Mở chiều rộng hay chiều sâu
Hiện trên thế giới phố biến hai mô hình phát triển đô thị: theo chiều rộng và theo chiều sâu. Đâu là mô hình phát triển hợp lí cũng như khả năng áp dụng những mô hình đó cho Hà Nội lại là điều cần bàn
Phát triển theo chiều rộng có thể xem như sự mở rộng về mặt địa lý, nhưng cũng có nghĩa là mở rộng về mặt hành chính. Phát triển theo chiều sâu tạm hiểu là phát triển về chất lượng đô thị, tức là nâng cấp hạ tầng xã hội của đô thị. Ta sẽ cùng xét các mặt lợi hại của hai giải pháp phát triển này.
Thứ nhất là phát triển theo chiều rộng. Giải pháp này cho phép tăng các nguồn tài nguyên của đô thị và vì vậy mà đô thị đó sẽ hấp dẫn đầu tư hơn. Đô thị có thể sẽ có nguồn kinh phí dồi dào để phát triển. Các vùng lãnh thổ của đô thị này sẽ có thể được đầu tư phát triển đồng bộ hơn do cùng một cơ quan quản lý. Tuy nhiên, đây cũng chính là nhược điểm của việc phát triển đô thị theo chiều rộng, tức là mở rộng về mặt quản lý hành chính. Việc tập trung các vùng lãnh thổ cho một cơ quan quản lý hành chính có thể gây quá tải cho cơ quan quản lý này. Hiện tượng này rất phổ biến ở các nước đang phát triển và được gọi là “hội chứng đô thị đầu to” hay “siêu đô thị”. Mexico, Brazil, Ấn Độ là những quốc gia đang phải đối mặt với những hậu quả nhức nhối của hội chứng này.
Hội chứng này là mối lo chung trên toàn thế giới. Vấn đề nan giải của các đô thị này là hố sâu giàu nghèo (về kinh tế và tri thức) và chênh lệch giữa đô thị và nông thôn. Nguyên nhân tự phát một phần là do tốc độ phát triển nhanh của đất nước. Các nguồn đầu tư mới chỉ tập trung chủ yếu vào thành thị nên hạ tầng ở đô thị tốt hơn hẳn hạ tầng ở nông thôn. Kết quả là để tiếp cận được dịch vụ thì những người dân ở nông thôn (nơi có hạ tầng kém phát triển) sẽ dồn về đô thị (nơi có hạ tầng tốt hơn). Đô thị vì thế mà quá đông và sẽ phình ra. Hệ quả tiếp theo là hạ tầng đô thị bị quá tải và chất lượng vì thế mà giảm sút. Lúc này thì chức năng tiêu thụ sản phẩm và cung cấp các hỗ trợ phát triển cho nông thôn của đô thị cũng yếu đi. Những hệ quả nảy sinh liên tiếp này sẽ trở thành nguyên nhân cơ hội của hàng loạt các vấn đề về xã hội và môi sinh, không chỉ cho đô thị mà còn cho cả các vùng nông thôn lân cận.
Để khắc phục và tránh những hệ quả phát triển đô thị thứ phát này, các quốc gia phát triển đã có những giải pháp phát triển đô thị (quy hoạch vùng) khác nhau. Thành phố Paris của Pháp và các thành phố của Đức là những thí dụ điển hình.
Thành phố Paris thực sự không hề lớn về mặt lãnh thổ (khoảng 10.000 ha tương đương 105 km2) cũng như về mặt dân cư (2 168 000 dân năm 2006 theo số liệu của Toà thị chính thành phố Paris). Về mặt hành chính, Paris có 20 quận. Thế nhưng, quản lý hành chính lại không hề đơn giản vì mật độ và độ phức tạp của các hệ thống hạ tầng vật lý và dịch vụ ở đây. Như vậy tuy nhỏ về mặt lãnh thổ nhưng mức độ quản lý hành chính lại rất lớn. Theo ước tính thì trong giờ hành chính, số lượng người có mặt trong Paris có thể lên tới 10 000 000 người. Chỉ riêng tuyến Métro số 1, số lượt khách lên xuống có thể đạt 1 000 000 người một ngày. Giải pháp quy hoạch đối với Paris là phát triển các vùng phụ cận để dãn mật độ dân cư và giảm tải cho hệ thống hạ tầng đô thị của thành phố. Paris và các vùng này được gọi là vùng Il-de-France. Người dân sinh sống trong phạm vi vùng này vẫn có thể được gọi là người Paris.
