PHẬN THI
Tôi chép lại nguyên văn câu chuyện này, chẳng hề thêm bớt gì. Nhân vật xưng tôi trong chuyện là cậu bạn cũ, lang bạt kỳ hồ đâu đó một thời gian, hôm qua anh ấy tạt vào chơi, lúc chuẩn bị về thì mưa to, những trận mưa đầu hè bao giờ cũng dài. Tôi giữ anh lại, uống cùng nhau vài chén, tửu nhập chuyện xuất cũng là lẽ thường.
Mùa nào thức ý, mùa thi nói chuyện thi cử. Tuần trước, tôi làm hướng dẫn viên đưa mấy người bà con ở Nam ra đi thăm Đền Ngọc Sơn. Chúng tôi chen mãi mới lọt vào được bên trong. Dịp này các con nhang đệ tử lúc nào cũng đông nghịt, khấn vái xì xụp từ tinh mơ đến tối mịt. Nhưng lạ ở chỗ, phần lớn là các cô cậu học sinh lớp 12 chuẩn bị thi đại học. Hỏi ra mới hay. Trong đền Ngọc Sơn có ban thờ sao Văn Xương, là bức tượng một người đàn ông ngồi thẳng lưng, cung cách trông rất trí thức, tay cầm bút lông cỡ đại. Người ta kháo nhau rằng đến lễ ở đây trước khi đi thi sẽ gặp may vì “cụ” Văn Xương chủ về chuyện chữ nghĩa và nghệ thuât. Tiếc quá, bây giờ tôi mới được biết, giá mà…
Năm 1980, cũng dịp đầu hè thế này, tôi nộp hồ sơ thi vào Trường Mỹ Thuật. Vẫn biết đấy là việc dời non lấp biển, nhưng khổ một nỗi tuổi ấy thì nào có biết sợ là gì.
Cậu tôi làm nghề vẽ pa-nô phim ở công ty chiếu bóng, hay tin, chạy đến mách nước: cháu cố xoay lấy vài bơ lạc và độ một, hai lít rượu ngon ngon, ngày này, giờ này có mặt ở chỗ này… cậu sẽ xin cho cháu vào lớp luyện thi của họa sỹ V thì may ra mới hy vọng. Anh ta là giáo viên trẻ của trường, có biệt tài vẽ hình hoạ người hai tay như một. Thậm chí những mảng lớn ở phần nền, anh “chơi” bằng hai cùi chỏ trông rất thích mắt. Đúng hẹn, cậu cháu tôi lếch thếch đến nơi thì lớp của thầy V đã chật cứng, vài bạn phải kê giá vẽ ra cả ngoài sân. Liếc thấy ông cậu ngần ngừ, tôi hiểu ý, giục “ngược thôi cậu ạ”. Trên đường về hai cậu cháu ngả rượu lạc ra chỗ rệ cỏ ở Hồ Thuyền Quang gần đó đánh chén một chập đến khuya. Lúc chia tay, cậu tôi lè nhè, rất khó nghe, đại ý: cái thánh đường nghệ thuật đó như con quỷ, nó đã “ăn vã” bao nhiêu trai tráng rồi đấy. Mày liệu hồn. Cậu nhớ hồi xưa danh hoạ Hoàng Tích Chù, tác giả của bức sơn mài “ Tổ đội công miền núi” treo trong bảo tàng phải thi đến lần thứ 5, thứ 6 gì đó mới đỗ vào Trường “Bô-da” (Trường Mỹ thuật Đông Dương). Có lẽ do quá chén, tôi loạng choạng đứng dậy, vươn vai, nói hăng: cậu cứ yên trí đi, cháu không hãi đâu.
Mấy người bạn rủ tôi thuê mẫu, tự luyện vẽ hình hoạ. Năm đó trường có 10 chỉ tiêu mà những 300 người dự thi, sân trường kín đặc thí sinh, không khí căng thẳng như chuẩn bị xung trận. Tôi hơi chột dạ, nhớ đến câu chuyện hài hước “con quỷ” của ông cậu.
