Nobel Văn học: “Một ngôi sao mới mọc ở đằng Đông”

Giải thưởng Nobel văn học năm 2006 vừa qua đã được trao cho Ferit Orhan Pamuk khiến ông trở thành nhà văn Thổ Nhĩ Kì đầu tiên được giải thưởng danh giá của Viện Hàn lâm Thụy Điển. Mặc dù danh tiếng của Pamuk bị giảm sút nghiêm trọng ngay trên chính quê hương mình, song sự hâm mộ của bạn đọc trên khắp thế giới dành cho ông vẫn tiếp tục tăng. Là một nhà văn lớn của Thổ Nhĩ Kì, tác phẩm của ông được dịch ra trên 40 thứ tiếng khác nhau, ông giành được rất nhiều giải thưởng văn học trong nước cũng như quốc tế.

Cuộc đời – Sáng tác:
Pamuk, sinh năm 1952 tại Istanbul, lớn lên trong một gia đình giàu có, điều này đã được ông miêu tả qua cuốn tiểu thuyết “The Black Book” và  “Mr Cevdet and his sons” cũng như trong cuốn hồi kí “Istanbul”. Tốt nghiệp trường Đại học Robert của Istanbul, theo nguyện vọng của gia đình, ông học nghề kiến trúc tại trường Đại học Công nghệ Istanbul. Tuy nhiên, sau ba năm, ông quyết định bỏ học để trở thành nhà văn và đã tốt nghiệp khoa báo chí của trường Đại học Istanbul vào năm 1976. Ông đến Mĩ trong 4 năm (1985-1988) để tham gia một khóa học tại trường Đại học Columbia, và cũng trong thời gian này ông đạt được học bổng của trường đại học Iowa. Ông trở về Istanbul, đến năm 2006 ông quay lại Mĩ để đảm nhiệm vai trò giáo sư  của trường Columbia.

