Phải có phương án quy hoạch khả thi
Dự kiến mở rộng thủ đô Hà Nội về phía tây, sáp nhập tỉnh Hà Tây vào Hà Nội, trong bối cảnh đất nước đang bước vào quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hóa, có thể được coi là một sáng kiến đứng về mặt quy hoạch, vì nó có khả năng đem đến một giải pháp hữu hiệu: một mô hình quy hoạch mở, phục vụ cho sự phát triển của thủ đô và vùng phụ cận. Rõ ràng, đây là một dự kiến có tầm nhìn xa, và không phải là không thể thực hiện được, với điều kiện là phải có một phương án quy hoạch khả thi.
Vì nếu như chỉ mở rộng diện tích Hà Nội một cách vụn vặt ở các vùng ven đô, theo mô hình «vòng đai» cổ điển, và giữ nguyên cái cấu trúc của Hà Nội hiện nay, thì không thể nào thiết lập được một phương án quy hoạch dài hạn, nhằm đổi mới một cách sâu sắc toàn bộ cái cấu trúc đã quá lỗi thời này. Cũng như không thể nào áp dụng được mô hình phát triển chung, là vừa mở rộng, lại vừa đồng thời giải tỏa các đô thị lớn, và tạo ra những chùm, hay những chuỗi đô thị nhỏ, nằm giáp với các vùng nông nghiệp, nhằm hòa nhập đô thị với nông thôn, tạo công ăn việc làm cho những người dân sống ở nông thôn, và nâng cao đời sống văn hóa của họ.
Dự kiến mở rộng không gian nói trên, nếu hội đủ mọi điều kiện để có thể trở thành hiện thực, sẽ cho phép Hà Nội đáp ứng được đầy đủ chức năng của một thủ đô hiện đại, vừa cải thiện được các điều kiện sinh hoạt, đi lại, làm ăn, của người dân thủ đô, lại vừa có thêm một nguồn nhân lực to lớn do nông thôn cung cấp cho sản xuất công nghiệp. Và đương nhiên, nó cũng sẽ góp phần tích cực vào sự phát triển chung của vùng.
Nhưng mặt khác, việc mở rộng thủ đô Hà Nội với một quy mô lớn như vậy, đứng về mặt lý thuyết, cũng có phần nào đi ngược lại với xu hướng giải toả các thành phố lớn, nhằm chia đều các sinh hoạt và các chức năng cần thiết cho các địa phương, giảm bớt sự khác biệt giữa thủ đô và các tỉnh lẻ. Đồng thời, việc giới hạn sự phát triển tràn lan của các thành phố lớn trên toàn lãnh thổ, đi đôi với sự « đô thị hoá » nông thôn, và sự phát triển các tỉnh lẻ, cũng cho phép giảm bớt khoảng cách giữa nông thôn và thành thị với tất cả những hậu quả tiêu cực của nó về mặt xã hội.
Xu hướng này đã được nhiều nước công nghiệp phát triển trên thế giới áp dụng từ vài chục năm nay. Ở nước ta, sự khác biệt giữa hai môi trường nông thôn và thành thị tuy tương đối chưa lớn lắm, nhưng nhìn về lâu về dài, thì đây cũng là một vấn đề kinh tế-xã hội cần quan tâm ngay từ bây giờ.
Nhu cầu công nghiệp hoá ở nước ta tất yếu dẫn đến sự thay đổi bộ mặt của nông thôn. Ngay như nếu các hoạt động nông nghiệp không giảm đi thì chỉ riêng việc cơ giới hoá các công việc lao động của người nông dân cũng sẽ làm giảm bớt đi rất nhiều lần nhu cầu về nhân công, do đó sẽ có nhiều người bị thất nghiệp ở nông thôn, nếu không có những đô thị ở ngay kế bên.
Khi cơ cấu nông nghiệp thu hẹp thì việc mở rộng và phát triển về mọi mặt của thủ đô Hà Nội có thể sẽ càng khiến nông dân đổ về đây kiếm sống, và đương nhiên, khi đó nhu cầu xây cất nhà ở và các công trình phúc lợi công cộng ở các vùng đô thị mới sẽ rất lớn. Chính vì thế mà ngay từ bây giờ phải có những quyết định dứt khoát về các phương hướng, mục tiêu phát triển, về sự phân phối các vùng chức năng (công nghiệp, thương nghiệp, nông nghiệp, các khu nhà ở, các sinh hoạt văn hoá, v.v.) để có thể thiết lập một Sơ đồ quy hoạch chi tiết hoàn chỉnh.
Điều làm nhiều người băn khoăn là phương án mở rộng Hà Nội, được trình lên Thường vụ Quốc hội vào tháng 4/2008, đã không được chuẩn bị sớm hơn, ít ra về mặt Sơ đồ quy hoạch, trước khi phổ biến cho người dân biết.