Trong lúc chờ kết quả, mẹ tôi sốt ruột cầm lá số của tôi đến nài nỉ nhạc sỹ H.Đ xem hộ. Lẩm nhẩm một lát, ông thủng thẳng “cậu này Sát Phá Tham cách, chả cầm bút thì cũng cầm súng, không lo thất nghiệp”. Ông vừa gẩy đàn phừng phừng vừa phán thêm mấy câu nữa, theo thể thơ lục bát, toàn tiếng Hán dễ nhớ nhưng khó hiểu.
Người mang “tin buồn” đến cho tôi là anh V.A, cùng lớp luyện thi. Tôi đọc tờ báo điểm, nghĩ bụng, có nhân gấp 3 nữa vẫn trượt huống hồ chỉ ngần này. Tôi hỏi: còn anh?, anh vừa cười vừa nói: mình nhận được giấy, hí hửng tưởng trường mời vào dạy hoá ra là giấy gọi nhập học. Anh nói đại vậy chứ kỳ tình sau khi biết mình bị thiếu nửa điểm, anh “múa may” thế nào đó mới được đưa vào danh sách đỗ vớt. Không hiểu sao tôi nhớ mãi câu thoại này. Đó là lần thi thứ 4 của V.A. Phải nói là anh dũng cảm vì đang yên đang lành dám bỏ ngang năm thứ 4 Đại học Xây dựng để quyết đánh ván mới. Phúc to chứ suýt nữa thì xôi hỏng bỏng không.
Một bữa tôi kể chuyện này cho nhà văn trẻ Nguyễn Việt Hà, anh ấy bĩu môi bảo: Đúng là “lũ người quỷ ám” vì mình đã nghiên cứu rất kỹ cuốn “Lịch sử khoa Văn” trong thư viện Quốc Gia cũng chỉ thấy lác đác có đôi ba trường hợp thi lại đến lần thứ 2 là cùng.
Nhận “giấy báo trượt” được chừng hơn tháng, thì có giấy gọi nhập ngũ, lúc đó tôi mới ồ lên vì câu phán của nhạc sỹ H.Đ.
Ba năm ở bộ đội, quanh năm ngày tháng tập bắn với các loại súng đạn, thật cũng có, giả cũng có. Hoạ hoằn khi rỗi lại tranh thủ hí hoáy vẽ vời tí chút cho đỡ ngứa tay.
Hôm nọ tiện có khoản nhuận bút vẽ bìa tập Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, tôi thu xếp mua được chai vang Thăng Long (loại xuất khẩu) và 2 lạng “Lạc rang – Húng lìu – Thơm ngon – Gia truyền”, đóng sẵn trong bao nylon đến thăm ông cậu. Cậu tôi già, treo bút đã lâu, ở nhà, uống cầm chừng ngày hai cữ. Cậu tôi bảo: “ hồi đó tao mới doạ mà mày đã sợ, đáng nhẽ bộ đội về nên đâm đơn thi tiếp vào Trường Mỹ Thuật, biết đâu đấy. Chưa kể có khi họ còn ưu tiên, ưu đãi chút đỉnh, tiêu chuẩn lính hoàn thành nghĩa vụ quân sự cơ mà. Nhưng trường hợp chỉ thi vào Trường Mỹ Thuật 1 lần, trượt rồi thôi luôn như cháu, biết thân biết phận, chẳng ham hố gì cũng sướng”. Hai cậu cháu cạn chén, cậu tôi gỡ kính ra lau, cười cười bảo: Cháu tôi là của hiếm đấy.
