn man mác. Dòng sông kia có thể chứa hết nước mắt của tất cả những ai không được toại nguyện.
Trong một buổi tối như vậy, Trương Kế đã ngồi yên lắng nghe con tim mình đang bị cái gì đó gặm từng tí một cho đến khi không còn gì nữa. Họ Trương ngồi mở to mắt nhìn cuộc đời mình. Đời ta như ngọn đèn trước gió bão, bao nhiêu sức lực đều đã dồn hết để chống cự, dầu trong bầu đèn sắp cạn, ngọn đèn leo lét có thể tắt ngấm bất cứ lúc nào. Song điều đáng ghét là suốt cả đời mình, ngọn đèn ấy chưa bao giờ bừng sáng một lần!
Dòng sông đã ngủ say. Con thuyền đã yên giấc. Nhà thuyền đã đi ngủ hết rồi. Người trên bờ sông cũng đã đi nằm từ lâu rồi. Chỉ có ông, Trương Kế, thì còn tỉnh. Đêm càng khuya lại càng tỉnh. Tỉnh như chiếc lá khô từ cây rụng xuống, như tổ én khi con én đã bay đi.
Lúc đầu, cơn buồn ngủ xua đuổi ông (có lẽ nửa đời nay đi đâu ông cũng bị xua đuổi). Sau đấy, ông quả quyết: không ngủ thì không ngủ chứ sao, suốt đêm trường tỉnh táo thì ta dứt khoát chiêm nghiệm lại nỗi đau trong lòng mình, có gì không được nhỉ?
Vầng trăng chếch về phía tây, vẻ như hào hứng lắm. Có tiếng chim kêu, giọng khàn khàn, quàng quạc, tiếng của lũ quạ. Tiếng quạ kêu làm cho ánh trăng càng thêm ảm đạm. Chắc là sương đêm đã nhuốm trắng cây cỏ hai bờ sông. Trên bầu trời đêm, những vì sao như giọt sương long lanh, chúng nhấp nhánh một vẻ thê thảm.
Đôi chỗ còn thấy ánh đèn của những chiếc thuyền đánh cả, dân chài đang làm gì vậy? Đang đánh cá chăng? Hoặc đang đánh tôm? Có bao giờ họ buông lưới mà không bắt được con tôm con cá nào không? Ôi, đường đời gian truân lắm! Dù là người đánh cá nhàn hạ nhất cũng chẳng tránh khỏi có lúc phải lao vào nơi đầu sóng ngọn gió, đúng không?
Nhưng được làm việc vất vả như thế cũng là một hạnh phúc chứ! Đêm nay, ánh trăng cứ sáng, sương đêm cứ lạnh, người nào yên tâm thì ngủ ngon, ai làm việc thì làm việc. Chỉ có Trương Kế ta là kẻ trời không quản, đất không dung, đã không có quyền làm việc lại cũng không có phúc được ngủ…
Tiếng chuông vang lên, tiếng chuông chùa Hàn Sơn trong đêm khuya kỳ lạ. Nói chung chùa chiền đều thỉnh chuông vào sáng sớm. Chùa Hàn Sơn đánh “chuông nửa đêm” là để thức tỉnh thế gian. Tiếng chuông bay là là sát mặt nước sông lan đến. Với kẻ khác thì tiếng chuông ấy chỉ là tiếng nhạc trầm trầm mơ hồ trong giấc mộng. Còn với Trương Kế thì mỗi tiếng chuông như đánh vào tâm khảm ông, đánh trúng chỗ hiểm. Tiếng chuông đẹp làm sao, nhưng cái chuông kia có đau hay không?
