Học trước cổng làng
Sáu nghìn đồng một ký, vỏ một trái bom M255 trên dưới hai mươi ký. Cứ cho là được một trăm hai mươi nghìn đồng đi, cộng với khoảng một trăm nghìn đồng từ tiền bán thuốc nổ bên trong, tổng cộng là hai trăm hai mươi nghìn đồng, chưa tính công đi lùng sục đào bới tìm trái bom hết mấy ngày. Hai trăm hai mươi nghìn đồng đổi lấy tính mạng bốn người, một ông già, hai con trai với một đứa cháu đích tôn. Rẻ bèo vậy mà vẫn cứ cưa, cứ tìm được bom là hì hục khiêng về sân nhà, rồi cưa. Đây là chuyện của một gia đình ngư dân xã Tam Xuân, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.
Cái hố bom có lẽ còn già hơn một nông dân trung niên. Hàng trăm trận lũ quét cày đi cày lại con đường liên thôn khiến nó gần như biến dạng, không còn hình thù nhất định. Hố bom cũng cạn đi nhiều. Vào những ngày hè cỏ bồ đề mọc kín miệng hố. Những ngày mưa dầm, hố bom trở thành ổ trâu nằm vì tụi nhỏ phải đi học trường xã, không dắt trâu đi kiếm cỏ đồng xa được. Vậy mà ba mươi mấy năm rồi, cái hố bom vẫn chình ình giữa đường. Người đi (chắc cũng cả triệu lượt người đi qua con đường này) tràn qua cả bờ rào ngôi nhà sát đường, dẫm hết một vạt dài những bụi xương rồng tai thỏ chỉ để tránh cho được cái hố bom. Ba mươi mấy năm, người đi vẫn đi. Chuyện này ở một nơi khác cũng thuộc tỉnh Quảng Nam, nhưng ở một thôn xa lắc của miền trung du thuộc huyện Đại Lộc.
Dưới đây là một số nhận xét về hai câu chuyện trên. Nhận xét là của nhiều người, một số kiểu người, tuy khác nhau về nghề nghiệp, thân phận nhưng đều có gốc gác đâu đó trong những ngôi làng nghèo khó Quảng Nam. Việc nêu xuất xứ, tác giả của những nhận xét, nghĩ cho cùng cũng không quan trọng lắm, vì chẳng làm tăng hay giảm giá trị của những ý kiến đó.
Một tiến sĩ triết học. Chuyện thứ nhất chẳng qua cũng chỉ là một câu chuyện cũ, được kể trong rất nhiều năm và ở rất nhiều nơi, không riêng gì Quảng Nam. Nó minh họa cho một triết lý sống đã tồn tại từ bao đời nay, rằng con người ta luôn luôn có xu hướng đi tìm đường sống trong cái chết. Đó là đặc điểm của những dân tộc nhỏ muốn thay đổi định mệnh. Còn câu chuyện thứ hai thì thật sự là vấn đề của tương lai. Chỉ tốn vài xe đất thôi thì đã giải quyết xong câu chuyện, nhưng vấn đề là không có ai đứng ra khởi xướng việc đó. Nông thôn sẽ tiếp tục lạc hậu mãi, ì ạch mãi và rồi sẽ bị bỏ lại rất xa trên hành trình rượt đuổi với thành thị nếu như tiếp tục thiếu những “thủ lĩnh hành động”, những người có thể đứng cao hơn cộng đồng để nhắc nhở những người khác về lối hành xử rộng hơn mức tình làng nghĩa xóm, vốn đã là cách nghĩ, cách làm rất cũ nhưng lại đang được củng cố lâu nay phía sau những khu vườn lớp lớp cỏ bồ đề.
Một cán bộ chính quyền cấp xã. Với chuyện thứ nhất thì nghiêm khắc lên án những người chỉ vì một chút lợi nhỏ mà bất chấp tính mạng, tài sản gia đình mình cũng như của hàng xóm láng giềng. Nhiều năm nay chính quyền các địa phương, các cấp đã thường xuyên cảnh báo và có thể sắp tới sẽ có những hình thức mạnh hơn nữa để chấm dứt tình trạng này, bảo đảm an ninh trật tự cũng như cuộc sống bình yên trong các thôn xóm. Chuyện thứ hai thì quả là khó. Những chương trình “nhà nước và nhân dân cùng làm” triển khai mấy năm nay ở địa phương đã được thực hiện rất tốt, cơ sở hạ tầng nông thôn đã được cải thiện một bước đáng kể. Tuy nhiên ở các xã nông thôn miền núi việc vận động người dân còn nhiều hạn chế do điều kiện khách quan, trong khi ngân sách xã cũng rất eo hẹp. Nâng cấp một tuyến đường liên thôn vẫn phải xin chủ trương của huyện, có khi của tỉnh nữa. Dù sao sắp tới vẫn phải làm mạnh việc này, không thể để những hố bom như vậy tồn tại quá lâu, gây khó khăn trong việc đi lại của bà con.
