Những người hát rong Trung cổ: Quyền lực của tiếng cười

Được sáng tác để biểu diễn trực tiếp trước khán giả ở khắp mọi nơi, những trò hài hước trong các vở kịch Trung cổ thường dùng để chọc tức những kẻ quyền thế hợm hĩnh và những nông dân tham lam.

Chân dung một người Anh hát rong thời Trung cổ.

Những trò giải trí khắp các hang cùng ngõ hẻm, thường được coi là để những người bình dân sống cách chúng ta nhiều thế kỷ thư giãn đầu óc sau những công việc thường nhật, giống như cách chúng ta hằng tối ngồi trước ti vi và say sưa theo dõi các talk show, tạp kỹ truyền hình. Tuy nhiên, các học giả ngày nay biết rất ít về những người sáng tác ra chúng. Mới đây, người ta bất ngờ phát hiện ra một vở hài kịch thời Trung cổ giữa những trang bản thảo Heege, một bản thảo văn học thế kỷ 15 ở Bảo tàng Quốc gia Scotland. “Nó đem lại cho chúng tôi có một cái nhìn vào các trò hài kịch và giải trí thời Trung cổ mà có thể từng bị lãng quên”, James Wade, một nhà nghiên cứu văn học tại ĐH Cambridge, nói với Washington Post, đồng thời lưu ý đến những nét tương đồng giữa phong cách hài hước của các vở kịch loại này với văn hóa giải trí đại chúng ngày nay.

Nghiên cứu mới, xuất bản trên tạp chí The Review of English Studies, “Entertainments from a Medieval Minstrel’s Repertoire Book” của James Wade, cho chúng ta thấy một phần cuộc sống của những người hát rong châu Âu mà nay đã bị lãng quên. 

Những nghệ sĩ hát rong thời Trung cổ

Trong xã hội Trung cổ, một người hát rong là một nghệ sĩ giải trí tầm thường. Anh ta thường đi đến các quán rượu để hát những chủ đề thường ngày của người nông dân (thường có chủ đề tục tằn), chọc cười khán giả bằng cách chế giễu họ và cả những ông bà lãnh chúa của họ. Sự tồn tại của họ đều được ghi nhận trong các tài liệu châu Âu thời Trung cổ nhưng có lẽ là do hầu hết những người hát rong đều là người mù chữ nên vẫn không có bằng chứng trực tiếp nào về các vở hài kịch của họ còn tồn tại từ thời kỳ đó ở Anh. Wade cũng cho rằng, đây cũng là nguyên nhân khiến cho bản thảo Heege trở nên độc đáo. “Nó do một người nào đó ghi lại khi đến xem một buổi trình diễn của một nghệ sĩ hát rong”, ông nói, dựa trên một phân tích mới về văn bản, trong đó ghi nhận sự tương tác giữa khán giả với người trình diễn, sự hài hước độc địa và sự ngắn gọn giữa các màn, tất cả đều khiến cho nó vừa khớp với khoảng thời gian nghỉ ngắn giữa các buổi tiệc tùng.

Trò vui của người hát rong trong bản thảo này đã vẽ ra một bức tranh sống động về sự hài hước của người Anh vào cuối thời Trung cổ, đảo ngược những cảnh thường nhật thành những trò hài hước và thường xuyên cho những người nông dân và các lãnh chúa vào thế trớ trêu bởi sự ngu ngốc hoặc tham lam của họ.

“Người nghệ sĩ hát rong là người thích châm biếm. Sự châm biếm của anh ta thường gắn liền với hài tình huống, trò tếu, với sự hài hước dựa trên những chức năng cơ thể thô thiển và sẵn sàng biến khán giả thành trò cười”, Wade cho biết, và nói thêm là cuốn sách hài hước này cũng chứa đựng một thứ tự quy chiếu (self-referencing) – khái niệm liên quan đến việc đề cập đến các thuộc tính, đặc điểm hoặc hành động của bản thân hoặc của một người khác – mang lại một cảm giác hiện đại. 

