Sống đời thị dân.
Đi ngoằn ngoèo mãi một lúc lâu mới lên đến đỉnh, chợ cũng vừa tan. Nói là chợ chứ có lẽ cũng chỉ là nơi tập trung vài món hàng của người trên núi, vừa bán vừa đổi. Đấy là tôi đoán thế, bởi xung quanh vắng vẻ. Nhà nghỉ nào cũng lớn thênh thang, nhưng cửa đóng im lìm. Loanh quanh một lát, mọi người định xuống núi thì xuất hiện một ngôi nhà xinh xắn. Giờ thì cũng chẳng biết có xinh thật không, nhưng cái duyên nói chung là khó định nghĩa; không biết do màu sắc, hình dáng mái ngói, hay chỉ vào lúc ấy vô tình từ trong một cánh cửa một làn sương mù cứ phi lý tuồn ra. Chỉ biết thế là dừng lại. Và rồi ở luôn mấy ngày.
Chủ nhà nghỉ hôm ấy đã về thành phố, chỉ người giúp việc quây quần bên nhau. Trong cái quần thể nhỏ tí ấy có cả người Dao, người Thái, người Tày… tất cả hiền lành chân chất, tận tình. Người nào việc nấy, không một tiếng nói to, cứ như anh em một nhà. Mà đích thị là một nhà thật. Trong bếp lúc nào cũng hiện diện một bé gái mới vừa sáu tháng tuổi, hết cuộn trong tay người này lại sang tay người khác. Dù gì thì trên núi cao này, bếp vẫn là nơi ấm áp hơn bất kỳ đâu.
Anh làm bếp người Tày mặt xương, lông mày rậm, họ Đàm tên Trùng. Thông tin ấy chỉ có được sau một ngày làm quen trầm mặc, vì ban đầu anh chàng không nói một lời. Thỉnh thoảng trong khi thái rau thái thịt ngước lên ngắm bé gái, anh mới tủm tỉm cười, nhưng sau vài ly rượu khuya thì chuyện đã thoải mái hẳn, “Tên em là Trùng. Không phải là trùng kia, mà là trùng trùng điệp điệp ấy.” Trùng kia là trùng gì, tôi cũng không phân biệt được, chả sao. Tôi bảo hồi chiều đã có chụp hình cho em bé rất nhiều, chừng nào về Hà Nội sẽ rửa hình gửi cho. Trùng nói, “Lúc nào anh gửi thì gửi, đừng hứa trước. Lắm ông chụp hình chuyên nghiệp lên đây săn ảnh, bảo chúng em làm mẫu đủ kiểu, hứa khi về sẽ gửi nhưng đi luôn. Năm năm ở đây chúng em tiếp không biết bao nhiêu người như thế, chưa hề nhận được tấm ảnh nào”. Mặt tôi lúc ấy không biết trông ra sao nhưng hai tai chắc chắn đỏ dừ, vì tai vốn mỏng manh vô tội nhất trong mọi bộ phận của cơ thể. Trùng có vẻ nhận ra, bảo. “Thế nên anh cứ tự nhiên”.
Bây giờ chụp ảnh không phải là chuyện gì quá ghê gớm tốn kém như xưa. Không cần phải chắt chiu từng tấm phim một. Với một kẻ nghiệp dư tuyệt đối như tôi thì nghệ thuật nhiếp ảnh chính là nghệ thuật bấm nhanh chiếc máy kỹ thuật số, sau đó về chịu khó chọn lựa trên máy tính, xóa ảnh xấu mà chọn lấy những tấm coi được (theo mỹ học của mắt mình) lưu vào máy. Cũng từ khi có máy ảnh kỹ thuật số, hiếm khi tôi có dịp mân mê một tấm hình cầm trên tay. Nhưng để không đánh đồng mình vào đám đông nhiếp ảnh gia thường xuyên hứa với Trùng mà không thực hiện, tôi quyết định việc đầu tiên làm khi về Hà Nội là rửa hình của chuyến đi ấy.