Một người thành thị, trình độ văn hóa trung bình. Với câu chuyện thứ nhất đã nêu nhận xét rất “anh hùng hảo hán”: đó mới là những ngư dân lao động chân chính, chuyện cưa bom cũng như ra khơi khi biển động để đánh cho được nhiều cá, là vì họ cần kiếm sống cho mình và cho gia đình. Chỉ có những đứa dở hơi mới đi liều mạng không đâu, như thừa tiền rửng mỡ đua xe chẳng hạn. Lý do duy nhất để họ không sợ vì họ tin rằng bom nổ tan xác, nhà sập là chuyện của người khác, xảy ra ở chỗ khác, không thể xảy ra với mình. Cho nên mới có chuyện mang bom về nhà cưa, bom nổ sập nhà không có chỗ làm đám tang thì sau đó rút kinh nghiệm không cưa bom tại nhà. Rồi có chuyện hai anh em đi cưa bom chết cả hai, lại rút kinh nghiệm anh em ruột không nên cùng cưa bom, nếu mất người này thì còn người khác. Còn chuyện thứ hai thì nhỏ như con thỏ. Đồng bào trung du miền núi quen đi đường xấu từ lúc mới sinh ra, một hố chứ mười hố thì họ cũng chẳng hơi đâu bận tâm.Tất nhiên lỗi đó hoàn toàn của chính quyền thôi. Cán bộ làm dối ăn thật mà lúc nào cũng muốn nghĩ thay cho người dân, lúc nào cũng lên giọng nên làm cái này đừng làm cái kia. Những phong trào thi đua vận động toàn dân làm chuyện này chuyện kia cũng tiến hành theo kiểu như thế. Nghe phát chán thì không thèm nghĩ nữa. Cái gì không phải trong nhà mình thì cứ để chính quyền giải quyết. Chính quyền chưa giải quyết cái hố bom đó là cũng có lý do của chính quyền, thắc mắc làm gì.
Không cần thảo luận về tính chính xác hay sự hạn chế nhận thức trong các ý kiến kể trên, bởi vì đó là việc làm vô cùng, phung phí thời gian vô ích. Giá trị của các ý kiến nằm ở chỗ khác : đối với một vấn đề xã hội, không nhất thiết nó xảy ra ở nông thôn hay thành thị, để xem xét nó một cách nghiêm túc thì những góc nhìn đa chiều hữu ích tới mức nào thì hình như ai cũng biết cũng hiểu, chỉ có điều không nhiều người thích khai thác những cách nhìn khác mình. Chưa chắc tất cả sẽ đủ phác thảo nên một bức tranh hoàn chỉnh, nhưng ít nhất ở từng góc nhìn cũng phản ảnh được một xu hướng xã hội, và những chặng tiếp theo mà những con người trong xã hội đó đang nhắm tới. Ngược lại, nhìn sự việc và phản xạ theo một khuôn khổ bất kỳ được ấn định trước, việc phân tích và xử lý, cao hơn nữa là những định hướng và chính sách, sẽ mãi mãi rượt đuổi theo cuộc sống chỉ để làm mỗi một nhiệm vụ duy nhất là trì kéo cuộc sống đó một cách tuyệt vọng.
Riêng về nông thôn miền Trung, trong một số trường hợp và ở một vài hoàn cảnh, đôi khi bản chất sự việc lại rất đơn giản, đơn giản tới mức có thể khiến người ta phải nghĩ mãi, mất cả đời vẫn không hiểu hết căn nguyên. Câu chuyện thứ ba xảy ra ở một miền quê hẻo lánh thuộc huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình: Hai vợ chồng nông dân nọ nghèo cùng nghèo kiệt nhưng vẫn cứ đẻ con. Đẻ mãi đẻ mãi được mười chín đứa. Một túp lều nhỏ cho nên hai mươi mốt con người ta chỉ chui hết vào đó mỗi khi đi ngủ, còn ban ngày thì cứ phơi thân ra giữa “chang chang cồn cát nắng trưa Quảng Bình”. Trong chòi chỉ có một cái quạt nhỏ treo dưới đòn đông, yếu tới mức không đuổi được ruồi nhặng. Để chống lại cái nóng bức trong những đêm hè, cả nhà nằm xếp thành hình tròn, đầu xoay ra ngoài chân chụm vào nhau, để cho quạt thổi vào tâm hình tròn. Với sự hiểu biết của họ, hai bàn chân là nơi cần giữ ấm để bảo vệ cơ thể, cho nên chỉ cần để cho chân lạnh thì người sẽ mát thôi.
