Luật điện ảnh sau 7 năm chờ đợi – Một góc nhìn
Sau bảy năm nằm trong...ý tưởng, cuối cùng, Luật điện ảnh cũng đã được Quốc hội thông qua. Tuy nhiên, không ít đạo diễn, nhà biên kịch, thậm chí, nhà quản lý  tỏ  ra bức xúc về những quy định của Luật trong đấu thầu kịch bản và hội đồng thẩm định (HĐTĐ) kịch bản.
Trong Luật điện ảnh được thông qua, quy định muốn có một kịch bản phim được HĐTĐ duyệt và Nhà nước đầu tư tiền làm phim, kịch bản ấy phải được lựa chọn và đưa lên từ các Hãng phim. Vậy ai sẽ là người quyết định kịch bản được chọn ở Hãng phim? Sự lựa chọn ấy có phụ thuộc vào cá nhân của những người nắm quyền quản lí, thông thường đồng thời là các đạo diễn của Hãng? Đương nhiên, khó mà loại trừ xác suất đạo diễn thích kịch b
Đạo diễn Vương Đức |
Đạo diễn Nhuệ Giang |
ản phim nào, sẽ trình lên HĐ kịch bản phim ấy. Đã thế, HĐTĐ hiện nay cũng chưa có một tiêu chí khách quan chung. Bên lề của những câu chuyện về Luật điện ảnh, các đạo diễn, nhà biên kịch còn tỏ ra khá nghi ngờ về tính khách quan của HĐTĐ. Mỗi một thành viên Hội đồng đều có “gu” thẩm mỹ cá nhân. Và cả toàn bộ HĐ lâu nay cũng thống nhất một “gu” thẩm mỹ: duyệt kịch bản và duyệt phim theo tiêu chí “nội dung tốt”. Thế nào là phim có “nội dung tốt”? Tốt ở đây liệu có phải là ca ngợi con người lao động xã hội chủ nghĩa một chiều trong khái niệm nhân văn bị thu hẹp? Bằng chứng là lâu nay, những kịch bản mà HĐTĐ cho là có “nội dung tốt”, khen ngợi, Nhà nước đầu tư tiền hàng tỷ vào làm phim, khi phim đưa ra thị trường, đều bị công chúng chỉ trích hoặc không mấy hưởng ứng. Phim ế ẩm, lại cất kho, chờ dịp lễ lạt mang ra công chiếu hoặc đi tham dự các Liên hoan phim mang tính giao lưu văn hoá (ví dụ những phim gần đây như “Hàng xóm” (ĐD Phạm Lộc), “Tình biển”(ĐD Đới Xuân Việt)… Còn những kịch bản phim tuy chưa được công bố, nhưng các đạo diễn có tay nghề như Thanh Vân, Lưu Trọng Ninh vừa đọc qua đã rất hào hứng chờ đợi được duyệt để làm phim thì… chờ mãi vẫn chưa được duyệt. Kịch bản “Đảo của dân ngụ cư” (Nguyễn Quang Lập) được HĐTĐ trả lời hẳn hoi là “nhạy cảm chính trị”. Tác giả sửa lại, vẫn không được duyệt. Không được duyệt nhưng lại không bảo là không hay. Vậy, giữa cái hay và cái được duyệt là thế nào? Tiêu chí của nghệ thuật, ngoài ý nghĩa tuyên truyền, giáo dục, điểm cuối đích thực mà nó hướng đến chẳng phải là cái hay, cái đẹp hay sao? Mặt khác, cũn
g vẫn kịch bản ấy, nhưng nếu có tư nhân đầu tư tiền làm phim thì HĐTĐ cũng vẫn… sẵn sàng duyệt. Quả thật chẳng ai hiểu thế nào là “nhạy cảm chính trị” nữa. Thật khó mà có câu trả lời xác đáng về cung cách “duyệt” của một Hội đồng tới đây sẽ trực tiếp thực thi Luật điện ảnh – đấu thầu và duyệt phim nầy. Hay với kịch bản”Không có Êva”, ông Nguyễn Phúc Thảnh – Cục trưởng Cục điện ảnh trả lời rất thẳng thắn: kịch bản viết về nông thôn u tối quá, không duyệt được. Chẳng nhẽ chúng ta không thể làm phim về một thực trạng nông thôn nghèo mà không chỉ Nhà nước, báo chí, các ngành nghệ thuật khác đã và đang rất quan tâm, nhìn thẳng vào sự thật hay sao?
Cảnh trong phim Mùa len trâu |
HĐTĐ lâu nay vẫn có một câu kêu ca “muôn năm cũ”: chúng ta không có những kịch bản hay. Điều đó có phải sự thật? Chúng tôi đã mấy lần gọi điện cho bà Nguyễn Thị Hồng Ngát và ông Nguyễn Phúc Thảnh – đề nghị xin được phỏng vấn cụ thể hơn, nhưng đều bị từ chối với lý do bận họp.