*
Ở tiệm rửa ảnh, tôi nhận mẩu biên lai hẹn chiều quay lại. Thế nhưng, buổi chiều mà tôi quay lại cách chiều nọ nửa tháng. Trong nửa tháng đấy, tôi đã làm những gì thì chính tôi cũng không biết. Có lẽ vào mỗi lúc hiếm hoi nhớ ra chuyện phải đi lấy hình thì xuất hiện một việc khác có vẻ quan trọng hơn; rằng cần ra ngồi vỉa hè một tí cho thoáng, hay cần phải ngủ một tí vì đêm qua lỡ xem Champions League đến tờ mờ sáng. Nhưng dù sao đi nữa thì rốt cuộc những tấm hình giờ đã nằm trong tay, chỉ cần ghé Bưu Điện là xong. Xinh nhất là bé gái quấn trong chiếc áo to sụ, ngoan như mèo, ai bế cũng được. “Bé tên là Đàm Thanh Thư,” Trùng đỏ mặt khi mọi người khen anh đặt tên con gái hay thế. Gần đến giờ về, mặt lộ vẻ tin tưởng, Trùng nói nhỏ, “Anh chớ gửi nhiều hình, tốn tiền. Em chỉ xin tấm hình của bé”.
Tôi đi ngang Bưu Điện trung tâm dễ đến mươi lần nhưng vẫn chưa thể ghé vào. Vẫn là kiểu vuột qua hờ hững ấy. Những tháng đầu năm, hết anh chị họ về nước thực hiện tham vọng xuyên Việt, đến đám bạn bè đang chịu đựng cái nắng nóng tưng bừng của miền Nam bỗng nhớ cái rét trong “gửi nắng cho em” một thời vẫn phát trên loa phường năm giờ sáng, không ngần ngại xin nghỉ mươi ngày công chức mà ra Bắc. Thế là tôi trở thành hướng dẫn viên bất đắc dĩ. Tổng cộng, số vòng tôi đi bộ quanh Bờ Hồ trong những ngày này nhiều bằng tổng số tôi đi được trong vài năm trước đấy. Tương tự, tôi cũng thu lượm được khối kinh nghiệm mới mẻ như những cuộc ép mình trên xe buýt chật cứng người vu vơ đến tận Ba La-Bông Đỏ chỉ vì không thể thuyết phục được đám du khách bướng bỉnh, rằng Hà Đông mà ai cũng muốn tận mắt chứng kiến không hề là xứ sinh ra loài Sư Tử danh tiếng ấy.
Duy có một điều đi với ai cũng thế, đấy là được tham gia chụp hình. Mỗi người có một chiếc máy bé tí trong túi. Chụp theo kiểu làm tổ hợp số, quyết không để sót một ai. Và, tôi sẽ được nghe câu quen thuộc. “Này, lát nữa viết cái địa chỉ. Khi về tụi này gửi hình cho”.
*
Tôi không mong đợi những người ấy gửi hình cho mình, và có lẽ họ cũng nghĩ như thế, cho nên sau cuộc vẫy chào chia tay là im bặt. Anh đi làm hay thất nghiệp, anh đang vui vẻ hay buồn khổ không ai biết đến. Một ngày anh gác hết mọi việc để rong ruổi tan biến không chút tăm hơi. Với người đi chơi mọi nơi chỉ là điểm dừng tạm; còn bao nhiêu vùng đất sẽ đến, đâu đâu cũng có những lòng hiếu khách mới. Đến rồi đi, hứa hẹn đãi bôi, hời hợt như thế đã thành tự nhiên.
Chẳng biết Trùng có đặt hy vọng gì về một lời hứa không, chứ với tôi, khi khách đã về còn lại mỗi mình, thì cứ nghĩ đến việc chưa gửi được hình lại kém vui. Với đời thị dân, một ngày cứ len lén trôi nhanh như mèo luồn qua cửa không nghe thấy tiếng. Khi tỉnh ra người cứ ngơ ngác như thể có ai đánh cắp mất ngày của mình. Thử lấy giấy liệt kê đầu dòng mới phát hiện ra không lý do nào đủ sức biện minh sự chậm trễ ấy. Tôi lục tìm số điện thoại nhà nghỉ trên đỉnh Mẫu Sơn ấy. “Anh muốn gặp anh bếp à? Đợi nhé”. Tôi áp tai vào ống nghe, như cảm nhận được tiếng gió vù vù đưa sương ngập đầy phòng khách. Tôi sẽ bảo với Trùng rằng chớ sốt ruột, rằng tôi sẽ gửi ngay đây, gửi ngay lập tức. Nhưng ra nói chuyện là một anh bếp mới. Anh này không rụt rè như Trùng, liến thoắng tiếng Kinh. Trùng ấy à, đưa vợ con về quê rồi. Quê ở đâu tôi cũng không biết. Mời anh hôm nào lên đây nhé, nhà bếp có phục vụ đủ các món cơm lam, ếch hương, lợn sữa, vịt quay Lạng Sơn, gà thả rong nướng than cỏ tranh, thịt kho lá mắc mật. Có cả coóng-phù. Nói chung không thiếu thứ gì.