Hỏi tại sao lại đẻ nhiều như vậy, cả hai vợ chồng thay nhau ấm ớ suốt buổi để cắt nghĩa cho mỗi một ý: đẻ nhiều để hy vọng trong số đó có vài đứa may mắn đổi đời, để cứu vớt những đứa còn lại. Nhưng may mắn ở đâu, trên trời rớt xuống hay dưới cát chui lên? Cả hai vợ chồng đều ngơ ngác nhìn ra cửa: Răng mà biết hề!
Dưới đây là một số nhận xét về hai câu chuyện trên. Nhận xét là của nhiều người, một số kiểu người, tuy khác nhau về nghề nghiệp, thân phận nhưng đều có gốc gác đâu đó trong những ngôi làng nghèo khó Quảng Nam. Việc nêu xuất xứ, tác giả của những nhận xét, nghĩ cho cùng cũng không quan trọng lắm, vì chẳng làm tăng hay giảm giá trị của những ý kiến đó.
Một tiến sĩ triết học. Chuyện thứ nhất chẳng qua cũng chỉ là một câu chuyện cũ, được kể trong rất nhiều năm và ở rất nhiều nơi, không riêng gì Quảng Nam. Nó minh họa cho một triết lý sống đã tồn tại từ bao đời nay, rằng con người ta luôn luôn có xu hướng đi tìm đường sống trong cái chết. Đó là đặc điểm của những dân tộc nhỏ muốn thay đổi định mệnh. Còn câu chuyện thứ hai thì thật sự là vấn đề của tương lai. Chỉ tốn vài xe đất thôi thì đã giải quyết xong câu chuyện, nhưng vấn đề là không có ai đứng ra khởi xướng việc đó. Nông thôn sẽ tiếp tục lạc hậu mãi, ì ạch mãi và rồi sẽ bị bỏ lại rất xa trên hành trình rượt đuổi với thành thị nếu như tiếp tục thiếu những “thủ lĩnh hành động”, những người có thể đứng cao hơn cộng đồng để nhắc nhở những người khác về lối hành xử rộng hơn mức tình làng nghĩa xóm, vốn đã là cách nghĩ, cách làm rất cũ nhưng lại đang được củng cố lâu nay phía sau những khu vườn lớp lớp cỏ bồ đề.
Một cán bộ chính quyền cấp xã. Với chuyện thứ nhất thì nghiêm khắc lên án những người chỉ vì một chút lợi nhỏ mà bất chấp tính mạng, tài sản gia đình mình cũng như của hàng xóm láng giềng. Nhiều năm nay chính quyền các địa phương, các cấp đã thường xuyên cảnh báo và có thể sắp tới sẽ có những hình thức mạnh hơn nữa để chấm dứt tình trạng này, bảo đảm an ninh trật tự cũng như cuộc sống bình yên trong các thôn xóm. Chuyện thứ hai thì quả là khó. Những chương trình “nhà nước và nhân dân cùng làm” triển khai mấy năm nay ở địa phương đã được thực hiện rất tốt, cơ sở hạ tầng nông thôn đã được cải thiện một bước đáng kể. Tuy nhiên ở các xã nông thôn miền núi việc vận động người dân còn nhiều hạn chế do điều kiện khách quan, trong khi ngân sách xã cũng rất eo hẹp. Nâng cấp một tuyến đường liên thôn vẫn phải xin chủ trương của huyện, có khi của tỉnh nữa. Dù sao sắp tới vẫn phải làm mạnh việc này, không thể để những hố bom như vậy tồn tại quá lâu, gây khó khăn trong việc đi lại của bà con.
