Quy hoạch và cải tạo khu trung tâm Berlin
Công cuộc cải tạo khu trung tâm mới của Berlin, được bắt đầu từ năm 1990, tuy không thể so sánh được với việc mở rộng thủ đô Hà Nội về quy mô, nhưng về mặt quy hoạch và thực hiện, kinh nghiệm này có nhiều điểm đáng để cho chúng ta tham khảo.
Bản thân thành phố Berlin, ngay từ cách đây ba thế kỷ, đã được quy hoạch và xây dựng với một tầm nhìn rất xa. Đó là một nền quy hoạch mở: xung quanh Berlin là đồng ruộng và rừng cây, cho phép thành phố này có thể nới rộng ra một cách dễ dàng, không như Paris và nhiều thành phố khác, bị «vành đai» các ngoại ô bó chặt, không còn mở rộng ra ngoài được nữa. Ngay như ở bên trong Berlin, cũng có rất nhiều diện tích mặt nước và cây xanh, và còn khá nhiều đất trống để xây dựng.
Ngày 9/11/1989, Bức tường sụp đổ, và ngày 3/10/1990, nước Đức hoàn toàn thống nhất, vấn đề lựa chọn giữa Bonn và Berlin để làm thủ đô được đặt ra khẩn trương.
Cuối cùng, ngày 21/6/91, Quốc hội Đức đã bỏ phiếu và đã chọn Berlin, do vị trí chiến lược, và những lý do lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hóa, cũng như do những thuận lợi về địa hình, về điều kiện quy hoạch và xây dựng, v.v.
Vấn đề đặt ra, trước hết là bảo đảm nơi chỗ cho các cơ quan nhà nước. Trong thời gian đầu, một số bộ sẽ còn lưu lại ở Bonn, mỗi bộ đều có văn phòng vừa ở Bonn, vừa ở Berlin.
Song, đưa thủ đô của nước Đức thống nhất về lại Berlin trước năm 2000, người ta còn muốn nhân cơ hội này làm mới lại bộ mặt của thành phố, nêu rõ vai trò tượng trưng cho sự thống nhất đó, ít nhất bằng cách cải tạo lại khu trung tâm, cũng là cái mặt tiền nhìn ra thế giới. Berlin phải trở thành một thủ đô hiện đại, xứng đáng với vị trí của nước Đức ở Âu châu và trên thế giới.
Tuy nhiên, xây cái gì, xây ở đâu, xây như thế nào, và nhất là lấy tiền đâu ra để xây, để vừa làm đẹp, làm tốt thêm cho cái mặt tiền của thành phố, vừa nói lên khả năng xây dựng, trình độ khoa học kỹ thuật, khả năng đón nhận những ý tưởng mới mẻ về mặt qui hoạch và kiến trúc của thế giới, cũng như sự tham gia đầu tư của các tập đoàn doanh nghiệp quốc tế.
Do đó, phương án xây dựng mới và cải tạo trung tâm Berlin đã trở thành một phương án lớn, một công trường khổng lồ, cả ở trên mặt đất lẫn dưới đất, vì nó đặt vấn đề không những là phải xây dựng cùng một lúc ở nhiều khu khác nhau, mà còn phải cải tạo lại các hệ thống thiết bị và giao thông trên và dưới mặt đất cho cả vùng Berlin: hệ thống cống rãnh, điện, nước, điện thoại, tàu điện ngầm, xe lửa, xe điện, xe hơi…
Ý tưởng xây tập trung ở “khu trung tâm” là một sáng kiến hay, vì nhiều lý do, trong đó đương nhiên có lý do tài chính.
Trung tâm địa lý và lịch sử của Berlin, từ bao giờ vẫn là khu Mitte, một thời thuộc Đông Berlin. Đây chính là cái nôi của thành phố này.
Trong vòng gần ba trăm năm, Berlin đã phát triển đều ra bốn phía, sát nhập dần các thị trấn, thị xã nằm ở xung quanh. Những khu phố sầm uất ngày nay của Berlin, như: Charlottenburg, Wilmersdorf, Kreuzberg, hoặc xa hơn như Spandau, Zehlendorf…, trước kia đều là những thị trấn, hoặc làng xã, đã phát triển song song cùng với Berlin.
Đến năm 1920, thì bản đồ “Berlin lớn” đã định hình, với tổng diện tích 878 km2 (gấp 8 lần Paris), với dân số 4 triệu người. Điều đáng chú ý là trên diện tích này, cây xanh và sông hồ chiếm một tỷ lệ rất lớn, do đó Berlin có một dự trữ khá dồi dào về cây xanh và những vùng đất trống.
Sử dụng những công trình đã có sẵn ở khu Mitte, ngay gần Nhà Quốc hội, để làm trụ sở cho các bộ và các cơ quan nhà nước là một giải pháp vừa kinh tế, vừa thuận tiện, lại vừa giữ được cho khu này cái cương vị lịch sử vốn có của nó.