Các thành phố của Đức lại được phát triển cách khác, theo mô hình các đô thị vừa và nhỏ. Các đô thị này liên hệ với nhau thành một mạng liên thị. Đây là kết quả của việc quy hoạch phát triển vùng đồng bộ, dẫn đến hạ tầng của mạng đô thị vừa và nhỏ này không có sự chênh lệch. Điều kiện để tiếp cận các dịch vụ là tương đương nhau ở tất cả các vùng. Kết quả là dân cư không tập trung vào đô thị hay các thành phố lớn. Giải pháp quy hoạch của Đức được đánh giá cao và được nhiều nước phát triển nghiên cứu, học tập để áp dụng, kể cả Pháp. Từ những năm 80 của thế kỷ XX, Pháp đã luôn phát triển đô thị với khẩu hiệu và chính sách (thành văn bản luật) “phân tán và tản quyền” (décentralisation và déconcentration) về phân chia lãnh thổ và quản lý hành chính địa phương. Mô hình mạng đô thị vừa và nhỏ (liên thị) rất gần với các mô hình đô thị sinh thái trong tương lai với một mạng lưới các trung tâm đô thị nhỏ nằm xen kẽ trong vùng nông thôn. Có thể ví các trung tâm đô thị này giống như những chấm điểm chi chít trên phông nền là thảm xanh nông thôn. Việc quản lý hạ tầng và xã hội của các đô thị vừa và nhỏ này hiển nhiên sẽ nhẹ nhàng hơn và vì thế mà hiệu quả hơn.
Hai hướng giải quyết trên đây của Pháp và Đức cũng chính là giải pháp thứ hai muốn đề cập, phát triển đô thị theo chiều sâu. Paris thì tập trung phát triển chất lượng lõi đô thị (trung tâm thành phố) rồi lan đều ra các vùng phụ cận với các trung tâm quản lý hành chính khác để giảm nhẹ gánh nặng cho cơ quan quản lý hành chính trung tâm. Có thể gọi là hệ thống đô thị vệ tinh. Các thành phố của Đức thì tập trung phát triển đồng đều các trung tâm đô thị vừa và nhỏ, rải rác khắp trên lãnh thổ quốc gia. Có thể gọi đây là hệ thống đô thị chuỗi, mạng đô thị điểm, hay hệ thống liên thị.
Thực tế thì phát triển đô thị theo chiều rộng là hướng quy hoạch phát triển áp dụng cho các khu đô thị mới hoặc các thành phố mới, những nơi đô thị hoá tự phát hoặc quy hoạch để đô thị hoá. Trong khi đó, phát triển đô thị theo chiều sâu lại là giải pháp để tránh, khắc phục và/hoặc giải quyết các vấn đề hệ quả của sự phình trướng đô thị. Để phát triển đô thị theo chiều sâu thông thường được tiến hành ở hai quy mô: quy hoạch phát triển vùng và quy hoạch thành phố.
Quy hoạch vùng theo chiều sâu có mục đích phát triển đồng đều tất cả các vùng, cả thành thị lẫn nông thôn. Để vạch ra được các đề án quy hoạch này, đòi hỏi phải có những nghiên cứu liên ngành thấu đáo về điều kiện tự nhiên và văn hóa xã hội của các vùng, đặc biệt là những ưu thế của mỗi vùng để phát huy. Chính những ưu thế được phát huy này sẽ tạo ra những đặc thù riêng, hấp dẫn của từng vùng mà lõi của vùng chính là trung tâm đô thị. Quy phát triển thành phố, hay trung tâm đô thị theo chiều sâu chính là quy hoạch phát triển hạ tầng đô thị. Ta hiểu và quy ước có ba loại (cấp) hạ tầng đô thị gồm: hạ tầng vật lý, hạ tầng dịch vụ và hạ tầng xã hội.
Hạ tầng vật lý chính là cơ sở vật chất của đô thị, bao gồm toàn bộ các công trình có thể nhìn thấy được. Hạ tầng dịch vụ là hệ thống quản lý khai thác và phân phối hệ thống hạ tầng vật lý sao cho người dân có thể tiếp cận và sử dụng được. Hạ tầng xã hội chính là kết quả đánh giá chất lượng của hai hệ thống hạ tầng trước, gồm một loạt các chỉ số như tuổi thọ trung bình, tỉ lệ trẻ em sống khi sinh, tỉ lệ suy dinh dưỡng, phổ cập giáo dục, tỉ lệ biết chữ, trình độ nhận thức, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế v.v. Như vậy, phát triển đô thị theo chiều sâu chính là quy hoạch xây dựng hệ thống hạ tầng vật lý và thiết lập hệ thống quản lý hạ tầng. Hai yếu tố hạ tầng này cần có phương án phát triển đồng bộ và đồng thời nhằm thu được hiệu quả cao nhất về hạ tầng xã hội.