Một người thành thị, trình độ văn hóa trung bình. Với câu chuyện thứ nhất đã nêu nhận xét rất “anh hùng hảo hán”: đó mới là những ngư dân lao động chân chính, chuyện cưa bom cũng như ra khơi khi biển động để đánh cho được nhiều cá, là vì họ cần kiếm sống cho mình và cho gia đình. Chỉ có những đứa dở hơi mới đi liều mạng không đâu, như thừa tiền rửng mỡ đua xe chẳng hạn. Lý do duy nhất để họ không sợ vì họ tin rằng bom nổ tan xác, nhà sập là chuyện của người khác, xảy ra ở chỗ khác, không thể xảy ra với mình. Cho nên mới có chuyện mang bom về nhà cưa, bom nổ sập nhà không có chỗ làm đám tang thì sau đó rút kinh nghiệm không cưa bom tại nhà. Rồi có chuyện hai anh em đi cưa bom chết cả hai, lại rút kinh nghiệm anh em ruột không nên cùng cưa bom, nếu mất người này thì còn người khác. Còn chuyện thứ hai thì nhỏ như con thỏ. Đồng bào trung du miền núi quen đi đường xấu từ lúc mới sinh ra, một hố chứ mười hố thì họ cũng chẳng hơi đâu bận tâm.Tất nhiên lỗi đó hoàn toàn của chính quyền thôi. Cán bộ làm dối ăn thật mà lúc nào cũng muốn nghĩ thay cho người dân, lúc nào cũng lên giọng nên làm cái này đừng làm cái kia. Những phong trào thi đua vận động toàn dân làm chuyện này chuyện kia cũng tiến hành theo kiểu như thế. Nghe phát chán thì không thèm nghĩ nữa. Cái gì không phải trong nhà mình thì cứ để chính quyền giải quyết. Chính quyền chưa giải quyết cái hố bom đó là cũng có lý do của chính quyền, thắc mắc làm gì.
Không cần thảo luận về tính chính xác hay sự hạn chế nhận thức trong các ý kiến kể trên, bởi vì đó là việc làm vô cùng, phung phí thời gian vô ích. Giá trị của các ý kiến nằm ở chỗ khác : đối với một vấn đề xã hội, không nhất thiết nó xảy ra ở nông thôn hay thành thị, để xem xét nó một cách nghiêm túc thì những góc nhìn đa chiều hữu ích tới mức nào thì hình như ai cũng biết cũng hiểu, chỉ có điều không nhiều người thích khai thác những cách nhìn khác mình. Chưa chắc tất cả sẽ đủ phác thảo nên một bức tranh hoàn chỉnh, nhưng ít nhất ở từng góc nhìn cũng phản ảnh được một xu hướng xã hội, và những chặng tiếp theo mà những con người trong xã hội đó đang nhắm tới. Ngược lại, nhìn sự việc và phản xạ theo một khuôn khổ bất kỳ được ấn định trước, việc phân tích và xử lý, cao hơn nữa là những định hướng và chính sách, sẽ mãi mãi rượt đuổi theo cuộc sống chỉ để làm mỗi một nhiệm vụ duy nhất là trì kéo cuộc sống đó một cách tuyệt vọng.
Riêng về nông thôn miền Trung, trong một số trường hợp và ở một vài hoàn cảnh, đôi khi bản chất sự việc lại rất đơn giản, đơn giản tới mức có thể khiến người ta phải nghĩ mãi, mất cả đời vẫn không hiểu hết căn nguyên. Câu chuyện thứ ba xảy ra ở một miền quê hẻo lánh thuộc huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình: Hai vợ chồng nông dân nọ nghèo cùng nghèo kiệt nhưng vẫn cứ đẻ con. Đẻ mãi đẻ mãi được mười chín đứa. Một túp lều nhỏ cho nên hai mươi mốt con người ta chỉ chui hết vào đó mỗi khi đi ngủ, còn ban ngày thì cứ phơi thân ra giữa “chang chang cồn cát nắng trưa Quảng Bình”. Trong chòi chỉ có một cái quạt nhỏ treo dưới đòn đông, yếu tới mức không đuổi được ruồi nhặng. Để chống lại cái nóng bức trong những đêm hè, cả nhà nằm xếp thành hình tròn, đầu xoay ra ngoài chân chụm vào nhau, để cho quạt thổi vào tâm hình tròn. Với sự hiểu biết của họ, hai bàn chân là nơi cần giữ ấm để bảo vệ cơ thể, cho nên chỉ cần để cho chân lạnh thì người sẽ mát thôi.
Hỏi tại sao lại đẻ nhiều như vậy, cả hai vợ chồng thay nhau ấm ớ suốt buổi để cắt nghĩa cho mỗi một ý: đẻ nhiều để hy vọng trong số đó có vài đứa may mắn đổi đời, để cứu vớt những đứa còn lại. Nhưng may mắn ở đâu, trên trời rớt xuống hay dưới cát chui lên? Cả hai vợ chồng đều ngơ ngác nhìn ra cửa: Răng mà biết hề!
Đỗ Phước Tiến
(Visited 1 times, 1 visits today)