“Trung Quốc dự định xây dựng đài thiên văn trên Mặt trăng!”
Khi xây dựng kính thiên văn khổng lồ như Owl, người ta sẽ vấp phải khó khăn nào đầu tiên?
Hiện Mỹ đang phát triển hai dự án kính thiên văn khổng lồ. Sự cạnh tranh Âu-Mỹ này liệu có nên không? Mỹ và châu Âu kết hợp với nhau chẳng phải tốt hơn sao?
Catherine Cesarsky: Hiện nay, chúng tôi đang thảo luận về một sự kết hợp khả dĩ với Mỹ, cũng như với Nhật Bản. Nhưng giải pháp không phải là đi đến một dự án duy nhất, vì đôi khi nó chỉ tạo ra những tiết kiệm giả tạo.
Hiện nay, chúng tôi đang thảo luận về một sự kết hợp khả dĩ với Mỹ, cũng như với Nhật Bản. Nhưng giải pháp không phải là đi đến một dự án duy nhất, vì đôi khi nó chỉ tạo ra những tiết kiệm giả tạo.
Trung Quốc cũng có các dự án quy mô lớn?
Catherine Cesarsky: Hiện nay Trung Quốc cũng đang tập trung cố gắng vào dự án kính thiên văn Lamost (Large Sky Area Multi-Object Fiber Spectroscopic Telescope), trong đó gương chính đường kính hơn 6m. Nó đang trong quá trình xây dựng tại trạm Xinglong. Trung Quốc rất mạnh trong việc đầu tư vào những chỗ mà các nước khác bỏ trống.
Kính thiên văn vô tuyến Alma được đặt ở đâu? Trên sa mạc Atacama, phía Bắc Chilê?
Catherine Cesarsky: Chúng tôi đã xây dựng một trại đầu tiên trên độ cao 3000m và mở một con đường từ thành phố San Pedro. Chúng tôi thử nghiệm các nguyên mẫu máy thu nhận, chúng có vẻ đáp ứng được những yêu cầu hết sức nghiêm ngặt của chúng tôi. Vì với Alma, kính sẽ làm việc bằng các sóng vô tuyến millimetric và submillimetric, chúng tôi muốn nhìn vào tận tâm các đám mây bụi để thấy ở đó các ngôi sao sinh ra và chết đi, và nghiên cứu sự hình thành của các phân tử dẫn đến hóa học của sự sống.
Quan sát thiên văn trong tương lai liệu có thể diễn ra tại Nam cực hay trên Mặt trăng được không?
Catherine Cesarsky: Một ngày nào đó cần phải thực hiện bước đi này. Nhưng tại Nam cực và xa hơn là Mặt trăng, trước hết phải đặt ra câu hỏi một cách nghiêm túc về năng suất, để không tái diễn các sai lầm như trạm không gian. Sẽ chỉ nên xây dựng tại Nam cực và Mặt trăng những đài thiên văn mà người ta không thể xây dựng ở nơi khác. Cũng cần phải tính đến việc phát triển các kỹ thuật thích ứng với các nhiệt độ rất thấp hay với các điều kiện chân không. Trung Quốc đã suy nghĩ nghiêm túc tới việc xây dựng một đài thiên văn trên Mặt trăng.