Đã mất ngủ thì cho mất ngủ luôn. Trương Kế tung chăn ngồi dậy, viết mò trong bóng tối 4 chữ “Phong kiều dạ bạc”. Sau đó chép nốt 28 chữ còn lại. Tôi nói “chép” lại, vì trong lòng ông, 28 chữ ấy đã hiện lên rõ mồn một như giấy trắng mực đen vậy:
Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên
Giang phong ngư hoả đối sầu miên
Cô Tô thành ngoại Hàn Sơn tự
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền
(Bản dịch của thi sĩ Tản Đà) :
Trăng tà chiếc quạ kêu sương
Lửa chài cây bến sầu vương giấc Hồ
Thuyền ai đậu bến Cô Tô
Nửa đêm nghe vẳng chuông chùa Hàn Sơn.
Cảm ơn Thượng Sương! Nếu không có sự việc Trương Kế rớt bảng thì lịch sử thơ ca đã thiếu mất một bài thơ tuyệt hay, và một tâm trạng nào đó của ta sẽ chẳng bao giờ được người khác thổ lộ giúp bằng một câu thơ.
Một nghìn hai trăm năm đã trôi qua. Trên tấm bảng dài dài kia (tức tấm bảng vàng mà Trương Kế không chen nổi vào được ấy) ai từng là trạng nguyên của kỳ thi đó? Ha ha! Cần gì phải biết người đó là ai? Cái tên cần ghi nhớ là “Trương Kế, kẻ rớt bảng”. Liệu có ai nhớ được cảnh trạng nguyên áo gấm vinh quy trong kỳ thi ấy không? Chẳng ai nhớ đâu! Ta chỉ mãi mãi nhớ tới con người chán đời kia trên chiếc thuyền chở khách trong đêm thu ấy cùng cái đêm mất ngủ bất hủ của ông.
Chiếc thuyền con lao như gió.
Những đốm lửa loang loáng trên bờ sông lạnh lẽo. Tối hôm ấy, thuyền đến Tô Châu, nhưng thành cổ xinh đẹp này bây giờ chỉ còn là một nơi không có chút tình cảm nào với Trương Kế.
Ngoài việc đọc sách thì kẻ thư sinh thì còn biết làm gì vào ban ngày? Còn ban đêm thì sao nhỉ? Đêm thì phải ngủ để lấy sức cho hôm sau tiếp tục đọc sách chứ sao. Có điều, đêm hôm nay là một đêm buồn bã chán chường. Đêm nay tại nơi đất khách quê người, hơi lạnh của mùa thu cho phép kẻ sĩ tử thả hồn lâng lâng theo nỗi buồn man mác. Dòng sông kia có thể chứa hết nước mắt của tất cả những ai không được toại nguyện.
Trong một buổi tối như vậy, Trương Kế đã ngồi yên lắng nghe con tim mình đang bị cái gì đó gặm từng tí một cho đến khi không còn gì nữa. Họ Trương ngồi mở to mắt nhìn cuộc đời mình. Đời ta như ngọn đèn trước gió bão, bao nhiêu sức lực đều đã dồn hết để chống cự, dầu trong bầu đèn sắp cạn, ngọn đèn leo lét có thể tắt ngấm bất cứ lúc nào. Song điều đáng ghét là suốt cả đời mình, ngọn đèn ấy chưa bao giờ bừng sáng một lần!
Dòng sông đã ngủ say. Con thuyền đã yên giấc. Nhà thuyền đã đi ngủ hết rồi. Người trên bờ sông cũng đã đi nằm từ lâu rồi. Chỉ có ông, Trương Kế, thì còn tỉnh. Đêm càng khuya lại càng tỉnh. Tỉnh như chiếc lá khô từ cây rụng xuống, như tổ én khi con én đã bay đi.
Lúc đầu, cơn buồn ngủ xua đuổi ông (có lẽ nửa đời nay đi đâu ông cũng bị xua đuổi). Sau đấy, ông quả quyết: không ngủ thì không ngủ chứ sao, suốt đêm trường tỉnh táo thì ta dứt khoát chiêm nghiệm lại nỗi đau trong lòng mình, có gì không được nhỉ?