Trong cái lớp luyện thi mini tự tổ chức của bọn tôi do anh V.A và chị B.T khởi xướng còn một nhân vật nữa. Đó là anh Ng, năm ấy anh cũng bị trượt và mới tính sơ sơ thôi đã là lần thứ 8. Anh kể những người thi cùng anh lần đầu đều đã ra trường và làm hoạ sỹ được 3 năm rồi. Thế mà nào có chừa. Anh thi thêm 4 lần nữa. Vẫn trượt. Năm đó tôi vừa ở bộ đội ra, tình cờ gặp Ng ở một quán rượu gần cửa ga, mặt mày hốc hác, tóc đã lem nhem sợi trắng sợi đen. Ng rủ tôi mở lớp luyện thi. Tôi chối đây đẩy: “ấy chết em có biết vẽ đâu mà dạy mới dỗ…”, anh cắt ngang: “ cậu dẻo lưỡi, cứ đến mùa “phượng nở” thì lởn vởn gần cổng Trường Mỹ Thuật, chỉ cần vợt được mấy tay sĩ tử lớ ngớ ở quê ra, lùa về là bọn mình có ăn”. Hồi đó đói, cái gì bọn tôi cũng quy ra miếng ăn, lúc nào cũng nghĩ đến ăn. Tôi không tham gia với anh Ng được vì còn bận ôn văn, sử để kịp thi vào Trường Sân Khấu Điện Ảnh. Nghe đồn trường này toàn giáo viên giỏi, tốt nghiệp ở Liên Xô về. Hơn nữa tôi biết tỏng anh Ng rủ rê tôi hợp tác với anh cũng là rủ đùa vậy thôi chứ cái giống thi trượt vào Trường Mỹ Thuật, anh nào mà chả cay (tôi nghĩ điều này thì Ng thấm hơn ai hết). Họ đều xác định trường kỳ mai phục, quyết đỗ mới thôi, hy sinh năm mười năm tuổi xuân không là cái gì. Cho nên lớp của “thầy Ng” lúc nào cũng kín chỗ. Ng có thâm niên 12 năm chỉ vẽ mẫu bằng than xoan trên giấy, thường là một ông già cởi trần, quần đùi, hoặc đứng hoặc ngồi. Tuy không có tấm bằng thạc sỹ Mỹ Thuật nhưng nội công của Ng thâm hậu đến mức vẽ như múa, mồm nói tay vẽ, nhắm mắt vẫn vẽ đúng, giải phẫu cơ xương người anh thuộc như cháo chảy nên bắt hình rất nhanh. Thậm chí anh cố mãi cũng không vẽ sai được.
Có lần tôi rón rén đi tắt lối cổng hậu vào, bắt quả tang Ng đang trộ một nhóm thí sinh mới bằng kiểu vẽ ngược từ dưới ngón chân lên đỉnh đầu, nhiều cậu chóng mặt, lạy thầy như tế sao, ngay lập tức “mở ví” xin nộp học phí. Những lúc như vậy tôi thường lảng ra ngoài đầu hồi, hút thuốc lào vã, chờ hết màn biểu diễn của “tài tử Ng” mới quay vào. Nói vậy chứ đã trót dính vào cái phận càng thi càng trượt, Ng đành cam chịu nhưng với tôi gì thì gì anh vẫn là người tài hoa. Hầu như năm nào lớp của anh, không ít thì nhiều cũng tiến cử cho trường Mỹ Thuật được 1 đến 2 tân sinh viên.
Thỉnh thoảng có vài người quen, đưa con cái đến nhờ tôi gà cho mấy mẹo để thi vào Trường Mỹ Thuật. Tôi nào có hay ho gì mà dám khuyên nhủ ai, vả lại những việc đại sự như thế cũng rất kinh nên để nhàn thân tôi chỉ bừa họ đến gặp anh Ng. Các phụ huynh thường hay vặn vẹo, anh Ng có là hoạ sỹ nổi tiếng không? Có dạy trong Trường Mỹ Thuật không?… Tôi đành phải ra sức động viên họ: Các quý vị cứ yên tâm đi. Học của kẻ thất bại sẽ học được nhiều bài học, vì họ chia sẻ thực với mình. Học của kẻ thành công thì cứ tưởng bở thế thôi chứ kỳ thực họ ít khi chịu chia sẻ thật, họ đã pha loãng kinh nghiệm trước khi đem ra nói cho thiên hạ biết.