      
Pamuk kết hôn với Aylin Turegen vào năm 1982 nhưng đến năm 2001 họ đã li dị. Hai người có một người con gái tên Ruya (có nghĩa là “giấc mơ” trong tiếng Thổ Nhĩ Kì). Anh trai của ông, Sevket Pumuk là một nhà sử học, được quốc tế biết đến qua công trình khoa học nghiên cứu về lịch sử môn kinh tế học, dạy tại trường Đại học Bogazici ở Istanbul.
Pamuk bắt đầu sự nghiệp viết văn vào năm 1974. Cuốn tiểu thuyết đầu tiên của ông có tên “Darkness and Light” đạt liền hai giải thưởng “Milliyet Press Novel Contest” và “Mehmet Eroglu”. Tác phẩm Mr Cevdet and his sonsđược xuất bản năm 1982 và giành giải “Orhan Kemal” năm 1983. Cuốn tiểu thuyết kể về ba thế hệ của một gia đình giàu có ở Istanbul sống tại Nisantas, một thị trấn thuộc Istanbul nơi Pamuk lớn lên.
Pamuk đã giành được rất nhiều giải thưởng cho các tác phẩm đầu tay bao gồm cả giải thưởng “Madarali” cho cuốn tiểu thuyết thứ hai “The Silent House” và giải thưởng “Prix de la Découverte Européenne” cho bản dịch tiếng Pháp năm 1991. Cuốn tiểu thuyết lịch sử “The White Castle” được xuất bản tại Thổ Nhĩ Kì năm 1985 và giành được giải thưởng “Independent Award for Foreign Fiction”. Giải thưởng này đã đưa tên tuổi của ông vượt ra khỏi biên giới quốc gia. Nhật báo New York Times từng đánh giá Orhan Pamuk như “một ngôi sao mới mọc ở đằng đông”. Ông bắt đầu sử dụng những tư liệu, kỹ thuật hậu hiện đại trong các tác phẩm của mình, một sự thay đổi khác với các tác phẩm đầu tay của ông- tuân thủ chủ nghĩa tự nhiên.
Thành công có vẻ như đến với Pamuk lâu hơn. Năm 1990 cuốn tiểu thuyết “The Black Book” trở thành một cuốn sách, một hiện tượng văn học Thổ Nhĩ Kì gây tranh cãi và được mọi người tìm đọc nhiều nhất vì sự phong phú và đa dạng của nó. Năm 1992, dựa trên cuốn tiểu thuyết này ông viết kịch bản cho bộ phim “Secret Face”, được dàn dựng bởi đạo diễn tên tuổi Omer Kavur. Cuốn tiểu thuyết thứ tư “New Life” (1995) tác động mạnh mẽ tới độc giả Thổ Nhĩ Kì và trở thành cuốn sách bán chạy nhất trong lịch sử đất nước này. Cũng trong thời gian này, Pamuk gây được tiếng vang tại Thổ Nhĩ Kì vì sự ủng hộ của ông đối với quyền lợi chính trị của người Kurd. Năm 1995, ông trở thành thành viên của nhóm những nhà văn chuyên viết các bài báo chỉ trích sự đối xử của người Thổ Nhĩ Kì với người Hồi giáo. Năm 1999, ông cho ra mắt cuốn sách “The Other Colors”.
Sự yêu mến của độc giả quốc tế giành cho Pamuk ngày càng tăng cao khi năm 2000, ông xuất bản cuốn tiểu thuyết “My Name is Red”. Cuốn tiểu thuyết pha trộn giữa sự bí ẩn, lãng mạn, và những tranh luận mang tính triết lý vào những năm đầu của thế kỉ 16 tại Istanbul. Cuốn tiểu thuyết được dịch ra trên 24 thứ tiếng và giành giải thưởng văn học quốc tế IMPAC Dublin năm 2003.
Khi được hỏi: “Cuộc sống và công việc của ông đã thay đổi thế nào sau khi ông giành được giải thưởng IMPAC trị giá 127 nghìn USD?”, Pamuk đã trả lời: “Chẳng có gì thay đổi trong cuộc sống của tôi cả, bởi vì tôi làm việc hàng ngày hàng giờ. Tôi đã giành 30 năm để viết tiểu thuyết. Trong mười năm đầu tiên, tôi luôn phải lo lắng về vấn đề tiền bạc và không ai hỏi tôi kiếm được bao nhiêu tiền. Mười  năm tiếp theo, tôi tiêu tiền và không ai hỏi tôi về vấn đề đó. Tôi dành mười năm còn lại với những người luôn muốn biết tôi tiêu tiền thế nào.”
Cuốn tiểu thuyết gần đây nhất của Pamuk là “Snow” (2002), viết về cuộc xung đột giữa Đạo Hồi và Đạo Thiên chúa giáo trong xã hội Thổ Nhĩ Kì hiện đại, được tạp chí New York Times bầu chọn là một trong mười cuốn sách bán chạy nhất năm 2004. Năm 2005, ông xuất bản cuốn hồi kí “Istanbul- Memories of a City” và giành giải thưởng “Peace Prize of the German Book Trade”.
Đặc điểm nổi bật trong những cuốn sách của Pamuk là sự lộn xộn và không đồng nhất từ sự khác nhau giữa giá trị văn hóa của người châu Âu và người Hồi giáo. Tác phẩm chứa đựng nhiều chi tiết phong phú, tạo nên chiều sâu trong tính cách nhân vật. Truyện của ông làm người đọc nhớ đến những cuộc tranh cãi và làm tăng niềm say mê của công chúng với các môn nghệ thuật giàu tính sáng tạo như văn học và hội họa. Có thể nói, các tác phẩm của Pamuk đã chạm sâu tới gốc rễ tình hình căng thẳng giữa phương Đông và phương Tây, giữa truyền thống và hiện đại.