Vầng trăng chếch về phía tây, vẻ như hào hứng lắm. Có tiếng chim kêu, giọng khàn khàn, quàng quạc, tiếng của lũ quạ. Tiếng quạ kêu làm cho ánh trăng càng thêm ảm đạm. Chắc là sương đêm đã nhuốm trắng cây cỏ hai bờ sông. Trên bầu trời đêm, những vì sao như giọt sương long lanh, chúng nhấp nhánh một vẻ thê thảm.
Đôi chỗ còn thấy ánh đèn của những chiếc thuyền đánh cả, dân chài đang làm gì vậy? Đang đánh cá chăng? Hoặc đang đánh tôm? Có bao giờ họ buông lưới mà không bắt được con tôm con cá nào không? Ôi, đường đời gian truân lắm! Dù là người đánh cá nhàn hạ nhất cũng chẳng tránh khỏi có lúc phải lao vào nơi đầu sóng ngọn gió, đúng không?
Nhưng được làm việc vất vả như thế cũng là một hạnh phúc chứ! Đêm nay, ánh trăng cứ sáng, sương đêm cứ lạnh, người nào yên tâm thì ngủ ngon, ai làm việc thì làm việc. Chỉ có Trương Kế ta là kẻ trời không quản, đất không dung, đã không có quyền làm việc lại cũng không có phúc được ngủ…
Tiếng chuông vang lên, tiếng chuông chùa Hàn Sơn trong đêm khuya kỳ lạ. Nói chung chùa chiền đều thỉnh chuông vào sáng sớm. Chùa Hàn Sơn đánh “chuông nửa đêm” là để thức tỉnh thế gian. Tiếng chuông bay là là sát mặt nước sông lan đến. Với kẻ khác thì tiếng chuông ấy chỉ là tiếng nhạc trầm trầm mơ hồ trong giấc mộng. Còn với Trương Kế thì mỗi tiếng chuông như đánh vào tâm khảm ông, đánh trúng chỗ hiểm. Tiếng chuông đẹp làm sao, nhưng cái chuông kia có đau hay không?
Đã mất ngủ thì cho mất ngủ luôn. Trương Kế tung chăn ngồi dậy, viết mò trong bóng tối 4 chữ “Phong kiều dạ bạc”. Sau đó chép nốt 28 chữ còn lại. Tôi nói “chép” lại, vì trong lòng ông, 28 chữ ấy đã hiện lên rõ mồn một như giấy trắng mực đen vậy:
Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên
Giang phong ngư hoả đối sầu miên
Cô Tô thành ngoại Hàn Sơn tự
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền
(Bản dịch của thi sĩ Tản Đà) :
Trăng tà chiếc quạ kêu sương
Lửa chài cây bến sầu vương giấc Hồ
Thuyền ai đậu bến Cô Tô
Nửa đêm nghe vẳng chuông chùa Hàn Sơn.
Cảm ơn Thượng Sương! Nếu không có sự việc Trương Kế rớt bảng thì lịch sử thơ ca đã thiếu mất một bài thơ tuyệt hay, và một tâm trạng nào đó của ta sẽ chẳng bao giờ được người khác thổ lộ giúp bằng một câu thơ.
Một nghìn hai trăm năm đã trôi qua. Trên tấm bảng dài dài kia (tức tấm bảng vàng mà Trương Kế không chen nổi vào được ấy) ai từng là trạng nguyên của kỳ thi đó? Ha ha! Cần gì phải biết người đó là ai? Cái tên cần ghi nhớ là “Trương Kế, kẻ rớt bảng”. Liệu có ai nhớ được cảnh trạng nguyên áo gấm vinh quy trong kỳ thi ấy không? Chẳng ai nhớ đâu! Ta chỉ mãi mãi nhớ tới con người chán đời kia trên chiếc thuyền chở khách trong đêm thu ấy cùng cái đêm mất ngủ bất hủ của ông.
Nguồn : “Đài cảng văn học tuyển san” 3.1999
Nguyễn Hải Hoành dịch
Nguyễn Hải Hoành dịch
(Visited 5 times, 1 visits today)