Kiến trúc sư nổi tiếng thế giới Albert Speer:
“Kiến trúc sẽ trở thành vấn đề thứ yếu”
Kiến trúc sư danh tiếng Albert Speer đấu tranh chống lại sự hủy hoại cảnh quan, xây dựng manh mún và những vùng ngoại ô ảm đạm. Ông đề xướng xây dựng các thành phố lớn mang tính sinh thái, xã hội và kinh tế.
WirtschaftsWoche (tạp chí tuần kinh tế): Thưa ông Speer, qua công việc của mình ông đã để lại nhiều dấu ấn ở các thành phố lớn như
Speer: Ở châu Âu tôi tâm đắc nhất
Vậy Barcelona có phải là một tấm gương?
Hoàn toàn đúng như vậy. Mỗi một khu vực đều bao hàm các chức năng quan trọng, nghĩa là tạo chỗ ăn ở, làm việc, mua bán, giải trí và nghỉ ngơi. Với việc cải tạo khu vực cảng biển và trong quá trình chuẩn bị cho Thế vận hội năm 1992 đã giành lại vùng ven biển và tạo nên một vùng trung tâm mới hết sức quan trọng. Hơn nữa vấn đề kiến trúc và nghệ thuật được thể hiện ở không gian công cộng luôn ở trình độ cao nhất.
Thưa ông còn những thành phố nào bên ngoài châu Âu gây ấn tượng mạnh với ông?
Ôi, hai thành phố khủng khiếp này ư?
Nghe gần như là một câu chuyện cổ tích. Thưa kiến trúc sư, những nhà quản lý ở đó đã giải quyết vấn đề này như thế nào?
Họ làm được điều đó chính là nhờ một sự quy hoạch thông minh. Cách đây 40 năm họ đã bắt đầu xây dựng hàng loạt khu nhà ở xã hội và các khu chung cư đó lồng ghép hài hòa với thành phố. Hơn nữa, những nhà quản lý ở đây là những người đầu tiên đề xuất vấn đề: thành phố có thể có ô tô nhưng chỉ ở mức độ nhất định.
Có ý kiến chê thành phố này quá sạch sẽ, như bệnh viện vậy.
Tôi không thấy như vậy. Nhưng điều quyết định là hướng đi của họ cơ bản là đúng và họ biết cái hướng mình cần tới. Thành phố đầu tư lớn cho các cơ sở nghiên cứu, các trường đại học và thu hút các doanh nghiệp. Họ làm việc này rất khôn khéo và số tiền lớn mà người ta bỏ ra thực sự đã sinh lời.
Thưa ông, giải pháp ngăn chặn sự tấn công vào các đô thị có phải là giải pháp khả thi?
Speer, 75 tuổi, là con trai cả, cùng tên với thân phụ là Albert Speer, người phụ trách công tác xây dựng đồng thời là Bộ trưởng Vũ trang thời Hitler . Vị kiến trúc sư sinh trưởng ở Belin đã tham gia nhiều dự án xây dựng ở nước ngoài như Ai cập, Trung Quốc và Nigeria. Ông là nhà quy hoạch đô thị lừng danh thế giới, là người soạn thảo kế hoạch xây dựng thành phố Köln và Frankfurt (Đức) trong tương lai. |
Điều đó là không thể. Vả lại tôi cũng không thấy việc ngăn chặn là cần thiết. Thành phố tựa như cái nôi của nền văn minh và là động lực của sự tiến bộ. Sức hút của các thành phố sẽ ngày càng tăng lên.
Kiến trúc sư tâm đắc với Thượng Hải ở điểm nào, đến mức ông đã xây dựng hẳn một khu dân cư theo phong cách Đức ở khu đô thị ô tô Anting? Thượng Hải dường như vẫn bị coi là biểu tượng của sự xây dựng bát nháo.
Đúng thế, ở đó trong nhiều lĩnh vực sự phát triển diễn ra quá nhanh, nhanh hơn cả sự suy nghĩ của người làm quy hoạch. Nhưng họ đã rút ra những bài học. Ngày nay không phải cứ muốn là có thể xây dựng thả phanh các tòa cao ốc. Giờ đây đã có các quy định, ví dụ quy định về hạn chế độ cao. Những công trình lâu năm cũng được gìn giữ, bảo vệ.
Nhưng dường như chưa thấy những chuyển biến to lớn. Điều gì làm cho Thượng Hải trở thành một mô hình về phát triển đô thị?
Vấn đề then chốt là sự phân chia thành phố thành nhiều quận huyện (District) với số dân từ 1 đến 5 triệu người. Các đơn vị hành chính này có quyền tự điều hành rất cao và phát triển những đặc thù và bản sắc của mình. Với cách làm như vậy thì các siêu thành phố cũng sẽ dễ quản lý hơn.
Thành phố trong thành phố – phải chăng đây là công thức của kiến trúc sư?
Tôi thấy đây là một cách tiếp cận đầy triển vọng. Tại Pari, năm ngoái Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đã mời tám văn phòng kiến trúc đến để cùng bàn bạc, suy nghĩ về tương lai của Pari. Một văn phòng đưa ra đề nghị chia Pari thành nhiều tiểu thành phố có tầm cỡ như thành phố
Điều này vẫn không giải quyết được vấn nạn các thành phố ngày nay ngốn tới 80% năng lượng và tài nguyên toàn cầu. Vậy thì phải làm gì để có thể chặn đứng sự “phàm ăn tục uống” này?