Chuyện học hành thi cử thật rắc rối. Huân, đàn em của tôi thi 11 năm mới đỗ vào khoa điêu khắc. Tôi hay trêu: lượng đất sét của cậu để tập nặn tượng trong những năm luyện thi vừa qua có khi đủ đắp được cả một quãng đê cũng nên. Huân nói: em cứ tưởng mỗi mình đen đủi nhưng hôm nhập học mới vỡ lẽ rằng các anh chị trong lớp đều đã chòm chèm 40 cả. Ấy thế mà, mới học được gần hết kỳ I năm thứ 3, léng phéng sao không biết Huân yêu một cô người Pháp rồi quyết định bỏ học để lấy vợ. Tôi bảo Huân: uổng quá, còn 2 năm nữa cố mà theo nốt. Huân phân bua: chuyện vợ con đâu có quan trọng, cái chính vì em cảm thấy quá nửa chương trình rồi mà chẳng học được gì.
Biết nói sao đây. Phận thi là thế. Phận học là thế. Nghệ thuật là thế, học cũng rất quan trọng mà có khi chả quan trọng gì. Ngay chính tôi, cũng đôi khi tự hỏi mình rằng nghệ thuật có dạy được không nhỉ? Chỉ tiếc cho Huân và nhiều người khác nữa, họ cứ nhất quyết thi bằng được, để được vào Trường Mỹ Thuật, để được học. Họ nhẹ dạ khi tin vào một điều hết sức mơ hồ rằng chỉ có qua Trường Mỹ Thuật mới trở thành hoạ sỹ.
Hôm đám cưới Huân, tôi đến dự. Lúc tiệc tàn, nhân khi mọi người đang mải ăn tráng miệng, chú rể Huân kéo tôi ra một góc, mặt mũi nhăn nhó, lúng búng một lát rồi nói rất nhỏ: thú thực với ông anh, ở tận đáy lòng thì bỏ học thế này em cũng hơi tiêng tiếc nhưng không hiểu sao cứ độ hè về, cứ thấy phượng nở, ve kêu là ruột nóng như thiêu như đốt. Em không còn thiết tha học hành gì nữa, không còn tâm địa đâu để học nữa. Nó đã ngấm vào máu em rồi, thành bệnh rồi. Nó đã thành lệ rồi, thành thói quen rồi. Em chỉ thích đi thi thôi.
Năm 1980, cũng dịp đầu hè thế này, tôi nộp hồ sơ thi vào Trường Mỹ Thuật. Vẫn biết đấy là việc dời non lấp biển, nhưng khổ một nỗi tuổi ấy thì nào có biết sợ là gì.
Cậu tôi làm nghề vẽ pa-nô phim ở công ty chiếu bóng, hay tin, chạy đến mách nước: cháu cố xoay lấy vài bơ lạc và độ một, hai lít rượu ngon ngon, ngày này, giờ này có mặt ở chỗ này… cậu sẽ xin cho cháu vào lớp luyện thi của họa sỹ V thì may ra mới hy vọng. Anh ta là giáo viên trẻ của trường, có biệt tài vẽ hình hoạ người hai tay như một. Thậm chí những mảng lớn ở phần nền, anh “chơi” bằng hai cùi chỏ trông rất thích mắt. Đúng hẹn, cậu cháu tôi lếch thếch đến nơi thì lớp của thầy V đã chật cứng, vài bạn phải kê giá vẽ ra cả ngoài sân. Liếc thấy ông cậu ngần ngừ, tôi hiểu ý, giục “ngược thôi cậu ạ”. Trên đường về hai cậu cháu ngả rượu lạc ra chỗ rệ cỏ ở Hồ Thuyền Quang gần đó đánh chén một chập đến khuya. Lúc chia tay, cậu tôi lè nhè, rất khó nghe, đại ý: cái thánh đường nghệ thuật đó như con quỷ, nó đã “ăn vã” bao nhiêu trai tráng rồi đấy. Mày liệu hồn. Cậu nhớ hồi xưa danh hoạ Hoàng Tích Chù, tác giả của bức sơn mài “ Tổ đội công miền núi” treo trong bảo tàng phải thi đến lần thứ 5, thứ 6 gì đó mới đỗ vào Trường “Bô-da” (Trường Mỹ thuật Đông Dương). Có lẽ do quá chén, tôi loạng choạng đứng dậy, vươn vai, nói hăng: cậu cứ yên trí đi, cháu không hãi đâu.