Cũng vì thế mà một số lớn các bộ, và cơ quan nhà nước đã được chuyển về khu Mitte.
Song, nếu chỉ cải tạo không thì không đủ, vấn đề nhà ở cho các đại biểu Quốc hội, nhân viên các bộ và các cơ quan, đòi hỏi phải xây mới một số công trình, với chức năng thích hợp, và ở không quá xa nhà Quốc hội. Muốn thế, không thể nào không xem lại toàn bộ sơ đồ qui hoạch của khu vực.
Một cuộc thi quốc tế đã được tổ chức và một giải pháp đã được tuyển chọn.
Chính là nhờ ở cái mô bào thông thoáng vốn có sẵn của nó, mà Berlin còn nhiều chỗ để “thở” và “cựa quậy”. Cũng nhờ đó mà cả ba khu xây dựng mới: khu Spreebogen ở phía đông-bắc công viên Tiergarten, dành cho các công trình của nhà nước và do nhà nước đầu tư, quản lý; khu Postdammer Platz, ở phía Đông-Nam vườn này, dành cho các hãng doanh nghiệp quốc tế đầu tư xây dựng; và khu nằm dọc theo đại lộ Friedrichstrasse, cũng do tư nhân đầu tư, cộng với một số công trình nữa nằm ở về phía Đông đại lộ Friedrichstrasse, trong khu Mitte, sẽ tạo nên bộ mặt mới của khu trung tâm Berlin.
Ý tưởng xây tập trung ở quảng trường Postdamer Platz nhiều tổng thể kiến trúc hiện đại, đa dạng, và đa chức năng, bao gồm văn phòng, nhà ở, nào là cửa hàng buôn bán, trung tâm kinh tế, văn hoá, nghệ thuật, giải trí… để tạo thành một khu phố tấp nập, làm cái mặt tiền cho thành phố và cửa ngõ cho trung tâm mới, đã hấp dẫn được nhiều tập đoàn doanh nghiệp lớn đến đầu tư xây dựng ở đây: Daimler-Benz; Sony/Tishman Speyer/Kajima; Deutsche Bahn AG; Senate Building, Housing and Transport Department… Và người ta đã chọn những kiến trúc sư có tên tuổi và có kinh nghiệm về kiến trúc đô thị để giao phó trách nhiệm thiết kế và thực hiện.
Xem như vậy, khu “trung tâm mới” của thủ đô Berlin, tuy vẫn là khu Mitte lịch sử, nhưng trên thực tế đã được nới rộng, cải tạo và xây mới lại khá nhiều. Trọng tâm của nó đã nhích về phía Tây, với hai khu mới: Postdamer Platz và Spreebogen, mặc dầu hai trục chính vẫn là các đại lộ Friedrichstrasse và Unter den Linden.
Ngày 9/11/1989, Bức tường sụp đổ, và ngày 3/10/1990, nước Đức hoàn toàn thống nhất, vấn đề lựa chọn giữa Bonn và Berlin để làm thủ đô được đặt ra khẩn trương.
Cuối cùng, ngày 21/6/91, Quốc hội Đức đã bỏ phiếu và đã chọn Berlin, do vị trí chiến lược, và những lý do lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hóa, cũng như do những thuận lợi về địa hình, về điều kiện quy hoạch và xây dựng, v.v.
Vấn đề đặt ra, trước hết là bảo đảm nơi chỗ cho các cơ quan nhà nước. Trong thời gian đầu, một số bộ sẽ còn lưu lại ở Bonn, mỗi bộ đều có văn phòng vừa ở Bonn, vừa ở Berlin.
Song, đưa thủ đô của nước Đức thống nhất về lại Berlin trước năm 2000, người ta còn muốn nhân cơ hội này làm mới lại bộ mặt của thành phố, nêu rõ vai trò tượng trưng cho sự thống nhất đó, ít nhất bằng cách cải tạo lại khu trung tâm, cũng là cái mặt tiền nhìn ra thế giới. Berlin phải trở thành một thủ đô hiện đại, xứng đáng với vị trí của nước Đức ở Âu châu và trên thế giới.
Tuy nhiên, xây cái gì, xây ở đâu, xây như thế nào, và nhất là lấy tiền đâu ra để xây, để vừa làm đẹp, làm tốt thêm cho cái mặt tiền của thành phố, vừa nói lên khả năng xây dựng, trình độ khoa học kỹ thuật, khả năng đón nhận những ý tưởng mới mẻ về mặt qui hoạch và kiến trúc của thế giới, cũng như sự tham gia đầu tư của các tập đoàn doanh nghiệp quốc tế.
