Từ đứa trẻ giang hồ trở thành nhà khoa học giải Nobel
Trong ba nhà khoa học được trao giải Nobel y học hay sinh lí học năm nay, có lẽ trường hợp của Mario Capecchi là đáng chú ý nhất, vì cuộc đời ông là một tấm gương sáng chói về phấn đấu để thành công trong nghịch cảnh.
Mario R. Capecchi chào đời ngày 6/10/1937 ở Verona, miền bắc nước Ý, nơi nổi tiếng với chuyện tình Romeo và Juliet. Mẹ ông là một nhà thơ và cha là một sĩ quan không quân trong quân đội Ý, nhưng hai người không bao giờ chính thức cưới nhau, vì mẹ ông là một người có khuynh hướng chống chủ nghĩa Phát-xít và chủ nghĩa Nazi, và dứt khoát không chịu thành hôn với một sĩ quan không quân trong quân đột Phát-xít dù hai người yêu nhau và có con.
Đến năm Mario chưa tròn 4 tuổi, mẹ ông bị bọn Gestapo bắt giam trong trại tập trung nổi tiếng Dachau. Biết rằng thời gian tự do của mình không còn bao nhiêu nữa, bà quyết định bán tất cả gia tài, kể cả ngôi biệt thự, cho một gia đình nông dân. Gia đình này cưu mang Mario một thời gian trong khi mẹ ông đi tù. Đến khi gia đình người nông dân khánh kiệt, Mario đành phải rời nhà, và bắt đầu một cuộc sống giang hồ. Mario lang thang hết phố này sang phố khác ở miền nam nước Ý. Hết ngày này sang tháng nọ, ban ngày thì đi ăn xin, có khi tham gia các băng đảng đi ăn trộm, ban đêm thì ngủ trên vĩa hè. Bốn năm trời lang thang hết nơi này sang nơi khác cho đến khi tấm áo bị rách nát, Mario được đưa vào một bệnh viện trong tình trạng suy dinh dưỡng trầm trọng.
Đến khi cuộc thế chiến thứ 2 kết thúc, mẹ ông sống sót sau những năm tù tội trong trại tập trung và được thả ra. Bà lang thang đi tìm Mario hết cô nhi viện này đến nhà thương khác, và sau cùng mẹ cũng gặp con trong bệnh viện, đúng vào ngày sinh nhật thư 9 của Mario! Vài tuần sau, hai mẹ con quyết định rời Ý và khăn gói lên đường sang Pennsylvania (Mĩ) định cư và đoàn tụ với cậu của Mario, lúc đó đã định cư ở Pennsylvania và thành lập một cộng đồng gồm các gia đình gốc Ý ở đó.
Đến Pennsylvania, Mario được bố trí học lớp 3. Là một đứa trẻ lớn lên từ cuộc sống giang hồ, Mario nhanh chóng trở thành trưởng lớp, chuyên “trị” những đứa học trò lưu manh trong lớp. Sau đó, Mario theo học ở Trường cao đẳng Antioch ở Yellow Spring (Ohio), một trường tư thuộc vào hạng danh giá ở miền trung tây nước Mĩ. Thoạt đầu, ông ghi danh học chính trị học, nhưng tốt nghiệp cử nhân về hóa học và vật lí vào năm 1961 (lúc đó ông đã 24 tuổi)! Sau Antioch College, ông xin nhập học Đại học Harvard, và người phỏng vấn ông (sau này là thầy hướng dẫn) là James Watson (cha đẻ của DNA, giải Nobel năm 1962). Ông kể lại trong buổi phỏng vấn, ông rụt rè hỏi Watson trường nào là nơi lí tưởng để ông theo học thạc sĩ và tiến sĩ, Watson trả lời với một giọng “giang hồ”: “Mẹ kiếp, nếu mày xin học bất cứ chỗ nào khác [ngoài Harvard] thì mày là một thằng điên” (nguyên văn: “You would be f…ing crazy to go anywhere else.”) Năm 1967, ông tốt nghiệp tiến sĩ vật lí sinh học (biophysics) từ Đại học Harvard.
Năm 1969, ông được bổ nhiệm chức danh Assistant Professor (giống như giáo sư dự khuyết); năm 1971 ông trở thành Associate Professor (phó giáo sư) tại trường Y thuộc Đại học Harvard. Ông không hài lòng với các đồng nghiệp ở Harvard, vì theo ông, họ bảo thủ, không hòa thuận với nhau, và cũng không nâng đỡ các nhà khoa học trẻ. Năm 1973, ông rời Harvard và nhận chức giáo sư (Professor) tại Đại học Utah. Lúc đó, ai cũng nói ông điên, vì Đại học Utah không có “tên tuổi” gì trên trường khoa học so với Harvard, nhưng người thầy cũ của ông là giáo sư James Watson khuyên rằng ở bất cứ nơi nào nhà khoa học vẫn có cơ hội để trở thành xuất sắc. Năm 1988 giáo sư Mario Capecchi trở thành chuyên gia nghiên cứu (investigator) cho Viện nghiên cứu y khoa Howard Hughes, một viện nghiên cứu hàng đầu trên thế giới. Quyết định rời Harvard của ông hoàn toàn đúng, vì sự nghiệp của ông “khởi sắc” từ khi về làm ở Đại học Utah và Viện nghiên cứu y khoa Howard Hughes. Cho đến nay, ông đã công bố được 150 bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, phần lớn là các tập san có ảnh hưởng lớn và chất lượng cao. Giải Nobel y học năm nay là một phần thưởng đẹp nhất trong sự nghiệp khoa học, và một “happy ending” cho câu chuyện đời đầy thăng trầm của giáo sư Mario R. Capecchi. Cuộc đời và sự nghiệp của giáo sư Mario R Capecchi cũng là một minh chứng cho quan điểm rằng tài năng cần được nuôi dưỡng ở những môi trường tri thức cao và thấp. Xã hội cần phải tìm cách nâng đỡ và nuôi dưỡng những thành phần nghèo khó, những thành phần bên lề xã hội, những thành phần thiếu học và những đứa trẻ ranh.
