Nghệ sĩ Chu Lượng: “Quan trọng là chúng ta đón nhận nghệ thuật truyền thống như thế nào”
PV: Thưa nghệ sĩ, anh có thể cho biết mục đích của cuộc triển lãm về rối nước mang tên “Nhân gian” sẽ thực hiện tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam sắp tới? Nghệ sĩ Chu Lượng: Cuộc triển lãm này nhằm tôn vinh vẻ đẹp của rối nước truyền thống, thông qua nghệ thuật sắp đặt những con rối nước và những vật dụng, những sản vật nông nghiệp thân thuộc trong đời sống của con người Việt Nam từ xưa đến nay. Đời sống của con người VN trên đất đai họ lao động, trong đấu tranh giữ nước, trong sinh hoạt thường nhật và trong đời sống tâm linh sẽ được nghệ thuật hóa để từ đó, chúng ta tôn vinh những giá trị truyền thống mà chính con người Việt Nam đã sáng tạo ra.
Đây là cuộc triển lãm đầu tiên có quy mô lớn về rối nước cũng như các vật dụng, nông cụ, sản vật nông nghiệp. Vậy, nên hiểu triển lãm là biểu diễn nghệ thuật rối nước hay nghệ thuật sắp đặt?
Là nghệ thuật sắp đặt. Nhưng nhân vật là rối. Chủ đề và các chất liệu để thể hiện ý đồ sắp đặt là tất cả những gì thuộc về nghệ thuật rối.
Trước đây, anh được biết đến như một họa sĩ. Mười mấy năm gắn bó với nghệ thuật rối nước đã khiến anh nảy ra ý định “tìm mình” trong tạo hình đương đại kết hợp nghệ thuật sân khấu?
Tôi đơn thuần là một nghệ sĩ, cũng chẳng mấy khi ý thức mình là người gắn bó với rối nước hay là anh chàng đã từng học thành bài bản về mỹ thuật, có “gen” di truyền về mỹ thuật. Mọi người hiểu về tôi thế nào cũng được, điều quan trọng nhất là tôi sẽ làm được điều mình mong muốn, trình diện một diện mạo rối nước truyền thống quyến rũ, hấp dẫn nhưng cũng không kém phần mới mẻ. Chính những “tơ tưởng” với mỹ thuật đã khơi gợi cho tôi ý tưởng để thực hiện những khám phá của mình về nghệ thuật rối nước.
Sự mới mẻ ấy sẽ thể hiện cụ thể ra sao? Có phải là ở sự xuất hiện khá nhiều nhân vật rối không theo khuôn mẫu truyền thống, đậm dấu ấn sáng tạo cá nhân?
Trong một tác phẩm nghệ thuật, bao giờ người nghệ sĩ cũng gửi gắm cái tôi, cái riêng của mình vào đấy. Tôi cũng muốn thông qua cuộc triển lãm này để giới thiệu những sáng tạo mới của mình, và mọi người sẽ nhìn thấy đó là triển lãm rối nước của Chu Lượng (chứ không phải của người khác) – đơn giản vậy thôi. Nội dung của triển lãm sẽ chia làm ba mảng: mảng rối truyền thống, mảng trình diễn nghệ thuật rối truyền thống và mảng rối mang hơi thở đương đại, là những nhân vật rối có tình cảm, cuộc đời riêng của nó. Mọi người sẽ cảm nhận triển lãm hoàn toàn theo tinh thần phối hợp của ba mảng rối này. Thể hiện và phối hợp có khéo léo, đạt được như ý đồ thể hiện một cái nhìn tĩnh trong động về đời sống và nghệ thuật hay không, lại là chuyện khác.
Rối “cách tân” trong sáng tạo của anh liệu có phá vỡ hình ảnh, bản thể của rối truyền thống không, thưa anh?