Cứ xem những hiện tượng xảy ra từ mấy tháng nay, như: đầu cơ nhà đất, mua bán thoải mái đất canh tác, thì đủ biết rằng các cơ quan chức năng chưa có Sơ đổ quy hoạch, và các luật lệ cần thiết để ban hành. Điều này, như chúng ta biết, sẽ tạo ra những trở ngại nghiêm trọng cho công việc quy hoạch sau này.
Hiện nay, sự nhất trí của các cơ quan chức năng của hai tỉnh Hà Nội, Hà Tây và Trung ương mới chỉ là chấp nhận về măt nguyên tắc một phương án mở rộng thủ đô về phía Tây và chiếm trọn địa giới của tỉnh Hà Tây, thế thôi. Ngoài ra, có thể nói rằng, đây chưa phải là một phương án theo đúng nghĩa của nó vì không thấy đưa ra, ít nhất cũng phải đi vào một số chi tiết, để thiết lập một phương án tiền khả thi:
Trước hết, cần phải định rõ các mục tiêu kinh tế muốn đạt được với phương án mở rộng thủ đô, biết rằng với sự đổ xô về thành phố của những nông dân thất nghiệp, cần tạo ra rất nhiều công ăn việc làm và chỗ ở cho họ.
Phải thiết lập một Sơ đồ quy hoạch tổng thể và một Sơ đồ quy hoạch chi tiết tương đối hoàn chỉnh cho từng khu.
Phải có một phương hướng quy hoạch và kiến trúc cho toàn bộ thủ đô: vạch ra được các trục giao thông lớn trong thành phố và liên vùng ; bố trí khu trung tâm mới (hoặc các khu trung tâm) và các khu chức năng.
Phải ước tính được ngân quỹ cho các khoản chi phí, cùng các khả năng đầu tư, nhằm thực hiện các khâu: xây dựng cơ sở hạ tầng, cầu cống, đường sá, các thiết bị công cộng, điện, nước, và việc di dời dân để lấy đất xây dựng, không để bị cản trở bởi các hiện tượng tiêu cực: đầu cơ nhà đất, xây dựng bừa bãi, trái phép, v.v.
Chỉ riêng công việc chuẩn bị phương án, với việc nghiên cứu một cách tổng hợp các mục tiêu kinh tế-xã hội, và thiết lập một Sơ đồ quy hoạch hoàn chỉnh, cũng phải mất ít nhất 3 năm, việc thực hiện cơ sở hạ tầng và các công trình, ở những nước công nghiệp phát triển cũng phải ít nhất 20 năm.
Nhưng ở đây, yếu tố thời gian có lẽ không quan trọng bằng yếu tố chất lượng. Bởi đây là một công cuộc kiến thiết và cải tạo có một ý nghĩa lịch sử to lớn. Không thể nào đi vào vết xe cũ, lập lại những sai lầm, vấp váp, của thời kỳ ấu trĩ, thời kỳ « bùng nổ xây dựng » của những năm 90.
Đây chính là cơ hội ngàn năm có một, để làm cho thủ đô của chúng ta to, đẹp và khang trang hơn bao giờ hết.
Dự kiến mở rộng không gian nói trên, nếu hội đủ mọi điều kiện để có thể trở thành hiện thực, sẽ cho phép Hà Nội đáp ứng được đầy đủ chức năng của một thủ đô hiện đại, vừa cải thiện được các điều kiện sinh hoạt, đi lại, làm ăn, của người dân thủ đô, lại vừa có thêm một nguồn nhân lực to lớn do nông thôn cung cấp cho sản xuất công nghiệp. Và đương nhiên, nó cũng sẽ góp phần tích cực vào sự phát triển chung của vùng.
Nhưng mặt khác, việc mở rộng thủ đô Hà Nội với một quy mô lớn như vậy, đứng về mặt lý thuyết, cũng có phần nào đi ngược lại với xu hướng giải toả các thành phố lớn, nhằm chia đều các sinh hoạt và các chức năng cần thiết cho các địa phương, giảm bớt sự khác biệt giữa thủ đô và các tỉnh lẻ. Đồng thời, việc giới hạn sự phát triển tràn lan của các thành phố lớn trên toàn lãnh thổ, đi đôi với sự « đô thị hoá » nông thôn, và sự phát triển các tỉnh lẻ, cũng cho phép giảm bớt khoảng cách giữa nông thôn và thành thị với tất cả những hậu quả tiêu cực của nó về mặt xã hội.
Xu hướng này đã được nhiều nước công nghiệp phát triển trên thế giới áp dụng từ vài chục năm nay. Ở nước ta, sự khác biệt giữa hai môi trường nông thôn và thành thị tuy tương đối chưa lớn lắm, nhưng nhìn về lâu về dài, thì đây cũng là một vấn đề kinh tế-xã hội cần quan tâm ngay từ bây giờ.