Trò vui của người hát rong trong bản thảo này đã vẽ ra một bức tranh sống động về sự hài hước của người Anh vào cuối thời Trung cổ, đảo ngược những cảnh thường nhật thành những trò hài hước và thường xuyên cho những người nông dân và các lãnh chúa vào thế trớ trêu bởi sự ngu ngốc hoặc tham lam của họ. Ví dụ, trong một cuốn mỏng có tựa đề “The Hounding of the Hare”, những người nông dân ngốc nghếch lên đường đi săn thỏ. Trong sự hỗn loạn và bối rối của cuộc săn đuổi, những kẻ đi săn kết thúc với việc săn lùng lẫn nhau. Mọi thứ hỗn độn đến mức mà một người nông dân còn sợ hãi đến mức nghĩ là con thỏ sẽ giết chết mình hơn là đám đồng bọn xung quanh.

Cũng như nhiều tác phẩm dân gian, động vật trở thành một nguồn hài hước quan trọng cho kịch mục của những người hát rong. Ở một bản thảo khác, người gây cười kể về chuyện anh ta vào một nhà thờ và khám phá ra những chiếc ghế dài đầy những cá. Cũng có lần anh dự một bữa tiệc được những con cáo phục vụ và một con ong chơi đàn ống.

Tuy nhiên không phải bao giờ văn bản cũng trả lời được tất cả mọi bí ẩn chúng ta muốn biết. Ví dụ, không rõ là những người trình diễn thứ vật liệu được ghi lại trong bản thảo này có thể là ai? Những kẻ lang thang cầu bơ cầu bất, cả đời chỉ đi hát rong hay chỉ đi hát rong khắp đô thị hay những người hát rong của địa phương? Dẫu Wade có thể đưa ra những lời suy đoán về danh tính của tác giả nhưng ông lại không cảm thấy chắc chắn về điều đó. Đó có thể là người hát rong lang thang mọi nơi – hoặc có thể là cả hai. “Một người hát rong ‘chuyên nghiệp’ có thể có một ngày làm việc là đi hát vào buổi tối và vì vậy, theo nghĩa đó, ‘bán chuyên nghiệp’ là người hát rong ở một số địa phương cụ thể, hoạt động trong những cái làng gần gần và được biết đến rộng rãi trong khu vực này”, Wade viết trong công bố. Cân bằng lại thì các văn bản trong cuốn bản thảo này cho thấy người hát rong của chính loại này: có những câu chuyện, trò hài hước ở một số vùng với tên cụ thể nhưng cũng có các câu chuyện được tạo ra cho những chuyến đi xa, với việc thiếu xác thực được thiết kế về nơi chốn để có thể điều chỉnh cho khán giả ở những nơi khác. Theo những cách cấu trúc và chức năng hóa thì các văn bản dường như phù hợp một cách đặc biệt với việc thương mại hóa của nghệ thuật hát rong”. 

Những vở kịch của người hát rong nằm trong Bản thảo Heege thế kỷ 15 hiện đang được lưu giữ ở Bảo tàng Quốc gia Scotland.

Nghiên cứu này chúng ta thấy những người hát rong còn làm được nhiều hơn cả việc chia sẻ những câu chuyện mang tính sử thi của Robin Hood hay những cuộc đời của các hiệp sĩ hay vị vua dũng cảm. “Tất nhiên, điều đó không phải đặt ra bối cảnh các nghệ sĩ hát rong Trung cổ có thể trình diễn các câu chuyện lãng mạn, các câu chuyện kịch tính hay các bản ballad Robin Hood mà đúng hơn là thấy được bản thảo Heege mở rộng các tham số của kịch mục trình diễn của họ vượt ra ngoài điều thông thường mà chúng ta vẫn nghĩ, bao gồm cả thơ cũng như văn xuôi. Nó còn có rất nhiều thứ khác như có những điều châm biếm, mỉa mai, sự vô nghĩa lý, có những chủ đề riêng biệt, có sự tương tác với khán giả, có siêu hư cấu và siêu hài”, Wade viết. “Bức tranh mới nảy sinh này là một ước nguyện của người trình diễn mong muốn chọc cười bất cứ ai trong đám khán giả, vốn thuộc về một phổ rộng cấp bậc, địa vị trong xã hội”. 