—————–
*Nghiên cứu sinh khoa học đô thị, Viện nghiên cứu đô thị Paris
Thứ nhất là phát triển theo chiều rộng. Giải pháp này cho phép tăng các nguồn tài nguyên của đô thị và vì vậy mà đô thị đó sẽ hấp dẫn đầu tư hơn. Đô thị có thể sẽ có nguồn kinh phí dồi dào để phát triển. Các vùng lãnh thổ của đô thị này sẽ có thể được đầu tư phát triển đồng bộ hơn do cùng một cơ quan quản lý. Tuy nhiên, đây cũng chính là nhược điểm của việc phát triển đô thị theo chiều rộng, tức là mở rộng về mặt quản lý hành chính. Việc tập trung các vùng lãnh thổ cho một cơ quan quản lý hành chính có thể gây quá tải cho cơ quan quản lý này. Hiện tượng này rất phổ biến ở các nước đang phát triển và được gọi là “hội chứng đô thị đầu to” hay “siêu đô thị”. Mexico, Brazil, Ấn Độ là những quốc gia đang phải đối mặt với những hậu quả nhức nhối của hội chứng này.
Hội chứng này là mối lo chung trên toàn thế giới. Vấn đề nan giải của các đô thị này là hố sâu giàu nghèo (về kinh tế và tri thức) và chênh lệch giữa đô thị và nông thôn. Nguyên nhân tự phát một phần là do tốc độ phát triển nhanh của đất nước. Các nguồn đầu tư mới chỉ tập trung chủ yếu vào thành thị nên hạ tầng ở đô thị tốt hơn hẳn hạ tầng ở nông thôn. Kết quả là để tiếp cận được dịch vụ thì những người dân ở nông thôn (nơi có hạ tầng kém phát triển) sẽ dồn về đô thị (nơi có hạ tầng tốt hơn). Đô thị vì thế mà quá đông và sẽ phình ra. Hệ quả tiếp theo là hạ tầng đô thị bị quá tải và chất lượng vì thế mà giảm sút. Lúc này thì chức năng tiêu thụ sản phẩm và cung cấp các hỗ trợ phát triển cho nông thôn của đô thị cũng yếu đi. Những hệ quả nảy sinh liên tiếp này sẽ trở thành nguyên nhân cơ hội của hàng loạt các vấn đề về xã hội và môi sinh, không chỉ cho đô thị mà còn cho cả các vùng nông thôn lân cận.
Để khắc phục và tránh những hệ quả phát triển đô thị thứ phát này, các quốc gia phát triển đã có những giải pháp phát triển đô thị (quy hoạch vùng) khác nhau. Thành phố Paris của Pháp và các thành phố của Đức là những thí dụ điển hình.
Thành phố Paris thực sự không hề lớn về mặt lãnh thổ (khoảng 10.000 ha tương đương 105 km2) cũng như về mặt dân cư (2 168 000 dân năm 2006 theo số liệu của Toà thị chính thành phố Paris). Về mặt hành chính, Paris có 20 quận. Thế nhưng, quản lý hành chính lại không hề đơn giản vì mật độ và độ phức tạp của các hệ thống hạ tầng vật lý và dịch vụ ở đây. Như vậy tuy nhỏ về mặt lãnh thổ nhưng mức độ quản lý hành chính lại rất lớn. Theo ước tính thì trong giờ hành chính, số lượng người có mặt trong Paris có thể lên tới 10 000 000 người. Chỉ riêng tuyến Métro số 1, số lượt khách lên xuống có thể đạt 1 000 000 người một ngày. Giải pháp quy hoạch đối với Paris là phát triển các vùng phụ cận để dãn mật độ dân cư và giảm tải cho hệ thống hạ tầng đô thị của thành phố. Paris và các vùng này được gọi là vùng Il-de-France. Người dân sinh sống trong phạm vi vùng này vẫn có thể được gọi là người Paris.
Các thành phố của Đức lại được phát triển cách khác, theo mô hình các đô thị vừa và nhỏ. Các đô thị này liên hệ với nhau thành một mạng liên thị. Đây là kết quả của việc quy hoạch phát triển vùng đồng bộ, dẫn đến hạ tầng của mạng đô thị vừa và nhỏ này không có sự chênh lệch. Điều kiện để tiếp cận các dịch vụ là tương đương nhau ở tất cả các vùng. Kết quả là dân cư không tập trung vào đô thị hay các thành phố lớn. Giải pháp quy hoạch của Đức được đánh giá cao và được nhiều nước phát triển nghiên cứu, học tập để áp dụng, kể cả Pháp. Từ những năm 80 của thế kỷ XX, Pháp đã luôn phát triển đô thị với khẩu hiệu và chính sách (thành văn bản luật) “phân tán và tản quyền” (décentralisation và déconcentration) về phân chia lãnh thổ và quản lý hành chính địa phương. Mô hình mạng đô thị vừa và nhỏ (liên thị) rất gần với các mô hình đô thị sinh thái trong tương lai với một mạng lưới các trung tâm đô thị nhỏ nằm xen kẽ trong vùng nông thôn. Có thể ví các trung tâm đô thị này giống như những chấm điểm chi chít trên phông nền là thảm xanh nông thôn. Việc quản lý hạ tầng và xã hội của các đô thị vừa và nhỏ này hiển nhiên sẽ nhẹ nhàng hơn và vì thế mà hiệu quả hơn.