Tôi tin tưởng chắc chắn rằng, thế giới này chỉ tồn tại khi các thành phố có thể tự cung cấp và bảo đảm tính bền vững.
Nhưng theo kiến trúc sư điều đó sẽ diễn ra cụ thể như thế nào?
Lý tưởng nhất là người dân đô thị có tất cả những thứ mà họ cần dùng hằng ngày ở ngay gần nhà mình, nghĩa là họ có thể đi bộ hay đi xe đạp tới chỗ đó: thí dụ như các cơ quan Nhà nước, siêu thị, rạp chiếu phim, sân vận động, tiệm ăn, quán nhậu, công viên và đương nhiên cả nơi làm việc nữa. Nhờ kỹ thuật, công nghệ mới ngày nay các nhà máy lại có thể ở giữa thành phố, ví dụ điển hình là một cơ sở của Volkswagen ở thành phố
Tuy vậy vẫn chưa thể nói các tiểu thành phố đã có thể hoàn toàn độc lập được.
Để có thể tạo ra được một bầu không khí dễ chịu ở thành phố và xây dựng được cơ sở nghỉ ngơi ngay gần nhà thì nhất thiết phải đưa những vùng cây xanh xuyên qua thành phố. Ngay cả diện tích đất nông nghiệp để sản xuất lương thực, thực phẩm cũng phải quy hoạch gần thành phố để hạn chế việc vận chuyển. Chúng ta cũng phải tính đến việc xây dựng các ngôi nhà sử dụng năng lượng có hiệu quả, phân tán hóa việc cung cấp điện và nhiệt để sưởi ấm thông qua một cơ sở cung cấp điện và nhiệt, cần thực hiện phân loại rác thải và hình thành chu trình nước uống và nước thải.
Nghĩa là thành phố có dáng dấp điền viên kiểu Biedermeier ?
Một mô hình của kế hoạch của Speer cho Berlin, nhìn về phía bắc Volkshalle ở trên cùng của khung. |
Không phải như vậy mà hoàn toàn ngược lại. Tại thành phố
Thưa ông, với việc đổi mới thành phố vì mục đích sinh thái thì tiết kiệm được bao nhiêu tài nguyên?
Theo tính toán của chúng tôi thì có thể giảm tiêu hao tài nguyên ít nhất một nửa và chất lượng sống được nâng cao rõ rệt.
Liệu có thể đòi hỏi mọi người từ bỏ nhu cầu của họ được không?
Điều đó không thực hiện được. Nhu cầu của con người đối với nhà ở, chất lượng sống và môi trường xung quanh ngày càng giống nhau hơn. Cũng như chúng ta ở châu Âu, người Trung Quốc cũng muốn lắp đặt một phòng bếp hiện đại, có diện tích ở rộng rãi hơn và có ban công. Bản thân tôi thấy như thế cũng chẳng sao cả, vấn đề là chúng ta phải biết tổ chức thành phố của chúng ta một cách thông minh và sử dụng các hệ thống một cách thực sự tiết kiệm. Vai trò của kiến trúc sẽ trở thành thứ yếu, kiến trúc sẽ ngày càng giống nhau hơn ở trên thế giới này.
Thưa ông, liệu có nguy cơ mọi sự sẽ trở nên đơn điệu thay vì sự đa dạng?
Tôi không nói như vậy. Nhưng đặc điểm của một thành phố sẽ ngày càng được quyết định nhiều hơn bởi các đại lượng khác: đó là vị trí và địa hình, sự thiết kế không gian đường phố và quảng trường, mối quan hệ với cảnh quan và nước cũng như hình dạng các công trình xây dựng ở đô thị. Để phục vụ cho dự án mở rộng một thành phố trong tương lai có 3 triệu dân ở ngoại ô Cairo có tên là “6th of October City” chúng tôi sẽ lấy một quả đồi cao 40 m làm trung tâm của công viên thành phố tại khu vực này sẽ mọc lên các cơ sở vui chơi giải trí, tập luyện thể thao, nhà hàng, tiệm ăn và một đài quan sát. Nếu như trước đây thì quả đồi đó hẳn đã bị san bằng để tạo sự thông thoáng.
Trước đây người ta xây dựng thành phố để sử dụng ô tô được thuận lợi.
Và kết quả là mặc dù xây dựng biết bao tuyến đường trên cao chồng vắt lên nhau vậy mà giao thông vẫn bị ùn tắc.
Vậy giải pháp phải như thế nào?
Vấn đề cốt lõi là phải có một mạng lưới giao thông đô thị dày đặc, an toàn, sạch và có độ tin cậy cao. Kể từ khi
Vậy thì sự cơ động cá nhân sẽ như thế nào?
Ngay cả hệ thống giao thông công cộng trong thành phố cũng sẽ cá nhân hóa. Thay thế cho những chiếc xe buýt hiện nay sẽ là những xe buýt chạy điện cỡ nhỏ. Xe buýt này chỉ hoạt động khi có yêu cầu. Như ngày nay chúng ta sử dụng xe taxi, trong tương lai chúng ta cũng sẽ dùng điện thoại gọi xe buýt loại nhỏ này đến tận cửa nhà để đón khách.
Có nghĩa là loại xe ô tô con sẽ bị diệt vong?
Chúng vẫn tồn tại theo nhu cầu nhưng không còn là loại phương tiện giao thông trong thành phố. Rôi đây sẽ có những mô hình thích hợp, đắc địa, hiện hãng Daimler đang tiến hành một thử nghiệm ở
Xuân Hoài Spiegel 1.5.2010