Germaine Richier (1902-1959): Sự chuyển động trong ngưng trệ

“Nhân vật của tôi là những sinh vật tự trị. Tự trị và độc lập- đó là những gì tôi nghĩ bức tượng nên là”.

Điêu khắc gia và nhà đồ họa người Pháp Germaine Richier là một trong những phụ nữ đầu tiên trong thế kỷ 20 đã tự tin đi theo con đường của mình- và đây là lĩnh vực điêu khắc có truyền thống được thống trị bởi nam giới. Bà bắt đầu với nền giáo dục nghệ thuật cổ truyền, đầu tiên học tại Ecole des Beaux-Arts tại Montpellier vào năm 1920, sau đấy, sáu năm sau, bà đến Paris tiếp tục học với Antoine Bourdelle, một học trò của Rodin. Cho đến cuối 1920, Richier vẫn tiếp tục rèn luyện kỹ năng; đặc biệt là làm khuôn tượng, đổ khuôn và làm việc với đá. Như bà về sau đặt tên cho giai đọan này là “trường hà khắc của tượng bán thân”. Những người mẫu bán thân, khỏa thân và chân dung, là căn bản cho cái bà gọi là “sự phân tích chính qui”, là mối quan tâm chủ yếu của bà vào thời gian này.

 
Cuộc đấu bò, 1959, tại bảo tàng Baltimore

Triển lãm cá nhân đầu tiên của Richier vào năm 1934 tại phòng tranh Max Kaganovitch. Hai năm sau, bà- là người phụ nữ đầu tiên- nhận được phần thưởng Blumenthal cho bức tượng “Bán thân số 2”. Trong những năm sau đấy Richier gặt hái được rất nhiều thành công. Năm 1937 bà tham gia hội chợ quốc tế tại Paris và nhận được giải thưởng. Tiếp đến bà triển lãm chung với các nữ nghệ sĩ Châu Âu khác tại Musée du Jeu de Paume, Paris và trưng bày tác phẩm của mình trong hội chợ quốc tế tại New York năm 1939 cùng với Pierre Bonard, Georges Braque, Marc Chagall, Robert Delaunay, André Derain, Jacques Lipchitz, vv.    
Trong chiến tranh thế giới lần thứ 2, Richier chủ yếu sống ở Thụy Sĩ và Provence. Tuy thế bà vẫn có những triển lãm tại Kunstmuseum Winterthur, 1942 hay tại Kunsthalle Basel, 1943 cùng với Marino Marini và Fritz Wotruba. Trong khi những tác phẩm giai đoạn đầu của bà vẫn bị ảnh hưởng bởi Bourdelle và Rodin, bà đã phát triển nét đặc trưng cho thể “sinh vật lai” nửa người, nửa động vật của mình vào thập niên 1940, bị vướng móc vào mạng dây sắt.  Richier nói: “Nhân vật của tôi là những sinh vật tự trị. Tự trị và độc lập- đó là những gì tôi nghĩ bức tượng nên là”.

 
Bàn cờ, 1959

Những năm phát triển sau này, tác phẩm được pha trộn với những mảnh nhỏ và được cung cấp với nhiều loại chất liệu khác nhau. Từ 1955 đến 1957 bảo tàng Stedelijk, Amsterdam; Bảo tàng Mỹ thuật Hiện đại, Paris và phòng trang Martha Jackson, New York đã trưng bày tác phẩm của bà. Trong lúc chuẩn bị cho cuộc triển lãm tại Musée Picasso tại Antines, Richier qua đời ngày 31/11/1959. Sau khi qua đời, Richier bị rơi vào lãng quên. Chỉ đến năm 1997, lần đầu tiên tại Berlin, Đức, Berliner Akademie der Kunste mới tổ chức một cuộc triển lãm lớn tưởng nhớ đến bà.

Lê Hiền Minh biên dịch

Tác giả

(Visited 1 times, 1 visits today)