Vì vậy, ở một góc nhìn nho nhỏ, cũng chỉ có thể khẳng định rằng Luật điện ảnh là rất mới và rất cần thiết, nhưng những người sử dụng Luật, nếu vẫn giữa quan niệm về cái đẹp, quan niệm nhân văn cũ kĩ từ những thập niên 50 còn lại, thì tin chắc rằng, dù Luật có sửa đổi, và được điều chỉnh, hướng dẫn bằng các thông tư thực hiện chính xác bao nhiêu chăng nữa, cũng chưa chắc đã giải quyết được vấn đề gì. Và với một cung cách làm việc, quản lí điện ảnh như hiện nay, thì nói như nhà biên kịch, song song bên cạnh Luật điện ảnh, “Luật telephone”, “Luật rỉ tai” vẫn sẽ còn có những hiệu lực riêng của nó.
Đạo diễn Nhuệ Giang:
Trong vấn đề lựa chọn kịch bản của mỗi Hãng để trình lên HĐTĐ duyệt, tôi nghĩ rằng đã có sự “phân bố” theo đề tài: phim cho thiếu nhi, phim truyền thống, phim xã hội. Không biết “lỗi” ở khâu nào, nhưng riêng ở Hãng phim truyện VN nơi tôi làm việc, từ hai năm nay, đã không có một kịch bản hay nào được duyệt. Hãng phim thì trả lời là phụ thuộc vào Cục điện ảnh xét. Cục điện ảnh thì “đổ” là do kịch bản từ Hãng đưa lên kém chất lượng. Và việc ra đời của Luật điện ảnh, với sự quy định vẫn theo cung cách kịch bản từ Hãng phim sẽ trình lên HĐTĐ, sau khi được duyệt, mới mang ra đấu thầu, chắc chắn cũng chẳng thay đổi tình hình được. Vì nó có gì khác với cung cách trước đến nay vẫn làm đâu? Làm nghệ thuật ở ta cũng có cái khổ, ai cũng có thể đổ lỗi cho nhau và chỉ có người nghệ sĩ mới phải chịu thiệt. Đạo diễn chọn kịch bản mà không trùng với thẩm mỹ của HĐTĐ, thì chẳng mấy hy vọng được làm phim. Nếu muốn an toàn, muốn có việc để làm dài dài, cách tốt nhất là cứ làm phim theo đề tài truyền thống, vừa dễ “lọt” kịch bản, vừa dễ xin tiền tài trợ. Trước đây, khi làm phim “Thung lũng hoang vắng”, tôi cũng đã gặp khó khăn ở khâu duyệt. Bây giờ, nếu chọn một vấn đề xã hội mà mình quan tâm, ví dụ như tôi đã chuẩn bị tinh thần để được làm phim “Không có Eva”, nhưng khâu duyệt khó khăn quá, lại ngồi…dài cổ mà đợi. Chỉ được làm cái mà mình không thích và không được làm cái mà mình thích, thì làm sao đạo diễn có được phim hay, làm sao tránh khỏi chuyện điện ảnh VN cứ ì ạch tụt hậu mãi?
|
Đạo diễn Vương Đức: Phó giám đốc Hãng phim truyện Việt Nam:
Sự ra đời của Luật điện ảnh, ở một thời điểm mà Liên hợp quốc đang chú trọng và kêu gọi các nước bảo vệ sự đa dạng văn hoá của mình, không biến văn hoá thành một món hàng đơn thuần mang về lợi nhuận, là rất kịp thời. Thời điểm này nước ta cũng đang thương thuyết vào WTO, chắc chắn, chúng ta phải đàm phán những vấn đề liên quan đến văn hoá và điện ảnh trong tự do hoá thương mại. Điện ảnh sẽ tự do hoá như thế nào và ở mức độ nào, nhất định không thể thiếu sự bảo đảm của Luật. Tôi nghĩ vấn đề không phải là ở nội dung Luật ra sao, bởi Luật ra đời bao giờ cũng kèm theo thông tư hướng dẫn thực hiện, Luật cũng có thể sửa đổi bổ sung. Vấn đề là những người trực tiếp áp dụng Luật sẽ thực hiện nó như thế nào? Sau khi Luật điện ảnh ra đời, liệu chúng ta có thúc đẩy được thị trường của nghệ thuật thứ bảy Việt Nam phát triển hay không, hay nó vẫn chỉ dừng lại ở mức là một ranh giới “chống đỡ” những thứ văn hóa ngoại lai, điện ảnh hạng 2 đang tràn ngập hiện nay? Chiến lược quản lí điện ảnh và thúc đẩy nó đi theo hướng nào mới là quan trọng, chứ không phải là sự bám sát vào Luật, áp dụng Luật như một “cái roi” chỉ để doạ dẫm chính những người trong cuộc.
|
Nguồn tin: Tia Sáng