Phê bình bị phê bình nhiều nhất
1. Nhà phê bình là cái mác quá to, cao và sang đối với những người viết về nghệ thuật. Thực ra anh phê bình chỉ là chuyên gia “ẩm thực nghệ thuật”. Tôi ăn món ấy, ở hàng ấy thấy ngon và “giá cả hợp lý” thì phát ngôn ra cho mọi người biết. Nếu bạn thấy quá đắt không ngon bạn có kiện anh viết giới thiệu không hay chỉ tự “rút kinh nghiệm” thôi? Nhưng nếu khoái khám phá ẩm thực bạn sẽ tìm đến, thậm chí tôn sùng một nhà phê bình ẩm thực nào đó “của mình”.
Báo chí muốn bán cần mục này, nhà hàng cũng cần bán nên mới có anh phê bình. Tự dưng không ai viết phê bình cho riêng mình cả, sự nghiệp của tôi ở các công trình lịch sử và lý luận nghệ thuật cơ! Trong mắt tôi Thái Bá Vân là một nhà phê bình bẩm sinh, rất sành “ăn uống mỹ thuật”. Các nghệ sĩ tôn trọng và người yêu nghệ thuật rất tín nhiệm ông vì “khẩu vị” của ông tinh tế, sành điệu! Người phê bình là người “tâm giao” với tác giả và một vài bạn đọc. Là nhà giáo dục thẩm mỹ của công chúng.
Người phê bình cũng là một nghệ sĩ và có uy lực vô hình. Trời sinh ra ta có cái lưỡi, cái mắt hơn người như trời cho ai giọng ca độc đáo vậy. Thế nên “trời không cho” thì chịu, không học mà có được, không xin hay vay mà có được. Tất nhiên lịch sử, lý luận nghệ thuật và văn hóa chung là nền tảng và khả năng diễn đạt bằng ngôn từ là công cụ không thể thiếu. Thiếu chúng ta không “làm phê bình” được. Nhà phê bình đích thực là thứ rất quý hiếm. Nhưng việc phê bình thì lam lũ, hàng ngày nên 90% phê bình bị phê là dở cũng tất nhiên.
2. Phê bình là hoạt động xã hội, là sản phẩm truyền thông, là công cụ marketing cần/và tất có hiệu quả văn hóa, xã hội, kinh tế. Các báo, tạp chí trong ngoài nước đặt tôi viết bài, Ti vi, Radio phỏng vấn, các gallery nhờ viết “vài dòng”, các tác giả đề nghị cho “một áng văn chương” để in tờ rơi, thông cáo báo chí hay in vào sách đẹp. Bảo tàng, tổ chức nghệ thuật nước ngoài mời viết, làm curator, dự hội thảo hay chỉ nói lời khai mạc, chấm giải. Công việc của người phê bình độc lập không đơn giản, trách nhiệm vô hình mà nặng. Họa sĩ có anh sau khi được lăngxê quay ra bảo: Bọn phê bình nó chỉ ăn bám vào tài năng của mình! Có mấy họa sĩ trách tôi: Triển lãm để bán mà “bác” viết thế thì sao dùng được! Một ông bạn mắng: Chỉ tại ông viết cho hắn một bài mà hắn “hỏng”, chẳng còn coi ai ra gì nữa! Bạn đọc thì trách: Tranh pháo thế mà ông bốc lên trời! Mấy ông phê bình bẻm mép, nói sao chả được. Cứ có ý nào gai góc, độc đáo thì tòa soạn gạch, gọt đi kèm lời giải thích: Chưa hợp với tình hình. Anh viết thế “trên” trị tôi chết! Ba bề tác giả, công chúng và truyền thông chê trách phê bình là chuyện thông thường. Tôi nghĩ ở đâu cũng khó vậy.
3. Ở ta phê bình được trao quá nhiều nhiệm vụ và trách nhiệm: Làm tuyên giáo triển khai đường lối, nghị quyết, soi đường cho sáng tác, làm cái roi quất cho con ngựa sáng tác lồng lên, làm lính gác cho Đảng, giáo dục quần chúng vv và vv. Một vị “quan văn nghệ” từng mắng: Anh phụ trách phê bình mà không chỉ đạo cho anh em phê bình viết cái gì, viết thế nào, viết tác giả, tác phẩm nào thì không xứng đáng làm lãnh đạo. Tôi đành nhận mình không biết lãnh đạo. Một họa sĩ lão thành căn dặn: Phê bình phải như đại bàng nhìn xa, chỉ đường cho sáng tác đi tới. Tôi đùa mà thật: Nếu biết phải vẽ gì, vẽ thế nào thì em vẽ lấy chứ “dại gì” mà chỉ cho các bác!. Còn chuyện làm roi quất ngựa hay làm lính gác mà nhiều “nhà lý luận phê bình” thường nhắc nhở tôi thì tình thực là tôi không làm được. Thế nên tôi hốt hoảng khi Chủ tịch một Hội Trung ương nói trên báo rằng: Hội đồng lý luận phê bình Trung ương phải như cảnh sát 113!