Hai hướng giải quyết trên đây của Pháp và Đức cũng chính là giải pháp thứ hai muốn đề cập, phát triển đô thị theo chiều sâu. Paris thì tập trung phát triển chất lượng lõi đô thị (trung tâm thành phố) rồi lan đều ra các vùng phụ cận với các trung tâm quản lý hành chính khác để giảm nhẹ gánh nặng cho cơ quan quản lý hành chính trung tâm. Có thể gọi là hệ thống đô thị vệ tinh. Các thành phố của Đức thì tập trung phát triển đồng đều các trung tâm đô thị vừa và nhỏ, rải rác khắp trên lãnh thổ quốc gia. Có thể gọi đây là hệ thống đô thị chuỗi, mạng đô thị điểm, hay hệ thống liên thị.
Thực tế thì phát triển đô thị theo chiều rộng là hướng quy hoạch phát triển áp dụng cho các khu đô thị mới hoặc các thành phố mới, những nơi đô thị hoá tự phát hoặc quy hoạch để đô thị hoá. Trong khi đó, phát triển đô thị theo chiều sâu lại là giải pháp để tránh, khắc phục và/hoặc giải quyết các vấn đề hệ quả của sự phình trướng đô thị. Để phát triển đô thị theo chiều sâu thông thường được tiến hành ở hai quy mô: quy hoạch phát triển vùng và quy hoạch thành phố.
Quy hoạch vùng theo chiều sâu có mục đích phát triển đồng đều tất cả các vùng, cả thành thị lẫn nông thôn. Để vạch ra được các đề án quy hoạch này, đòi hỏi phải có những nghiên cứu liên ngành thấu đáo về điều kiện tự nhiên và văn hóa xã hội của các vùng, đặc biệt là những ưu thế của mỗi vùng để phát huy. Chính những ưu thế được phát huy này sẽ tạo ra những đặc thù riêng, hấp dẫn của từng vùng mà lõi của vùng chính là trung tâm đô thị. Quy phát triển thành phố, hay trung tâm đô thị theo chiều sâu chính là quy hoạch phát triển hạ tầng đô thị. Ta hiểu và quy ước có ba loại (cấp) hạ tầng đô thị gồm: hạ tầng vật lý, hạ tầng dịch vụ và hạ tầng xã hội.
Hạ tầng vật lý chính là cơ sở vật chất của đô thị, bao gồm toàn bộ các công trình có thể nhìn thấy được. Hạ tầng dịch vụ là hệ thống quản lý khai thác và phân phối hệ thống hạ tầng vật lý sao cho người dân có thể tiếp cận và sử dụng được. Hạ tầng xã hội chính là kết quả đánh giá chất lượng của hai hệ thống hạ tầng trước, gồm một loạt các chỉ số như tuổi thọ trung bình, tỉ lệ trẻ em sống khi sinh, tỉ lệ suy dinh dưỡng, phổ cập giáo dục, tỉ lệ biết chữ, trình độ nhận thức, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế v.v. Như vậy, phát triển đô thị theo chiều sâu chính là quy hoạch xây dựng hệ thống hạ tầng vật lý và thiết lập hệ thống quản lý hạ tầng. Hai yếu tố hạ tầng này cần có phương án phát triển đồng bộ và đồng thời nhằm thu được hiệu quả cao nhất về hạ tầng xã hội.
—————–
*Nghiên cứu sinh khoa học đô thị, Viện nghiên cứu đô thị Paris
Việc tập trung các vùng lãnh thổ cho một cơ quan quản lý hành chính có thể gây quá tải cho cơ quan quản lý này. Hiện tượng này rất phổ biến ở các nước đang phát triển và được gọi là “hội chứng đô thị đầu to” hay “siêu đô thị”. (…) Hội chứng này là mối lo chung trên toàn thế giới. Vấn đề nan giải của các đô thị này là hố sâu giầu nghèo (về kinh tế và tri thức) và chênh lệch giữa đô thị và nông thôn.
KTS Bùi Kiến Quốc *
(Visited 61 times, 1 visits today)