Nhiều học trò khi xem các con rối mà tôi sáng tạo tại xưởng cũng băn khoăn tương tự vậy. Xưa nay, mọi người đều lo âu sự sáng tạo, cách tân sẽ phá vỡ những yếu tố truyền thống, nhất là đối với rối nước, một loại hình mà yếu tố truyền thống của nó không chỉ đậm đặc, còn là tinh thần và làm nên sự hấp dẫn riêng của nghệ thuật ấy nữa. Nhưng, sáng tạo và cách tân của tôi bao giờ cũng là để tôn vinh vẻ đẹp của rối nước. Ví dụ ở kịch mục “Quan trạng vinh quy”, theo truyền thống, từ đầu đến cuối là câu chuyện quan trạng ngồi trong võng lọng vinh quy bái tổ. Làm thế nào để trò diễn không khiến khán giả nhàm chán khi xem lại, mà trò rối cũng phát huy được những đặc tính sinh động? Tôi cho quan trạng…nhảy vào võng với vợ, rồi lại nhảy ra. Động tác cách tân ấy làm trò rối phong phú hẳn lên. Mà yếu tố truyền thống của nó thì không hề biến mất.
Nhưng sự cách tân này không chỉ là cách tân trò diễn, mà còn với chính những nhân vật rối. Những con rối biểu lộ các trạng thái tình cảm hiện đại liệu có phù hợp trên sân khấu rối nước truyền thống?
Mặc dù mỗi người gắn bó với nghệ thuật rối nước như chúng tôi đều hiểu bản chất của rối nước là tự nhiên, khi chúng ta có sự tham gia, đưa hơi thở đương đại vào nó, đó sẽ là một bài toán rất khó. Chúng ta không thể đưa tôn giáo, tuyên truyền vào sân khấu rối nước, nhưng cũng không thể để sự phục hồi và tôn vinh rối nước truyền thống bị mai một, lệch lạc. Mấy năm qua, sân khấu rối nước vẫn dẫm chân tại chỗ, các trò rối vẫn y nguyên không gì mới, nhưng khán giả của sân khấu rối nước truyền thống hôm nay không chỉ là những người tò mò, tìm hiểu, thích thú với những nhân vật rối nguyên mẫu như chú Tễu, cô tiên, quan trạng…của ngày xưa nữa. Biểu lộ được những trạng thái tình cảm của họ, là một cách để họ thấy gần gũi và gắn bó với sân khấu rối nước hơn. Nghệ thuật mà không có sự gắn bó với đời sống thì làm sao có hơi thở cuộc sống, làm sao hấp dẫn công chúng được?
Kinh phí và thời gian thực hiện cuộc triển lãm này, từ lúc chuẩn bị cho đến khi ra mắt là bao nhiêu?
Mất hai năm chúng tôi mới “hòm hòm” những ý tưởng và bắt tay vào làm rối. Làm được một con rối đúng quy trình của nó, cũng phải mất khoảng 6 tháng. Dự kiến triển lãm sẽ “ngốn” khoảng chừng 300 triệu, đó là mới chỉ tính kinh phí làm rối, chưa tính đến bất kì một chi phí nào khác như nông cụ, sản vật nông nghiệp…
Sự xuất hiện của anh ở cuối triển lãm sẽ hoàn tất “công đoạn” kí tên và bán rối. Hình như yếu tố kinh doanh cũng rất được lưu tâm?
Hoàn toàn không hề có sự kinh doanh ở đây. Chúng tôi xác định trước là những người bỏ tiền mua một con rối đúng với giá trị nghệ thuật của nó rất ít. Đó chỉ là hình thức mang ý nghĩa lưu niệm và khuyến khích mọi người đến với những nhân vật rối mà thôi.
Nhận xét của anh về tình hình phát triển nghệ thuật rối nước hiện nay?