Sự châm biếm không tha một ai

Các nghệ sĩ hát rong thời Trung cổ có trí tưởng tượng vô cùng phong phú, và sự hóm hỉnh vô cùng sắc bén, những người phương Tây thường vẫn nhớ đến họ rất lâu sau khi những câu chuyện kể và trò hài hước cúa họ đã dần phai nhạt. Bản thân Wade cũng cảm thấy bị ấn tượng bởi kỹ năng hài hước và tài khéo của họ, dẫu cho nội dung những điều họ pha trò hay kể ra thô thiển đến đâu. “Một kết luận thú vị khác là người hát rong không chỉ rất hài hước mà còn có khả năng trình diễn thơ rất tốt và có thể kể những câu chuyện phức tạp một cách hoa mỹ”, Wade nói.

Nghe có vẻ như trái ngược với những điều người ta vẫn nghĩ nhưng trên thực tế, đó là lý do giải thích tại sao, những câu chuyện này lại được ghi lại. Bởi vì những người hát rong đã sử dụng một hình thức đỉnh cao của hài mà ngày nay người ta gọi là hài siêu thực/hài phi lý (absurdist humor) – dạng hài được dự đoán dựa trên việc cố ý vi phạm lý luận nhân quả, do đó tạo ra các sự kiện và hành vi rõ ràng là phi logic – có thể nó sẽ khó hiểu để nhớ mọi việc một cách hoàn hảo, vì vậy ai đó ghi lại có thể giúp đem lại cho người sáng tạo một bản thảo, mặt khác lại tạo ra những hướng dẫn cho những nghệ sĩ hát rong tương lai để có thể học hỏi. Wade cũng lưu ý là, dựa trên một số ghi chú và từ ngữ, thì sự xuất hiện của bản thảo Heege, trong đó có cả các vở kịch dạng này, cho thấy nó thường xuất hiện trong những bữa tiệc lớn và các sự kiện trong đời sống xã hội, và thường thu hút sự theo dõi của các khán giả ở một phạm vi tầng lớp xã hội khác nhau.

Một kết luận thú vị khác là người hát rong không chỉ rất hài hước mà còn có khả năng trình diễn thơ rất tốt và có thể kể những câu chuyện phức tạp một cách hoa mỹ, theo Wade bởi những người hát rong đã sử dụng một hình thức đỉnh cao của hài mà ngày nay người ta gọi là hài siêu thực/hài phi lý (absurdist humor).

Và sau tất cả những điều đó, giống như những vở hài kịch ngày nay, những người hát rong thường hướng đến ai đó từ tầng lớp tăng lữ, quý tộc đến nông dân. Trong khi nhiều tài liệu tham chiếu giải thích cho những điều châm biếm đó chỉ mang tính thời sự, do đó mất đi ý nghĩa đối với khán giả ngày nay nhưng ít nhiều chất hài hước của nó vẫn còn hiểu được. Ví dụ trong “Cuộc đi săn thỏ” chẳng hạn, “bạo lực ở đây rất vô nghĩa và cái chất hài thì thô lỗ – hài hước về sự thiếu kiềm chế”, Wade viết trong công bố. Bối cảnh cụ thể của câu chuyện không được miêu tả đủ để nhận ra đó là nơi nào nhưng người hát rong có thể lồng câu chuyện phù hợp với bất cứ nơi đâu, đủ để họ cảm thấy cần thiết và an toàn tại chính cộng đồng mà họ đang biểu diễn.