Không thiếu thứ gì. Có tất cả. Nhưng sao những việc không thành trong đời vẫn lại dài thêm.
Anh làm bếp người Tày mặt xương, lông mày rậm, họ Đàm tên Trùng. Thông tin ấy chỉ có được sau một ngày làm quen trầm mặc, vì ban đầu anh chàng không nói một lời. Thỉnh thoảng trong khi thái rau thái thịt ngước lên ngắm bé gái, anh mới tủm tỉm cười, nhưng sau vài ly rượu khuya thì chuyện đã thoải mái hẳn, “Tên em là Trùng. Không phải là trùng kia, mà là trùng trùng điệp điệp ấy.” Trùng kia là trùng gì, tôi cũng không phân biệt được, chả sao. Tôi bảo hồi chiều đã có chụp hình cho em bé rất nhiều, chừng nào về Hà Nội sẽ rửa hình gửi cho. Trùng nói, “Lúc nào anh gửi thì gửi, đừng hứa trước. Lắm ông chụp hình chuyên nghiệp lên đây săn ảnh, bảo chúng em làm mẫu đủ kiểu, hứa khi về sẽ gửi nhưng đi luôn. Năm năm ở đây chúng em tiếp không biết bao nhiêu người như thế, chưa hề nhận được tấm ảnh nào”. Mặt tôi lúc ấy không biết trông ra sao nhưng hai tai chắc chắn đỏ dừ, vì tai vốn mỏng manh vô tội nhất trong mọi bộ phận của cơ thể. Trùng có vẻ nhận ra, bảo. “Thế nên anh cứ tự nhiên”.
Bây giờ chụp ảnh không phải là chuyện gì quá ghê gớm tốn kém như xưa. Không cần phải chắt chiu từng tấm phim một. Với một kẻ nghiệp dư tuyệt đối như tôi thì nghệ thuật nhiếp ảnh chính là nghệ thuật bấm nhanh chiếc máy kỹ thuật số, sau đó về chịu khó chọn lựa trên máy tính, xóa ảnh xấu mà chọn lấy những tấm coi được (theo mỹ học của mắt mình) lưu vào máy. Cũng từ khi có máy ảnh kỹ thuật số, hiếm khi tôi có dịp mân mê một tấm hình cầm trên tay. Nhưng để không đánh đồng mình vào đám đông nhiếp ảnh gia thường xuyên hứa với Trùng mà không thực hiện, tôi quyết định việc đầu tiên làm khi về Hà Nội là rửa hình của chuyến đi ấy.
*
Ở tiệm rửa ảnh, tôi nhận mẩu biên lai hẹn chiều quay lại. Thế nhưng, buổi chiều mà tôi quay lại cách chiều nọ nửa tháng. Trong nửa tháng đấy, tôi đã làm những gì thì chính tôi cũng không biết. Có lẽ vào mỗi lúc hiếm hoi nhớ ra chuyện phải đi lấy hình thì xuất hiện một việc khác có vẻ quan trọng hơn; rằng cần ra ngồi vỉa hè một tí cho thoáng, hay cần phải ngủ một tí vì đêm qua lỡ xem Champions League đến tờ mờ sáng. Nhưng dù sao đi nữa thì rốt cuộc những tấm hình giờ đã nằm trong tay, chỉ cần ghé Bưu Điện là xong. Xinh nhất là bé gái quấn trong chiếc áo to sụ, ngoan như mèo, ai bế cũng được. “Bé tên là Đàm Thanh Thư,” Trùng đỏ mặt khi mọi người khen anh đặt tên con gái hay thế. Gần đến giờ về, mặt lộ vẻ tin tưởng, Trùng nói nhỏ, “Anh chớ gửi nhiều hình, tốn tiền. Em chỉ xin tấm hình của bé”.