Nghệ thuật rối nước hôm nay đã phát lộ một vài điểm sáng. Một năm, nhà hát Rối Trung ương cho ra đời đến ba vở rối nước mới, đó là “Đức Thánh Trần”, “Cuộc phiêu lưu của Tễu” và “Những chuyện cổ tích của Andecxen”. Tuy nhiên, hiệu quả của việc tìm ra những hướng đi mới vẫn là vấn đề cần phải có thời gian xem xét. Theo tôi, chúng ta không nên áp đặt tâm lí, đời sống hiện đại vào cảm quan trong lành của rối nước truyền thống.Và nếu cần phải nói gì đó, tôi xin nhấn mạnh rằng: nghệ thuật truyền thống của cha ông rất xứng đáng để chúng ta tôn vinh, nhưng thái độ của chúng ta hôm nay đón nhận nó như thế nào cũng là điều quan trọng không kém!
Xin cảm ơn anh.
Là nghệ thuật sắp đặt. Nhưng nhân vật là rối. Chủ đề và các chất liệu để thể hiện ý đồ sắp đặt là tất cả những gì thuộc về nghệ thuật rối.
Trước đây, anh được biết đến như một họa sĩ. Mười mấy năm gắn bó với nghệ thuật rối nước đã khiến anh nảy ra ý định “tìm mình” trong tạo hình đương đại kết hợp nghệ thuật sân khấu?
Tôi đơn thuần là một nghệ sĩ, cũng chẳng mấy khi ý thức mình là người gắn bó với rối nước hay là anh chàng đã từng học thành bài bản về mỹ thuật, có “gen” di truyền về mỹ thuật. Mọi người hiểu về tôi thế nào cũng được, điều quan trọng nhất là tôi sẽ làm được điều mình mong muốn, trình diện một diện mạo rối nước truyền thống quyến rũ, hấp dẫn nhưng cũng không kém phần mới mẻ. Chính những “tơ tưởng” với mỹ thuật đã khơi gợi cho tôi ý tưởng để thực hiện những khám phá của mình về nghệ thuật rối nước.
Sự mới mẻ ấy sẽ thể hiện cụ thể ra sao? Có phải là ở sự xuất hiện khá nhiều nhân vật rối không theo khuôn mẫu truyền thống, đậm dấu ấn sáng tạo cá nhân?
Trong một tác phẩm nghệ thuật, bao giờ người nghệ sĩ cũng gửi gắm cái tôi, cái riêng của mình vào đấy. Tôi cũng muốn thông qua cuộc triển lãm này để giới thiệu những sáng tạo mới của mình, và mọi người sẽ nhìn thấy đó là triển lãm rối nước của Chu Lượng (chứ không phải của người khác) – đơn giản vậy thôi. Nội dung của triển lãm sẽ chia làm ba mảng: mảng rối truyền thống, mảng trình diễn nghệ thuật rối truyền thống và mảng rối mang hơi thở đương đại, là những nhân vật rối có tình cảm, cuộc đời riêng của nó. Mọi người sẽ cảm nhận triển lãm hoàn toàn theo tinh thần phối hợp của ba mảng rối này. Thể hiện và phối hợp có khéo léo, đạt được như ý đồ thể hiện một cái nhìn tĩnh trong động về đời sống và nghệ thuật hay không, lại là chuyện khác.
Rối “cách tân” trong sáng tạo của anh liệu có phá vỡ hình ảnh, bản thể của rối truyền thống không, thưa anh?
Nhiều học trò khi xem các con rối mà tôi sáng tạo tại xưởng cũng băn khoăn tương tự vậy. Xưa nay, mọi người đều lo âu sự sáng tạo, cách tân sẽ phá vỡ những yếu tố truyền thống, nhất là đối với rối nước, một loại hình mà yếu tố truyền thống của nó không chỉ đậm đặc, còn là tinh thần và làm nên sự hấp dẫn riêng của nghệ thuật ấy nữa. Nhưng, sáng tạo và cách tân của tôi bao giờ cũng là để tôn vinh vẻ đẹp của rối nước. Ví dụ ở kịch mục “Quan trạng vinh quy”, theo truyền thống, từ đầu đến cuối là câu chuyện quan trạng ngồi trong võng lọng vinh quy bái tổ. Làm thế nào để trò diễn không khiến khán giả nhàm chán khi xem lại, mà trò rối cũng phát huy được những đặc tính sinh động? Tôi cho quan trạng…nhảy vào võng với vợ, rồi lại nhảy ra. Động tác cách tân ấy làm trò rối phong phú hẳn lên. Mà yếu tố truyền thống của nó thì không hề biến mất.
