Sử thi Iliad & Odyssey*

Iliad và Odyssey của đại thi hào Homer chính là hai thiên sử thi kinh điển và là cột trụ của văn minh phương Tây. Ngay cả những chính trị gia lỗi lạc như Plato, Aristotle hay bậc quân vương như Alexander Đại Đế cũng xem việc đọc hai tác phẩm này là một.

Bắt đầu từ những nhà truyền giáo cho tới kỷ nguyên toàn cầu hóa và tiếp tục trong tương lai, những ảnh hưởng của văn minh phương Tây tới Việt Nam không chỉ dừng lại ở khoa học cơ bản, mà còn mở rộng đến các ngành khoa học xã hội và nghệ thuật. Vì vậy, để thực sự khai thác xu hướng này, chúng ta cần tìm hiểu nền tảng và cội nguồn của văn minh phương Tây: Hy Lạp cổ đại. Không hề quá lời khi cho rằng, việc tìm hiểu Hy Lạp cổ đại là một điều kiện tiên quyết nhằm mang lại sự hiểu biết thấu đáo liên quan đến những luận điểm và học thuyết chủ đạo đang chi phối thế giới mà chúng ta đang sống: Lịch Sử và Thần Thoại, Giới Tính và Xác Thân, Tôn Giáo và Hôn Nhân, Chính Trị và Dân Chủ…

Iliad và Odyssey của đại thi hào Homer chính là hai thiên sử thi kinh điển và là cột trụ của văn minh phương Tây. Ngay cả những chính trị gia lỗi lạc như Plato, Aristotle hay bậc quân vương như Alexander Đại Đế cũng xem việc đọc hai tác phẩm này là một.

Iliad và Odyssey là những bản trường ca của binh lửa và giáo gươm. Ở đó những kẻ nhút nhát và rụt rè trước chiến trận mới chính là đối tượng bị dè bỉu. Nhưng Homer không cổ súy cho chiến tranh mà dùng chiến tranh để thử thách con người và dùng Cái Chết để bộc lộ đức hạnh của họ.

Aristotle diễn giải bi kịch Hy Lạp là sự kết hợp của số phận và sai lầm cá nhân. Nghĩa là một kết cục không vui chỉ thành bi kịch khi phẩm chất trí tuệ và đức hạnh của nhân vật chính phải vượt hẳn người thường. Và từ những biến cố đó người ta phát lộ ra những gì đẹp đẽ nhất của mình. Còn Karl Japers cho rằng ý chí đương đầu và chấp nhận những bóng tối và sụp đổ, những điều sản sinh từ hiểm nguy và nghiêm trọng của cuộc đời vượt quá sự tri nghiệm của con người, chính là tinh thần gây dựng nên văn

Bên cạnh đó, Iliad và Odyssey còn là những suy tư và chiêm nghiệm của người Hy Lạp cổ đại về mối quan hệ vừa thân thuộc vừa xa lạ giữa con người và vũ trụ, của linh hồn và thế giới, của bên trong và bên

Phương Tây xem trọng hai bản trường ca này vì chúng là biên niên sử của quá trình tiến hóa của ý thức con người, nhất là ý thức về thời gian. Điều đặc biệt của quá trình tiến hóa ý thức là nó tiếp tục diễn ra ngay cả khi xác thân đã hoàn tất quá trình biến đổi. Chẳng phải thế mà ta luôn coi vóc dáng cơ thể của

Achilles là hình mẫu cho nam và Helen cho nữ.

Cuộc chiến thành Troy có thể coi như dấu chấm hết cho sự ngây thơ còn sót lại từ thuở hồng hoang. Nó kết thúc không phải vì kẻ này mạnh hơn kẻ kia, mà vì có kẻ này “láu cá” hơn kẻ kia. Người quyết định vận mệnh cuộc chiến không ai khác hơn là Odyssey.

Nhưng tại sao một kế hoạch rất “thô sơ” như Con ngựa thành Troy lại có thể thành công? Bối cảnh bấy giờ là buổi hoàng hôn của ký ức cộng đồng khi mỗi thành viên có thể nhìn thấy được dòng ý thức của người khác, và khái niệm lừa lọc, hay chính xác hơn là che giấu dòng ý thức cá nhân, hoàn toàn không tồn tại, cho đến khi Odysseus xuất hiện. Đó chính là mánh khóe đầu tiên trong lịch sử loài người.

Nhưng điều đặc biệt và thú vị hơn cả là sự tương tác giữa thần và người trong hai thiên sử thi này. Các thần Hy Lạp mang hình dáng con người, khác với các nền văn minh đương thời khác như Ai Cập hay Mesopotamian. Họ không phải là những đấng toàn năng vô biên, lại còn mang đầy đủ những thói hư tật xấu như con người. Nhưng điều này lại chính là ý tưởng đột phá vĩ đại: Vũ Trụ mang vẻ đẹp và huyền bí của con người. Con người chính là trung tâm của vũ trụ. Cuộc chiến thành Troy được các vị thần bắt đầu, can thiệp và kết thúc, nhưng tới cuộc đại hải trình của Odysseus thì quyền tự quyết định vận mệnh của cá nhân mới là yếu tố chủ đạo.

Trong quá trình đọc, hẳn quý độc giả sẽ tìm thấy cho mình những trải nghiệm hữu ích từ những tương đồng và dị biệt giữa hiện tại và quá khứ.

Những người Hy Lạp và Trojan kia cũng thấy mặt trời lặn và mọc. Họ cũng băn khoăn và suy nghĩ trước quy luật bất biến của cuộc sống: tuổi già, bệnh tật, tình yêu, khát vọng, nô dịch, hạnh phúc… Và chính những người Hy Lạp và Trojan kia cũng hiểu sự hoang tàn và chết chóc của chiến tranh, của nô dịch

Với tâm thế đúng mực, chúng ta sẽ thu hoạch được nhiều điều hữu ích từ những tác phẩm cổ điển. Vì suy cho cùng, việc mắc kẹt hoàn toàn trong hiện tại hoặc luôn ngoái đầu hoài vọng về quá khứ chỉ dẫn ta vướng vào hết sự vô tri này đến sự vô tri khác.

Đỗ Khánh Hoan nguyên giáo sư và trưởng ban Anh văn, Đại học Văn Khoa, Viện Đại học Saigon (1964-1979). Trước kia, khi còn ở trong nước, ngoài việc giảng dạy văn chương, văn học Anh Mỹ, ông thường chuyển dịch danh tác văn chương hai xứ này. Từ ngày ra nước ngoài, định cư ở Canada, ông dành thì giờ tìm hiểu văn nghệ xứ tuyết rừng phong, giới thiệu một số cây bút sáng giá, chuyển ngữ nhiều truyện ngắn giá trị. Thêm vào đó, qua tìm hiểu văn học châu Mỹ Latinh, từ1983 đến nay, ông giới thiệu cây bút đặc sắc. Ông đã xuất bản Văn học Brasil (1997) và dự tính xuất bản bộ Văn học Châu Mỹ Latinh.

Hai cuốn sử thi Iliad, Odyssey được GS Đỗ Khánh Hoan chuyển ngữ trọn vẹn từ tiếng Hy Lạp.

* Đỗ Khánh Hoan chuyển ngữ; Alpha Books và NXB Thế giới ấn hành tháng 11/2013: Iliad: số trang/ giá bìa: 762/ 199.000 đồng; Odyssey: số trang/ giá bìa: 672/ 169.000 đồng

Tác giả

(Visited 2.032 times, 1 visits today)