Mấy người bạn rủ tôi thuê mẫu, tự luyện vẽ hình hoạ. Năm đó trường có 10 chỉ tiêu mà những 300 người dự thi, sân trường kín đặc thí sinh, không khí căng thẳng như chuẩn bị xung trận. Tôi hơi chột dạ, nhớ đến câu chuyện hài hước “con quỷ” của ông cậu.
Trong lúc chờ kết quả, mẹ tôi sốt ruột cầm lá số của tôi đến nài nỉ nhạc sỹ H.Đ xem hộ. Lẩm nhẩm một lát, ông thủng thẳng “cậu này Sát Phá Tham cách, chả cầm bút thì cũng cầm súng, không lo thất nghiệp”. Ông vừa gẩy đàn phừng phừng vừa phán thêm mấy câu nữa, theo thể thơ lục bát, toàn tiếng Hán dễ nhớ nhưng khó hiểu.
Người mang “tin buồn” đến cho tôi là anh V.A, cùng lớp luyện thi. Tôi đọc tờ báo điểm, nghĩ bụng, có nhân gấp 3 nữa vẫn trượt huống hồ chỉ ngần này. Tôi hỏi: còn anh?, anh vừa cười vừa nói: mình nhận được giấy, hí hửng tưởng trường mời vào dạy hoá ra là giấy gọi nhập học. Anh nói đại vậy chứ kỳ tình sau khi biết mình bị thiếu nửa điểm, anh “múa may” thế nào đó mới được đưa vào danh sách đỗ vớt. Không hiểu sao tôi nhớ mãi câu thoại này. Đó là lần thi thứ 4 của V.A. Phải nói là anh dũng cảm vì đang yên đang lành dám bỏ ngang năm thứ 4 Đại học Xây dựng để quyết đánh ván mới. Phúc to chứ suýt nữa thì xôi hỏng bỏng không.
Một bữa tôi kể chuyện này cho nhà văn trẻ Nguyễn Việt Hà, anh ấy bĩu môi bảo: Đúng là “lũ người quỷ ám” vì mình đã nghiên cứu rất kỹ cuốn “Lịch sử khoa Văn” trong thư viện Quốc Gia cũng chỉ thấy lác đác có đôi ba trường hợp thi lại đến lần thứ 2 là cùng.
Nhận “giấy báo trượt” được chừng hơn tháng, thì có giấy gọi nhập ngũ, lúc đó tôi mới ồ lên vì câu phán của nhạc sỹ H.Đ.
Ba năm ở bộ đội, quanh năm ngày tháng tập bắn với các loại súng đạn, thật cũng có, giả cũng có. Hoạ hoằn khi rỗi lại tranh thủ hí hoáy vẽ vời tí chút cho đỡ ngứa tay.