Nhưng sự cách tân này không chỉ là cách tân trò diễn, mà còn với chính những nhân vật rối. Những con rối biểu lộ các trạng thái tình cảm hiện đại liệu có phù hợp trên sân khấu rối nước truyền thống?
Mặc dù mỗi người gắn bó với nghệ thuật rối nước như chúng tôi đều hiểu bản chất của rối nước là tự nhiên, khi chúng ta có sự tham gia, đưa hơi thở đương đại vào nó, đó sẽ là một bài toán rất khó. Chúng ta không thể đưa tôn giáo, tuyên truyền vào sân khấu rối nước, nhưng cũng không thể để sự phục hồi và tôn vinh rối nước truyền thống bị mai một, lệch lạc. Mấy năm qua, sân khấu rối nước vẫn dẫm chân tại chỗ, các trò rối vẫn y nguyên không gì mới, nhưng khán giả của sân khấu rối nước truyền thống hôm nay không chỉ là những người tò mò, tìm hiểu, thích thú với những nhân vật rối nguyên mẫu như chú Tễu, cô tiên, quan trạng…của ngày xưa nữa. Biểu lộ được những trạng thái tình cảm của họ, là một cách để họ thấy gần gũi và gắn bó với sân khấu rối nước hơn. Nghệ thuật mà không có sự gắn bó với đời sống thì làm sao có hơi thở cuộc sống, làm sao hấp dẫn công chúng được?
Kinh phí và thời gian thực hiện cuộc triển lãm này, từ lúc chuẩn bị cho đến khi ra mắt là bao nhiêu?
Mất hai năm chúng tôi mới “hòm hòm” những ý tưởng và bắt tay vào làm rối. Làm được một con rối đúng quy trình của nó, cũng phải mất khoảng 6 tháng. Dự kiến triển lãm sẽ “ngốn” khoảng chừng 300 triệu, đó là mới chỉ tính kinh phí làm rối, chưa tính đến bất kì một chi phí nào khác như nông cụ, sản vật nông nghiệp…
Sự xuất hiện của anh ở cuối triển lãm sẽ hoàn tất “công đoạn” kí tên và bán rối. Hình như yếu tố kinh doanh cũng rất được lưu tâm?
Hoàn toàn không hề có sự kinh doanh ở đây. Chúng tôi xác định trước là những người bỏ tiền mua một con rối đúng với giá trị nghệ thuật của nó rất ít. Đó chỉ là hình thức mang ý nghĩa lưu niệm và khuyến khích mọi người đến với những nhân vật rối mà thôi.
Nhận xét của anh về tình hình phát triển nghệ thuật rối nước hiện nay?
Nghệ thuật rối nước hôm nay đã phát lộ một vài điểm sáng. Một năm, nhà hát Rối Trung ương cho ra đời đến ba vở rối nước mới, đó là “Đức Thánh Trần”, “Cuộc phiêu lưu của Tễu” và “Những chuyện cổ tích của Andecxen”. Tuy nhiên, hiệu quả của việc tìm ra những hướng đi mới vẫn là vấn đề cần phải có thời gian xem xét. Theo tôi, chúng ta không nên áp đặt tâm lí, đời sống hiện đại vào cảm quan trong lành của rối nước truyền thống.Và nếu cần phải nói gì đó, tôi xin nhấn mạnh rằng: nghệ thuật truyền thống của cha ông rất xứng đáng để chúng ta tôn vinh, nhưng thái độ của chúng ta hôm nay đón nhận nó như thế nào cũng là điều quan trọng không kém!
Xin cảm ơn anh.
P.V
(Visited 2 times, 1 visits today)