Tôi đi ngang Bưu Điện trung tâm dễ đến mươi lần nhưng vẫn chưa thể ghé vào. Vẫn là kiểu vuột qua hờ hững ấy. Những tháng đầu năm, hết anh chị họ về nước thực hiện tham vọng xuyên Việt, đến đám bạn bè đang chịu đựng cái nắng nóng tưng bừng của miền Nam bỗng nhớ cái rét trong “gửi nắng cho em” một thời vẫn phát trên loa phường năm giờ sáng, không ngần ngại xin nghỉ mươi ngày công chức mà ra Bắc. Thế là tôi trở thành hướng dẫn viên bất đắc dĩ. Tổng cộng, số vòng tôi đi bộ quanh Bờ Hồ trong những ngày này nhiều bằng tổng số tôi đi được trong vài năm trước đấy. Tương tự, tôi cũng thu lượm được khối kinh nghiệm mới mẻ như những cuộc ép mình trên xe buýt chật cứng người vu vơ đến tận Ba La-Bông Đỏ chỉ vì không thể thuyết phục được đám du khách bướng bỉnh, rằng Hà Đông mà ai cũng muốn tận mắt chứng kiến không hề là xứ sinh ra loài Sư Tử danh tiếng ấy.
Duy có một điều đi với ai cũng thế, đấy là được tham gia chụp hình. Mỗi người có một chiếc máy bé tí trong túi. Chụp theo kiểu làm tổ hợp số, quyết không để sót một ai. Và, tôi sẽ được nghe câu quen thuộc. “Này, lát nữa viết cái địa chỉ. Khi về tụi này gửi hình cho”.
*
Tôi không mong đợi những người ấy gửi hình cho mình, và có lẽ họ cũng nghĩ như thế, cho nên sau cuộc vẫy chào chia tay là im bặt. Anh đi làm hay thất nghiệp, anh đang vui vẻ hay buồn khổ không ai biết đến. Một ngày anh gác hết mọi việc để rong ruổi tan biến không chút tăm hơi. Với người đi chơi mọi nơi chỉ là điểm dừng tạm; còn bao nhiêu vùng đất sẽ đến, đâu đâu cũng có những lòng hiếu khách mới. Đến rồi đi, hứa hẹn đãi bôi, hời hợt như thế đã thành tự nhiên.
Chẳng biết Trùng có đặt hy vọng gì về một lời hứa không, chứ với tôi, khi khách đã về còn lại mỗi mình, thì cứ nghĩ đến việc chưa gửi được hình lại kém vui. Với đời thị dân, một ngày cứ len lén trôi nhanh như mèo luồn qua cửa không nghe thấy tiếng. Khi tỉnh ra người cứ ngơ ngác như thể có ai đánh cắp mất ngày của mình. Thử lấy giấy liệt kê đầu dòng mới phát hiện ra không lý do nào đủ sức biện minh sự chậm trễ ấy. Tôi lục tìm số điện thoại nhà nghỉ trên đỉnh Mẫu Sơn ấy. “Anh muốn gặp anh bếp à? Đợi nhé”. Tôi áp tai vào ống nghe, như cảm nhận được tiếng gió vù vù đưa sương ngập đầy phòng khách. Tôi sẽ bảo với Trùng rằng chớ sốt ruột, rằng tôi sẽ gửi ngay đây, gửi ngay lập tức. Nhưng ra nói chuyện là một anh bếp mới. Anh này không rụt rè như Trùng, liến thoắng tiếng Kinh. Trùng ấy à, đưa vợ con về quê rồi. Quê ở đâu tôi cũng không biết. Mời anh hôm nào lên đây nhé, nhà bếp có phục vụ đủ các món cơm lam, ếch hương, lợn sữa, vịt quay Lạng Sơn, gà thả rong nướng than cỏ tranh, thịt kho lá mắc mật. Có cả coóng-phù. Nói chung không thiếu thứ gì.
Không thiếu thứ gì. Có tất cả. Nhưng sao những việc không thành trong đời vẫn lại dài thêm.
Phan Triều Hải
(Visited 1 times, 1 visits today)