Tôi nghĩ nếu không bỏ được các “bệnh ấu trĩ” trên thì phê bình còn khổ, bị “mắng oan” dài dài. Những nhiệm vụ và trách nhiệm đó phê bình đích thực, phê bình độc lập không làm/chịu được. Phê bình sẽ có tính tư tưởng, có tác động chính trị -xã hội, có tính Đảng hơn nếu nó không bị coi là công cụ thô thiển mà là một sản phẩm văn hóa, một tác phẩm nghệ thuật của một cá nhân sáng tạo dành cho người dân, chính quyền, nghệ sĩ và xã hội tiêu dùng, hưởng thụ hay sử dụng như các sản phẩm sáng tạo khác.
4. Phê bình mỹ thuật đã phát triển vượt bậc.
Có thể nói chỉ từ những năm 1980 mới thực sự có phê bình mỹ thuật. Môn này ra đời nhờ sự trợ giúp của truyền thông và chính nó đã đóng vai trò tích cực làm cho mỹ thuật đi đầu, khởi xướng đổi mới văn nghệ ở ta. Một lợi thế nữa là khi đó lãnh Đạo Đảng đã lắng nghe người phê bình, không coi họ là công cụ hay “nhân viên, cán bộ” mà là các chuyên gia.
Trong 25 năm qua số đầu sách nghiên cứu mỹ thuật tăng vọt. Số sách tranh có phê bình mỹ thuật lên tới hàng vài trăm cuốn. Mỹ thuật đã vào thư viện mỗi nhà. Hàng ngàn trang viết liên tục tràn ngập báo chí trong nước và có hàng chục bài in trên các ấn phẩm nước ngoài. Các tác giả Thái Bá Vân, Trần Lâm Biền, Chu Quang Trứ, Vĩnh Phối, Nguyễn Trung, Trịnh Cung… Phan Cẩm Thượng, Lương Xuân Đoàn, Phan Thanh Bình, Trần Lương, Trần Hậu Tuấn… Trần Hậu Yên Thế, Lê Thiết Cương, Bùi Như Hương, Phạm Trung, Vũ Lâm, Trang Thanh Hiền, Nguyễn Trung Tín, Như Huy… và nhiều người khác đã cùng các biên tập viên mỹ thuật đóng góp những công trình, bài báo làm cho mỹ thuật trở thành một bộ phận năng động của đời sống văn hóa và học thuật. Dù “vàng thau lẫn lộn”, 90% là dở nhưng 10% còn lại là những sản phẩm tinh thần có giá trị, nhất là so với sự vắng mặt tuyệt đối của phê bình mỹ thuật trước Đổi Mới. Phê bình mỹ thuật đang trưởng thành trong khi phê bình văn học đã trở nên quá cồng kềnh, có phần già cỗi còn phê bình của các nghành khác mới đang phôi thai.
“Có nghĩ về chúng tôi, xin độ lượng!” (B,Brecht)
Người phê bình cũng là một nghệ sĩ và có uy lực vô hình. Trời sinh ra ta có cái lưỡi, cái mắt hơn người như trời cho ai giọng ca độc đáo vậy. Thế nên “trời không cho” thì chịu, không học mà có được, không xin hay vay mà có được. Tất nhiên lịch sử, lý luận nghệ thuật và văn hóa chung là nền tảng và khả năng diễn đạt bằng ngôn từ là công cụ không thể thiếu. Thiếu chúng ta không “làm phê bình” được. Nhà phê bình đích thực là thứ rất quý hiếm. Nhưng việc phê bình thì lam lũ, hàng ngày nên 90% phê bình bị phê là dở cũng tất nhiên.
2. Phê bình là hoạt động xã hội, là sản phẩm truyền thông, là công cụ marketing cần/và tất có hiệu quả văn hóa, xã hội, kinh tế. Các báo, tạp chí trong ngoài nước đặt tôi viết bài, Ti vi, Radio phỏng vấn, các gallery nhờ viết “vài dòng”, các tác giả đề nghị cho “một áng văn chương” để in tờ rơi, thông cáo báo chí hay in vào sách đẹp. Bảo tàng, tổ chức nghệ thuật nước ngoài mời viết, làm curator, dự hội thảo hay chỉ nói lời khai mạc, chấm giải. Công việc của người phê bình độc lập không đơn giản, trách nhiệm vô hình mà nặng. Họa sĩ có anh sau khi được lăngxê quay ra bảo: Bọn phê bình nó chỉ ăn bám vào tài năng của mình! Có mấy họa sĩ trách tôi: Triển lãm để bán mà “bác” viết thế thì sao dùng được! Một ông bạn mắng: Chỉ tại ông viết cho hắn một bài mà hắn “hỏng”, chẳng còn coi ai ra gì nữa! Bạn đọc thì trách: Tranh pháo thế mà ông bốc lên trời! Mấy ông phê bình bẻm mép, nói sao chả được. Cứ có ý nào gai góc, độc đáo thì tòa soạn gạch, gọt đi kèm lời giải thích: Chưa hợp với tình hình. Anh viết thế “trên” trị tôi chết! Ba bề tác giả, công chúng và truyền thông chê trách phê bình là chuyện thông thường. Tôi nghĩ ở đâu cũng khó vậy.