Nhu cầu công nghiệp hoá ở nước ta tất yếu dẫn đến sự thay đổi bộ mặt của nông thôn. Ngay như nếu các hoạt động nông nghiệp không giảm đi thì chỉ riêng việc cơ giới hoá các công việc lao động của người nông dân cũng sẽ làm giảm bớt đi rất nhiều lần nhu cầu về nhân công, do đó sẽ có nhiều người bị thất nghiệp ở nông thôn, nếu không có những đô thị ở ngay kế bên.
Khi cơ cấu nông nghiệp thu hẹp thì việc mở rộng và phát triển về mọi mặt của thủ đô Hà Nội có thể sẽ càng khiến nông dân đổ về đây kiếm sống, và đương nhiên, khi đó nhu cầu xây cất nhà ở và các công trình phúc lợi công cộng ở các vùng đô thị mới sẽ rất lớn. Chính vì thế mà ngay từ bây giờ phải có những quyết định dứt khoát về các phương hướng, mục tiêu phát triển, về sự phân phối các vùng chức năng (công nghiệp, thương nghiệp, nông nghiệp, các khu nhà ở, các sinh hoạt văn hoá, v.v.) để có thể thiết lập một Sơ đồ quy hoạch chi tiết hoàn chỉnh.
Điều làm nhiều người băn khoăn là phương án mở rộng Hà Nội, được trình lên Thường vụ Quốc hội vào tháng 4/2008, đã không được chuẩn bị sớm hơn, ít ra về mặt Sơ đồ quy hoạch, trước khi phổ biến cho người dân biết.
Cứ xem những hiện tượng xảy ra từ mấy tháng nay, như: đầu cơ nhà đất, mua bán thoải mái đất canh tác, thì đủ biết rằng các cơ quan chức năng chưa có Sơ đổ quy hoạch, và các luật lệ cần thiết để ban hành. Điều này, như chúng ta biết, sẽ tạo ra những trở ngại nghiêm trọng cho công việc quy hoạch sau này.
Hiện nay, sự nhất trí của các cơ quan chức năng của hai tỉnh Hà Nội, Hà Tây và Trung ương mới chỉ là chấp nhận về măt nguyên tắc một phương án mở rộng thủ đô về phía Tây và chiếm trọn địa giới của tỉnh Hà Tây, thế thôi. Ngoài ra, có thể nói rằng, đây chưa phải là một phương án theo đúng nghĩa của nó vì không thấy đưa ra, ít nhất cũng phải đi vào một số chi tiết, để thiết lập một phương án tiền khả thi:
Trước hết, cần phải định rõ các mục tiêu kinh tế muốn đạt được với phương án mở rộng thủ đô, biết rằng với sự đổ xô về thành phố của những nông dân thất nghiệp, cần tạo ra rất nhiều công ăn việc làm và chỗ ở cho họ.
Phải thiết lập một Sơ đồ quy hoạch tổng thể và một Sơ đồ quy hoạch chi tiết tương đối hoàn chỉnh cho từng khu.
Phải có một phương hướng quy hoạch và kiến trúc cho toàn bộ thủ đô: vạch ra được các trục giao thông lớn trong thành phố và liên vùng ; bố trí khu trung tâm mới (hoặc các khu trung tâm) và các khu chức năng.
Phải ước tính được ngân quỹ cho các khoản chi phí, cùng các khả năng đầu tư, nhằm thực hiện các khâu: xây dựng cơ sở hạ tầng, cầu cống, đường sá, các thiết bị công cộng, điện, nước, và việc di dời dân để lấy đất xây dựng, không để bị cản trở bởi các hiện tượng tiêu cực: đầu cơ nhà đất, xây dựng bừa bãi, trái phép, v.v.
Chỉ riêng công việc chuẩn bị phương án, với việc nghiên cứu một cách tổng hợp các mục tiêu kinh tế-xã hội, và thiết lập một Sơ đồ quy hoạch hoàn chỉnh, cũng phải mất ít nhất 3 năm, việc thực hiện cơ sở hạ tầng và các công trình, ở những nước công nghiệp phát triển cũng phải ít nhất 20 năm.
Nhưng ở đây, yếu tố thời gian có lẽ không quan trọng bằng yếu tố chất lượng. Bởi đây là một công cuộc kiến thiết và cải tạo có một ý nghĩa lịch sử to lớn. Không thể nào đi vào vết xe cũ, lập lại những sai lầm, vấp váp, của thời kỳ ấu trĩ, thời kỳ « bùng nổ xây dựng » của những năm 90.
Đây chính là cơ hội ngàn năm có một, để làm cho thủ đô của chúng ta to, đẹp và khang trang hơn bao giờ hết.
KTS Văn Ngọc
(Visited 4 times, 1 visits today)