Hôm nọ tiện có khoản nhuận bút vẽ bìa tập Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, tôi thu xếp mua được chai vang Thăng Long (loại xuất khẩu) và 2 lạng “Lạc rang – Húng lìu – Thơm ngon – Gia truyền”, đóng sẵn trong bao nylon đến thăm ông cậu. Cậu tôi già, treo bút đã lâu, ở nhà, uống cầm chừng ngày hai cữ. Cậu tôi bảo: “ hồi đó tao mới doạ mà mày đã sợ, đáng nhẽ bộ đội về nên đâm đơn thi tiếp vào Trường Mỹ Thuật, biết đâu đấy. Chưa kể có khi họ còn ưu tiên, ưu đãi chút đỉnh, tiêu chuẩn lính hoàn thành nghĩa vụ quân sự cơ mà. Nhưng trường hợp chỉ thi vào Trường Mỹ Thuật 1 lần, trượt rồi thôi luôn như cháu, biết thân biết phận, chẳng ham hố gì cũng sướng”. Hai cậu cháu cạn chén, cậu tôi gỡ kính ra lau, cười cười bảo: Cháu tôi là của hiếm đấy.
Trong cái lớp luyện thi mini tự tổ chức của bọn tôi do anh V.A và chị B.T khởi xướng còn một nhân vật nữa. Đó là anh Ng, năm ấy anh cũng bị trượt và mới tính sơ sơ thôi đã là lần thứ 8. Anh kể những người thi cùng anh lần đầu đều đã ra trường và làm hoạ sỹ được 3 năm rồi. Thế mà nào có chừa. Anh thi thêm 4 lần nữa. Vẫn trượt. Năm đó tôi vừa ở bộ đội ra, tình cờ gặp Ng ở một quán rượu gần cửa ga, mặt mày hốc hác, tóc đã lem nhem sợi trắng sợi đen. Ng rủ tôi mở lớp luyện thi. Tôi chối đây đẩy: “ấy chết em có biết vẽ đâu mà dạy mới dỗ…”, anh cắt ngang: “ cậu dẻo lưỡi, cứ đến mùa “phượng nở” thì lởn vởn gần cổng Trường Mỹ Thuật, chỉ cần vợt được mấy tay sĩ tử lớ ngớ ở quê ra, lùa về là bọn mình có ăn”. Hồi đó đói, cái gì bọn tôi cũng quy ra miếng ăn, lúc nào cũng nghĩ đến ăn. Tôi không tham gia với anh Ng được vì còn bận ôn văn, sử để kịp thi vào Trường Sân Khấu Điện Ảnh. Nghe đồn trường này toàn giáo viên giỏi, tốt nghiệp ở Liên Xô về. Hơn nữa tôi biết tỏng anh Ng rủ rê tôi hợp tác với anh cũng là rủ đùa vậy thôi chứ cái giống thi trượt vào Trường Mỹ Thuật, anh nào mà chả cay (tôi nghĩ điều này thì Ng thấm hơn ai hết). Họ đều xác định trường kỳ mai phục, quyết đỗ mới thôi, hy sinh năm mười năm tuổi xuân không là cái gì. Cho nên lớp của “thầy Ng” lúc nào cũng kín chỗ. Ng có thâm niên 12 năm chỉ vẽ mẫu bằng than xoan trên giấy, thường là một ông già cởi trần, quần đùi, hoặc đứng hoặc ngồi. Tuy không có tấm bằng thạc sỹ Mỹ Thuật nhưng nội công của Ng thâm hậu đến mức vẽ như múa, mồm nói tay vẽ, nhắm mắt vẫn vẽ đúng, giải phẫu cơ xương người anh thuộc như cháo chảy nên bắt hình rất nhanh. Thậm chí anh cố mãi cũng không vẽ sai được.