Đến năm Mario chưa tròn 4 tuổi, mẹ ông bị bọn Gestapo bắt giam trong trại tập trung nổi tiếng Dachau. Biết rằng thời gian tự do của mình không còn bao nhiêu nữa, bà quyết định bán tất cả gia tài, kể cả ngôi biệt thự, cho một gia đình nông dân. Gia đình này cưu mang Mario một thời gian trong khi mẹ ông đi tù. Đến khi gia đình người nông dân khánh kiệt, Mario đành phải rời nhà, và bắt đầu một cuộc sống giang hồ. Mario lang thang hết phố này sang phố khác ở miền nam nước Ý. Hết ngày này sang tháng nọ, ban ngày thì đi ăn xin, có khi tham gia các băng đảng đi ăn trộm, ban đêm thì ngủ trên vĩa hè. Bốn năm trời lang thang hết nơi này sang nơi khác cho đến khi tấm áo bị rách nát, Mario được đưa vào một bệnh viện trong tình trạng suy dinh dưỡng trầm trọng.
Đến khi cuộc thế chiến thứ 2 kết thúc, mẹ ông sống sót sau những năm tù tội trong trại tập trung và được thả ra. Bà lang thang đi tìm Mario hết cô nhi viện này đến nhà thương khác, và sau cùng mẹ cũng gặp con trong bệnh viện, đúng vào ngày sinh nhật thư 9 của Mario! Vài tuần sau, hai mẹ con quyết định rời Ý và khăn gói lên đường sang Pennsylvania (Mĩ) định cư và đoàn tụ với cậu của Mario, lúc đó đã định cư ở Pennsylvania và thành lập một cộng đồng gồm các gia đình gốc Ý ở đó.
Đến Pennsylvania, Mario được bố trí học lớp 3. Là một đứa trẻ lớn lên từ cuộc sống giang hồ, Mario nhanh chóng trở thành trưởng lớp, chuyên “trị” những đứa học trò lưu manh trong lớp. Sau đó, Mario theo học ở Trường cao đẳng Antioch ở Yellow Spring (Ohio), một trường tư thuộc vào hạng danh giá ở miền trung tây nước Mĩ. Thoạt đầu, ông ghi danh học chính trị học, nhưng tốt nghiệp cử nhân về hóa học và vật lí vào năm 1961 (lúc đó ông đã 24 tuổi)! Sau Antioch College, ông xin nhập học Đại học Harvard, và người phỏng vấn ông (sau này là thầy hướng dẫn) là James Watson (cha đẻ của DNA, giải Nobel năm 1962). Ông kể lại trong buổi phỏng vấn, ông rụt rè hỏi Watson trường nào là nơi lí tưởng để ông theo học thạc sĩ và tiến sĩ, Watson trả lời với một giọng “giang hồ”: “Mẹ kiếp, nếu mày xin học bất cứ chỗ nào khác [ngoài Harvard] thì mày là một thằng điên” (nguyên văn: “You would be f…ing crazy to go anywhere else.”) Năm 1967, ông tốt nghiệp tiến sĩ vật lí sinh học (biophysics) từ Đại học Harvard.
Năm 1969, ông được bổ nhiệm chức danh Assistant Professor (giống như giáo sư dự khuyết); năm 1971 ông trở thành Associate Professor (phó giáo sư) tại trường Y thuộc Đại học Harvard. Ông không hài lòng với các đồng nghiệp ở Harvard, vì theo ông, họ bảo thủ, không hòa thuận với nhau, và cũng không nâng đỡ các nhà khoa học trẻ. Năm 1973, ông rời Harvard và nhận chức giáo sư (Professor) tại Đại học Utah. Lúc đó, ai cũng nói ông điên, vì Đại học Utah không có “tên tuổi” gì trên trường khoa học so với Harvard, nhưng người thầy cũ của ông là giáo sư James Watson khuyên rằng ở bất cứ nơi nào nhà khoa học vẫn có cơ hội để trở thành xuất sắc. Năm 1988 giáo sư Mario Capecchi trở thành chuyên gia nghiên cứu (investigator) cho Viện nghiên cứu y khoa Howard Hughes, một viện nghiên cứu hàng đầu trên thế giới. Quyết định rời Harvard của ông hoàn toàn đúng, vì sự nghiệp của ông “khởi sắc” từ khi về làm ở Đại học Utah và Viện nghiên cứu y khoa Howard Hughes. Cho đến nay, ông đã công bố được 150 bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, phần lớn là các tập san có ảnh hưởng lớn và chất lượng cao. Giải Nobel y học năm nay là một phần thưởng đẹp nhất trong sự nghiệp khoa học, và một “happy ending” cho câu chuyện đời đầy thăng trầm của giáo sư Mario R. Capecchi. Cuộc đời và sự nghiệp của giáo sư Mario R Capecchi cũng là một minh chứng cho quan điểm rằng tài năng cần được nuôi dưỡng ở những môi trường tri thức cao và thấp. Xã hội cần phải tìm cách nâng đỡ và nuôi dưỡng những thành phần nghèo khó, những thành phần bên lề xã hội, những thành phần thiếu học và những đứa trẻ ranh.
Nguyễn Văn Tuấn
(Visited 4 times, 1 visits today)