Do đó, phương án xây dựng mới và cải tạo trung tâm Berlin đã trở thành một phương án lớn, một công trường khổng lồ, cả ở trên mặt đất lẫn dưới đất, vì nó đặt vấn đề không những là phải xây dựng cùng một lúc ở nhiều khu khác nhau, mà còn phải cải tạo lại các hệ thống thiết bị và giao thông trên và dưới mặt đất cho cả vùng Berlin: hệ thống cống rãnh, điện, nước, điện thoại, tàu điện ngầm, xe lửa, xe điện, xe hơi…
Ý tưởng xây tập trung ở “khu trung tâm” là một sáng kiến hay, vì nhiều lý do, trong đó đương nhiên có lý do tài chính.
Trung tâm địa lý và lịch sử của Berlin, từ bao giờ vẫn là khu Mitte, một thời thuộc Đông Berlin. Đây chính là cái nôi của thành phố này.
Trong vòng gần ba trăm năm, Berlin đã phát triển đều ra bốn phía, sát nhập dần các thị trấn, thị xã nằm ở xung quanh. Những khu phố sầm uất ngày nay của Berlin, như: Charlottenburg, Wilmersdorf, Kreuzberg, hoặc xa hơn như Spandau, Zehlendorf…, trước kia đều là những thị trấn, hoặc làng xã, đã phát triển song song cùng với Berlin.
Đến năm 1920, thì bản đồ “Berlin lớn” đã định hình, với tổng diện tích 878 km2 (gấp 8 lần Paris), với dân số 4 triệu người. Điều đáng chú ý là trên diện tích này, cây xanh và sông hồ chiếm một tỷ lệ rất lớn, do đó Berlin có một dự trữ khá dồi dào về cây xanh và những vùng đất trống.
Sử dụng những công trình đã có sẵn ở khu Mitte, ngay gần Nhà Quốc hội, để làm trụ sở cho các bộ và các cơ quan nhà nước là một giải pháp vừa kinh tế, vừa thuận tiện, lại vừa giữ được cho khu này cái cương vị lịch sử vốn có của nó.
Cũng vì thế mà một số lớn các bộ, và cơ quan nhà nước đã được chuyển về khu Mitte.
Song, nếu chỉ cải tạo không thì không đủ, vấn đề nhà ở cho các đại biểu Quốc hội, nhân viên các bộ và các cơ quan, đòi hỏi phải xây mới một số công trình, với chức năng thích hợp, và ở không quá xa nhà Quốc hội. Muốn thế, không thể nào không xem lại toàn bộ sơ đồ qui hoạch của khu vực.
Một cuộc thi quốc tế đã được tổ chức và một giải pháp đã được tuyển chọn.
Chính là nhờ ở cái mô bào thông thoáng vốn có sẵn của nó, mà Berlin còn nhiều chỗ để “thở” và “cựa quậy”. Cũng nhờ đó mà cả ba khu xây dựng mới: khu Spreebogen ở phía đông-bắc công viên Tiergarten, dành cho các công trình của nhà nước và do nhà nước đầu tư, quản lý; khu Postdammer Platz, ở phía Đông-Nam vườn này, dành cho các hãng doanh nghiệp quốc tế đầu tư xây dựng; và khu nằm dọc theo đại lộ Friedrichstrasse, cũng do tư nhân đầu tư, cộng với một số công trình nữa nằm ở về phía Đông đại lộ Friedrichstrasse, trong khu Mitte, sẽ tạo nên bộ mặt mới của khu trung tâm Berlin.
Ý tưởng xây tập trung ở quảng trường Postdamer Platz nhiều tổng thể kiến trúc hiện đại, đa dạng, và đa chức năng, bao gồm văn phòng, nhà ở, nào là cửa hàng buôn bán, trung tâm kinh tế, văn hoá, nghệ thuật, giải trí… để tạo thành một khu phố tấp nập, làm cái mặt tiền cho thành phố và cửa ngõ cho trung tâm mới, đã hấp dẫn được nhiều tập đoàn doanh nghiệp lớn đến đầu tư xây dựng ở đây: Daimler-Benz; Sony/Tishman Speyer/Kajima; Deutsche Bahn AG; Senate Building, Housing and Transport Department… Và người ta đã chọn những kiến trúc sư có tên tuổi và có kinh nghiệm về kiến trúc đô thị để giao phó trách nhiệm thiết kế và thực hiện.
Xem như vậy, khu “trung tâm mới” của thủ đô Berlin, tuy vẫn là khu Mitte lịch sử, nhưng trên thực tế đã được nới rộng, cải tạo và xây mới lại khá nhiều. Trọng tâm của nó đã nhích về phía Tây, với hai khu mới: Postdamer Platz và Spreebogen, mặc dầu hai trục chính vẫn là các đại lộ Friedrichstrasse và Unter den Linden.
Văn Ngọc
(Visited 7 times, 1 visits today)