Người đổi thủ cấp của mình lấy nghiệp Duy Tân!
Cách đây đúng 100 năm (1908-2008), khi thế kỉ 19 vừa khép lại trong âm hưởng đau thương, thế kỉ 20 lại bắt đầu với cuộc chiến đấu can trường và sáng ngời đại nghĩa của các chí sĩ yêu nước trong phong trào Duy Tân...
Năm 1908, lại một lần nữa, xứ sở Trầm Hương (Nha Trang-Khánh Hoà) phải nuốt nước mắt, nghiến răng nén nỗi đau thương, vĩnh biệt người con tiết tháo của miền Trung quật khởi: ông Nghè Thai Sơn Trần Quý Cáp. Nhân phong trào “xin sưu xin thuế” bùng nổ ở Quảng Nam, thực dân Pháp và lũ tay sai kiếm cớ khép chí sĩ Trần Quý Cáp lúc ấy đang ngồi dạy học trò ở Diên Khánh, vào tội chết. Nhưng thật ra chúng khiếp sợ xu hướng Duy Tân mà ông cùng các chí sĩ đồng hương Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng khởi xướng. Cho nên có thể nói, chí sĩ họ Trần đã đổi thủ cấp của mình lấy nghiệp Duy Tân! Chí sĩ Huỳnh Thúc Kháng có bài thơ viếng bạn:
Gươm xách xăm xăm tách dặm miền
Làm quan vì mẹ há vì tiền
Quyết đem học mới thay nô kiếp
Ai biết quyền dân nảy họa nguyên.
Bồng đảo gió chưa đưa giấc mộng,
Nha Trang cỏ đã khóc hồn thiêng,
Chia tay chén rượu còn đương nóng,
Đà Nẵng đưa nhau lúc xuống thuyền… Nghĩ về câu chuyện một thế kỷ trước, gương tiết tháo của bậc chí sĩ xứ Quảng, lớp hậu sinh chúng tôi muôn phần tôn kính. Một bài thơ tôi vừa viết, xin được trích ít dòng hầu bạn đọc:
Mặt trời lên ánh đỏ
Thiên địa tinh khôi
Mùa xuân vạm vỡ
Biển được đặt tên
Rừng ta đếm tuổi
Gió cứ ào ào thổi
Sóng cứ dào dạt lên
Tóc ai xanh như lá
Ngào ngạt rừng trầm hương
Mắt chớp biển mưa nguồn
Đèo Cổ Mã vươn dài theo vó ngựa
Mây Ninh Hòa sương khói phủ đỉnh non
Vịnh Vân Phong đưa bàn tay che chở
Như vòng tay của mẹ biển Nha Trang
Bừng sáng từ cực đông
Thuyền chèo khua bọt nước
Vỗ mái chèo ta hát
Dô huầy
Huầy dô…
…
Ta lại ra đi, một thời giữ đất
Lưỡi gươm khua cho máu nóng sục sôi
Vang vọng mãi tiếng cha ông bất khuất
Nam quốc sơn hà…
Gươm xách xăm xăm tách dặm miền
Làm quan vì mẹ há vì tiền
Quyết đem học mới thay nô kiếp
Ai biết quyền dân nảy họa nguyên.
Bồng đảo gió chưa đưa giấc mộng,
Nha Trang cỏ đã khóc hồn thiêng,
Chia tay chén rượu còn đương nóng,
Đà Nẵng đưa nhau lúc xuống thuyền… Nghĩ về câu chuyện một thế kỷ trước, gương tiết tháo của bậc chí sĩ xứ Quảng, lớp hậu sinh chúng tôi muôn phần tôn kính. Một bài thơ tôi vừa viết, xin được trích ít dòng hầu bạn đọc:
Mặt trời lên ánh đỏ
Thiên địa tinh khôi
Mùa xuân vạm vỡ
Biển được đặt tên
Rừng ta đếm tuổi
Gió cứ ào ào thổi
Sóng cứ dào dạt lên
Tóc ai xanh như lá
Ngào ngạt rừng trầm hương
Mắt chớp biển mưa nguồn
Đèo Cổ Mã vươn dài theo vó ngựa
Mây Ninh Hòa sương khói phủ đỉnh non
Vịnh Vân Phong đưa bàn tay che chở
Như vòng tay của mẹ biển Nha Trang
Bừng sáng từ cực đông
Thuyền chèo khua bọt nước
Vỗ mái chèo ta hát
Dô huầy
Huầy dô…
…
Ta lại ra đi, một thời giữ đất
Lưỡi gươm khua cho máu nóng sục sôi
Vang vọng mãi tiếng cha ông bất khuất
Nam quốc sơn hà…
Thời đánh giặc mỗi ngôi nhà cũng thành đồn lũy
Mỗi cuộc chia tay đều có thể cuối cùng
Thời đánh giặc gan vàng thi đạn sắt
Những mái đầu xanh rơi xuống bãi chiến trường…
…
Thủa nước mất nhà tan
lệ khô trong hốc mắt
Trần Quý Cáp bước lên đoạn đầu đài
Ngoảnh mặt trông phương bắc
Ung dung đi vào cõi chết
Giọt máu thiêng gửi lại đất Ninh Hòa
Hãy gầm lên
Hỡi dòng sông và biển cả
Hỡi núi non, đồng ruộng xứ Trầm Hương
Hãy gầm lên
Vĩnh biệt
Người dâng thủ cấp của mình cho sự nghiệp Duy Tân…
Nguyễn Khắc Phục
(Visited 2 times, 1 visits today)