Có lần tôi rón rén đi tắt lối cổng hậu vào, bắt quả tang Ng đang trộ một nhóm thí sinh mới bằng kiểu vẽ ngược từ dưới ngón chân lên đỉnh đầu, nhiều cậu chóng mặt, lạy thầy như tế sao, ngay lập tức “mở ví” xin nộp học phí. Những lúc như vậy tôi thường lảng ra ngoài đầu hồi, hút thuốc lào vã, chờ hết màn biểu diễn của “tài tử Ng” mới quay vào. Nói vậy chứ đã trót dính vào cái phận càng thi càng trượt, Ng đành cam chịu nhưng với tôi gì thì gì anh vẫn là người tài hoa. Hầu như năm nào lớp của anh, không ít thì nhiều cũng tiến cử cho trường Mỹ Thuật được 1 đến 2 tân sinh viên.
Thỉnh thoảng có vài người quen, đưa con cái đến nhờ tôi gà cho mấy mẹo để thi vào Trường Mỹ Thuật. Tôi nào có hay ho gì mà dám khuyên nhủ ai, vả lại những việc đại sự như thế cũng rất kinh nên để nhàn thân tôi chỉ bừa họ đến gặp anh Ng. Các phụ huynh thường hay vặn vẹo, anh Ng có là hoạ sỹ nổi tiếng không? Có dạy trong Trường Mỹ Thuật không?… Tôi đành phải ra sức động viên họ: Các quý vị cứ yên tâm đi. Học của kẻ thất bại sẽ học được nhiều bài học, vì họ chia sẻ thực với mình. Học của kẻ thành công thì cứ tưởng bở thế thôi chứ kỳ thực họ ít khi chịu chia sẻ thật, họ đã pha loãng kinh nghiệm trước khi đem ra nói cho thiên hạ biết.
Chuyện học hành thi cử thật rắc rối. Huân, đàn em của tôi thi 11 năm mới đỗ vào khoa điêu khắc. Tôi hay trêu: lượng đất sét của cậu để tập nặn tượng trong những năm luyện thi vừa qua có khi đủ đắp được cả một quãng đê cũng nên. Huân nói: em cứ tưởng mỗi mình đen đủi nhưng hôm nhập học mới vỡ lẽ rằng các anh chị trong lớp đều đã chòm chèm 40 cả. Ấy thế mà, mới học được gần hết kỳ I năm thứ 3, léng phéng sao không biết Huân yêu một cô người Pháp rồi quyết định bỏ học để lấy vợ. Tôi bảo Huân: uổng quá, còn 2 năm nữa cố mà theo nốt. Huân phân bua: chuyện vợ con đâu có quan trọng, cái chính vì em cảm thấy quá nửa chương trình rồi mà chẳng học được gì.
Biết nói sao đây. Phận thi là thế. Phận học là thế. Nghệ thuật là thế, học cũng rất quan trọng mà có khi chả quan trọng gì. Ngay chính tôi, cũng đôi khi tự hỏi mình rằng nghệ thuật có dạy được không nhỉ? Chỉ tiếc cho Huân và nhiều người khác nữa, họ cứ nhất quyết thi bằng được, để được vào Trường Mỹ Thuật, để được học. Họ nhẹ dạ khi tin vào một điều hết sức mơ hồ rằng chỉ có qua Trường Mỹ Thuật mới trở thành hoạ sỹ.
Hôm đám cưới Huân, tôi đến dự. Lúc tiệc tàn, nhân khi mọi người đang mải ăn tráng miệng, chú rể Huân kéo tôi ra một góc, mặt mũi nhăn nhó, lúng búng một lát rồi nói rất nhỏ: thú thực với ông anh, ở tận đáy lòng thì bỏ học thế này em cũng hơi tiêng tiếc nhưng không hiểu sao cứ độ hè về, cứ thấy phượng nở, ve kêu là ruột nóng như thiêu như đốt. Em không còn thiết tha học hành gì nữa, không còn tâm địa đâu để học nữa. Nó đã ngấm vào máu em rồi, thành bệnh rồi. Nó đã thành lệ rồi, thành thói quen rồi. Em chỉ thích đi thi thôi.
Truyện ngắn Lê Thiết Cương
(Visited 2 times, 1 visits today)