Những người nghệ sĩ hát rong cũng không ngần ngại chĩa mũi dùi châm biếm vào tầng lớp cao trong xã hội. Ví dụ có chuyện kể về ba vị vua ăn nhiều đến mức ngực họ bị nứt ra và 24 con bò lao ra. Ngay cả nhân vật Robin Hood được nhiều người yêu mến cũng không bị loại trừ. Trong tập bản thảo có một truyện tên là “The Battle of Brackonwet”, trong đó nói đến Robin Hood cũng như những con lợn, ong và gấu thông minh. Giống hài kịch hiện đại, chất hài hước của các nghệ sỹ Trung cổ dường như thích sử dụng sự ngớ ngẩn, thô bạo, thậm chí là bạo lực theo những cách rất thông minh. Những người hát rong rõ ràng không né tránh việc gây khó chịu – hoặc tỏ ra thông minh và tỏ thái độ muốn bung phá cái môi trường xã hội nho nhỏ quanh mình, ngay cả khi họ chỉ đi loanh quanh trong quán rượu.

Những vở kịch của người hát rong nằm trong Bản thảo Heege thế kỷ 15 hiện đang được lưu giữ ở Bảo tàng Quốc gia Scotland.

Câu chuyện về những nghệ sỹ hát rong cũng mở thêm cho chúng ta một cánh cửa nhìn vào đời sống xã hội thường nhật ở thời kỳ này. Khi họ biểu diễn thì Cuộc chiến Hoa hồng – một loạt các cuộc nội chiến tranh giành vương vị nước Anh giữa những người ủng hộ hai dòng họ hoàng gia Lancaster và York, trong đó gia huy của đại diện cho nhà York có hình hoa hồng trắng còn và hoa hồng đỏ đại diện cho nhà Lancaster – vẫn đang diễn ra và do đó với mọi người sống ở Anh khi ấy, cuộc sống đều rất khó khăn. Tuy nhiên Wade cho là “Những văn bản này nhắc nhở chúng ra rằng hội hè giải trí vẫn diễn ra suốt tại thời điểm sự chuyển động của xã hội đang không ngừng gia tăng”.

“Mọi người hồi đó tiệc tùng nhiều hơn so với chúng ta ngày nay, vì vậy những người hát rong có nhiều cơ hội để thể hiện tài năng của mình. Họ thực sự là những nhân vật quan trọng trong đời sống của con người khắp xã hội đã được phân bậc này. Những văn bản đó giúp chúng ta hình dung rõ hơn về cuộc sống đời thường thú vị như thế nào”. 

Có thể có nhiều bằng chứng hơn được phát hiện ra nhưng Wade nhấn mạnh rằng những ghi chép về những người hát rong như vậy không nhiều và chúng ta cần phải đi tìm thêm một số bằng chứng khác, giống như tập bản thảo Heege khi ẩn chứa những chứng cứ đầy giá trị về những màn trình diễn.

Những bài thơ về những con thỏ sát thủ và gấu hiếu chiến dường như không có nhiều nét thâm thúy nhưng trong những câu chuyện đó, chúng được sử dụng như một phương tiện để thách thức quyền lực và khơi lên những câu hỏi sâu sắc cho khán giả của mình. 

“Các vở kịch hát rong thường chứa đựng dấu vết của nghệ thuật đỉnh cao”, Wade nói trong một thông cáo báo chí “Đó là một cái gì đó khác biệt, một thứ điên rồ và phản kháng nhưng cũng ẩn chứa nhiều giá trị”.□

Tô Vân tổng hợp 

https://www.salon.com/2023/06/04/scholars-may-have-an-authentic-manuscript-of-a-medieval-comedy-show-and-its-pretty-funny/
https://www.washingtonpost.com/history/2023/06/04/medieval-jokes-heege-manuscript/

Tác giả

(Visited 67 times, 1 visits today)