3. Ở ta phê bình được trao quá nhiều nhiệm vụ và trách nhiệm: Làm tuyên giáo triển khai đường lối, nghị quyết, soi đường cho sáng tác, làm cái roi quất cho con ngựa sáng tác lồng lên, làm lính gác cho Đảng, giáo dục quần chúng vv và vv. Một vị “quan văn nghệ” từng mắng: Anh phụ trách phê bình mà không chỉ đạo cho anh em phê bình viết cái gì, viết thế nào, viết tác giả, tác phẩm nào thì không xứng đáng làm lãnh đạo. Tôi đành nhận mình không biết lãnh đạo. Một họa sĩ lão thành căn dặn: Phê bình phải như đại bàng nhìn xa, chỉ đường cho sáng tác đi tới. Tôi đùa mà thật: Nếu biết phải vẽ gì, vẽ thế nào thì em vẽ lấy chứ “dại gì” mà chỉ cho các bác!. Còn chuyện làm roi quất ngựa hay làm lính gác mà nhiều “nhà lý luận phê bình” thường nhắc nhở tôi thì tình thực là tôi không làm được. Thế nên tôi hốt hoảng khi Chủ tịch một Hội Trung ương nói trên báo rằng: Hội đồng lý luận phê bình Trung ương phải như cảnh sát 113!
Tôi nghĩ nếu không bỏ được các “bệnh ấu trĩ” trên thì phê bình còn khổ, bị “mắng oan” dài dài. Những nhiệm vụ và trách nhiệm đó phê bình đích thực, phê bình độc lập không làm/chịu được. Phê bình sẽ có tính tư tưởng, có tác động chính trị -xã hội, có tính Đảng hơn nếu nó không bị coi là công cụ thô thiển mà là một sản phẩm văn hóa, một tác phẩm nghệ thuật của một cá nhân sáng tạo dành cho người dân, chính quyền, nghệ sĩ và xã hội tiêu dùng, hưởng thụ hay sử dụng như các sản phẩm sáng tạo khác.
4. Phê bình mỹ thuật đã phát triển vượt bậc.
Có thể nói chỉ từ những năm 1980 mới thực sự có phê bình mỹ thuật. Môn này ra đời nhờ sự trợ giúp của truyền thông và chính nó đã đóng vai trò tích cực làm cho mỹ thuật đi đầu, khởi xướng đổi mới văn nghệ ở ta. Một lợi thế nữa là khi đó lãnh Đạo Đảng đã lắng nghe người phê bình, không coi họ là công cụ hay “nhân viên, cán bộ” mà là các chuyên gia.
Trong 25 năm qua số đầu sách nghiên cứu mỹ thuật tăng vọt. Số sách tranh có phê bình mỹ thuật lên tới hàng vài trăm cuốn. Mỹ thuật đã vào thư viện mỗi nhà. Hàng ngàn trang viết liên tục tràn ngập báo chí trong nước và có hàng chục bài in trên các ấn phẩm nước ngoài. Các tác giả Thái Bá Vân, Trần Lâm Biền, Chu Quang Trứ, Vĩnh Phối, Nguyễn Trung, Trịnh Cung… Phan Cẩm Thượng, Lương Xuân Đoàn, Phan Thanh Bình, Trần Lương, Trần Hậu Tuấn… Trần Hậu Yên Thế, Lê Thiết Cương, Bùi Như Hương, Phạm Trung, Vũ Lâm, Trang Thanh Hiền, Nguyễn Trung Tín, Như Huy… và nhiều người khác đã cùng các biên tập viên mỹ thuật đóng góp những công trình, bài báo làm cho mỹ thuật trở thành một bộ phận năng động của đời sống văn hóa và học thuật. Dù “vàng thau lẫn lộn”, 90% là dở nhưng 10% còn lại là những sản phẩm tinh thần có giá trị, nhất là so với sự vắng mặt tuyệt đối của phê bình mỹ thuật trước Đổi Mới. Phê bình mỹ thuật đang trưởng thành trong khi phê bình văn học đã trở nên quá cồng kềnh, có phần già cỗi còn phê bình của các nghành khác mới đang phôi thai.
“Có nghĩ về chúng tôi, xin độ lượng!” (B,Brecht)
Nguyễn Bỉnh Quân
(Visited 8 times, 1 visits today)