Bảo vệ cho quyền tự do ngôn luận ở Thổ Nhĩ Kì
Năm 2005 hai luật sư Thổ Nhĩ Kì đã buộc tội Pamuk sau khi ông có những lời phát biểu về sự tiệt chủng của người Armenia trong giai đoạn 1915-1917 và cuộc tàn sát 30 nghìn người Kurd tại Anatolia. Vụ kiện kết thúc ngày 22/1/2006. Pamuk nhấn mạnh rằng mục đích của mình là để khiến mọi người chú ý tới quyền tự do thể hiện ý kiến về những vấn đề gây tranh cãi.
Lời buộc tội chống lại Pamuk bắt nguồn từ những lời phê bình của ông liên quan đến sự tuyệt chủng của người Armenia (1915-1917) và vụ thảm sát người Kurd ở Antonila. Trong buổi phóng vấn tháng 12/2005, ông nói: “30 nghìn người Kurd và 1 triệu người Aremia đã bị giết trên mảnh đất này và không ai ngoài tôi dám nói về điều đó”. Kết cục là ông đã nhận được một làn sóng phản đối buộc ông phải rời khỏi Thụy Sĩ. Cuối năm 2005 Pamuk trở lại Thụy Sĩ, tuy nhiên là để đối mặt với những lời buộc tôi chống lại ông. Trong một cuộc phỏng vấn của đài BBC, ông đã nói rằng, ông muốn bảo vệ cho quyền được tự do ngôn luận của mình “Những gì đã xảy ra với người Ottaman Armenia vào năm 1915 là điều bí mật lớn mà quốc gia Thổ Nhĩ Kì giấu kín, đó là một điều cấm kị. Nhưng chúng tôi có quyền nói về quá khứ”.
Vụ kiện của Pamuk đã làm dấy lên trong dư luận cộng đồng quốc tế một câu hỏi về dự định hòa nhập về mặt pháp lý với liên minh châu Âu của Thổ Nhĩ Kì. Ngày 30/11/2005, liên minh châu Âu thông báo sẽ cử 5 quan sát viên đến Thổ Nhĩ Kì để giám sát phiên tòa xử Pamuk.
Ngày 13/12/2005, 8 nhà văn nổi tiếng (José Saramago, Gabriel García Márquez, Günter Grass, Umberto Eco, Carlos Fuentes, Juan Goytisolo, John Updike và Mario Vargas Llosa) cùng nhau lên tiếng ủng hộ Pamuk và công khai chỉ trích rằng vụ kiện chống lại Pamuk là vi phạm quyền con người.
Những người quan sát nghi ngờ ý định thật sự của Pamuk đằng sau lời phát biểu và cho rằng ông ta đang đóng kịch để gây chú ý trong cuộc chạy đua giành giải Nobel văn học (trong khi giải thưởng này đã được trao cho nhà viết kịch người Anh Harold Pinter năm đó).
 Trong bài viết về cuốn tiểu thuyết “Snow” trên tờ The Alantic Christopher Hitchens than phiền rằng: “Đọc truyện “Snow” người ta có thể dễ dàng đi đến kết luận “toàn bộ người Armenia ở Anatolia đã đồng loạt quyết định gói ghém đồ đạc và rời đi một cách ồ ạt, để lại tài sản của ông bà tổ tiên trước sự sửng sốt của khách du lịch”.
Và đến ngày 22/1/2006 phiên tòa kết thúc, bộ trưởng Bộ Tư pháp từ chối xét xử vụ kiện vì không có đủ căn cứ để mở phiên tòa theo bộ luật mới ban hành. Thông báo này diễn ra khi liên minh châu Âu dự định kiểm tra lại hệ thống luật pháp của Thổ Nhĩ Kì.
Đại diện cho liên minh châu Âu, ông Olli Rehn đồng tình với quyết định chấm dứt phiên tòa xét xử Pamuk: “Đây là một tin tốt cho ông Pamuk và cũng là tin tốt cho quyền dân chủ ở Thổ Nhĩ Kì”. Nhưng một số thành viên trong liên minh tỏ ra hơi thất vọng vì bộ trưởng Bộ Tư pháp đã khép lại vụ kiện một cách hơi máy móc. Hãng tin Reuters đưa tin: “Thật là một tin tốt lành vì vụ kiện đã bị hủy bỏ tuy nhiên ngài thẩm phán không hề đưa ra một quyết định hay một hình phạt dành cho Pamuk”.
Tháng 4/2006, xuất hiện trong chương trình Hardtalk của đài BBC, Pamuk đã nói: “Mục đích của tôi trong việc nhắc tới vụ thảm sát người Armenia là để kêu gọi mọi người chú ý đến quyền tự do ngôn luận ở Thổ Nhĩ Kĩ”.
Ngày 12/10/2006, giải thưởng Nobel văn học cao quý đã được trao cho một nhà văn người Thổ Nhĩ Kì Orhan Pamuk, khác với dự đoán của nhiều người rằng giải thưởng năm nay sẽ thuộc về nhà thơ người Ấn Độ Ali Ahmad Said. Lời tán dương trong lễ trao thưởng có đoạn viết: “Trong quá trình tìm kiếm sự u sầu tại thành phố quê hương, Pamuk đã phát hiện ra những biểu tượng mới cho sự giao lưu và tiếp biến giữa các nền văn hóa”.

Lương Ngọc (biên dịch)

Tác giả

(Visited 3 times, 1 visits today)