Văn hóa Pháp “chết dần” ở nước ngoài
Không mấy ai coi trọng văn hóa hơn người Pháp, và các hoạt động văn hóa của Pháp nhận được sự tài trợ lớn của chính phủ. Song có một vấn đề: "tiếng chuông" của văn hóa Pháp đang không mấy vang ở "xứ người".
Năm 2007, Pháp có 727 tiểu thuyết mới, hàng trăm album ca nhạc và nhiều phim đặc sắc ra mắt khán giả, có thể nói, không mấy ai coi trọng văn hóa hơn người Pháp. Chính phủ bao cấp hào phóng cho hoạt động văn hóa bằng quota và giảm thuế. Các phương tiện truyền thông của Pháp dành cho nghệ thuật thời lượng phát sóng rất lớn. Thậm chí các tạp chí thời trang cũng đăng những bài điểm sách rất nghiêm túc. Ngày 5/11 vừa qua, tin cuốn tiểu thuyết Alabama Song của Gillé Leroy đoạt giải Goncourt-một trong hơn 900 giải văn học của Pháp-được đăng trang trọng trên trang nhất tất cả các báo lớn.
Song “tiếng chuông” rền của văn hóa Pháp lại không mấy vang ở xứ người. Từng rạng danh với những tài năng xuất chúng trong lĩnh vực văn học, mỹ thuật và âm nhạc. Nay văn hóa Pháp ngày càng mất dần ảnh hưởng trên toàn cầu. Đây là vấn đề đặc biệt nghiêm trọng với Nicolas Sarkozy, vị Tổng thống mới này đang muốn khôi phục lại vị trí của Pháp trên thế giới.
Rất ít tiểu thuyết mới của Pháp được xuất bản ở nước ngoài. Mỗi năm chỉ có khoảng hơn chục tiểu thuyết Pháp xuất bản ở Mỹ, trong khi khoảng 30% tiểu thuyết bán rộng rãi ở Pháp là được dịch từ tiếng Anh-tỷ lệ tương đương với Đức-nhưng ở nước này tổng số bản dịch tiếng Anh giảm xuống phân nửa trong vòng 10 năm qua. Trong khi đó, những thế hệ nhà văn Pháp từ thời Molière, Hugo, Balzac và Flaubert đến thời Proust, Sartre, Camus và Malraux vẫn không thiếu người đọc ở nước ngoài và Pháp là nước đoạt nhiều giải Nobel văn học hơn bất kỳ quốc gia nào khác.
Một thế kỷ trước, ngành công nghiệp phim của Pháp lớn nhất thế giới. Với Làn Sóng Mới thập kỷ 60, các đạo diễn như Francois Trufaut và Jean-Luc Godard là những người tiên phong của điện ảnh thế giới. Đến nay Pháp vẫn tiếp tục sản xuất khoảng 200 phim mỗi năm, nhiều hơn bất kỳ nước châu Âu nào khác. Nhưng phần lớn các bộ phim đó đều khá đơn điệu, có kinh phí thấp và chỉ dành cho khán giả trong nước, trong khi phim Mỹ lại chiếm phân nửa thị trường tại Pháp. Mặc dù phim Pháp có khá lên trong vài năm gần đây, song bộ phim duy nhất “có vẻ Pháp”-phim hoạt hình Ratatouille-rất ăn khách ở Mỹ hóa ra lại do hãng Pixar của Mỹ sản xuất.
Paris, trung tâm của mỹ thuật, cội nguồn của chủ nghĩa Ấn tượng và Siêu thực cùng nhiều “chủ nghĩa” lớn khác, đã dần bị thay thế-ít nhất về mặt thương mại-bởi New York và London. Nhà nghiên cứu Alain Quemin ở ĐH Marne-La-Valle ước tính, chỉ có 8% các tác phẩm nghệ thuật đương đại được đấu giá ở Pháp, trong khi ở Mỹ là 50% và ở Anh là 30%. Năm 2006, trong khi mỗi tác phẩm của họa sĩ hàng đầu châu Âu Damien Hirst(người Anh) được bán với giá trung bình 180.000 USD, thì của họa sĩ bậc nhất của Pháp-Robert Combas-chỉ bán được với giá 7.500 USD.
Ngày nay Pháp vẫn có những nhà soạn nhạc, nhạc trưởng nổi danh thế giới, nhưng không thể sánh được với những Debussy, Satie, Ravel và Milhaud của thế kỷ 20. Trong dòng nhạc nhẹ, Pháp từng có những nhạc sĩ và ca sĩ nổi tiếng thế giới như Charles Trenet, Charles Aznavour và Edith Piaf. Nhưng ngày nay, Mỹ và Anh thống trị nhạc Pop. Dù doanh thu ngành công nghiệp âm nhạc Pháp năm 2006 là 7,1 tỷ USD thì cũng chẳng có mấy buổi diễn lớn của nghệ sĩ Pháp ở nước ngoài.
Nền văn hóa đang bị mờ nhạt trên toàn cầu trở thành vấn đề “đại sự” quốc gia-giống như vấn đề tỷ lệ sinh thấp ở Ý hay nghiện rượu ở Nga. Pháp là nước có chính sách đề cao văn hóa từ nhiều thế kỷ nay. Là nước mà tác phẩm của các triết gia gây tranh cãi trong giới học thuật và những bảo tàng văn hóa nghệ thuật có qui mô lớn đã trở thành biểu tượng của tự hào dân tộc, Pháp trở thành nước dẫn đầu trong việc tuân thủ chính sách “biệt lệ văn hóa” nhằm hạn chế các sản phẩm giá trị của nước ngoài và hỗ trợ sản phẩm trong nước. Giới chức Pháp đã từng chỉ trích phim Công viên kỷ Jura là “mối đe dọa tới bản sắc Pháp” và việc ban hành chính sách “chủ nghĩa bảo hộ” nhằm bảo vệ sự đa dạng văn hóa trước cơn lũ Hollywood.
Tự cho mình sứ mệnh “truyền bá văn minh” nên bên cạnh việc đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao vị thế ngoại giao trên trường quốc tế Pháp còn hết sức quan tâm đến việc “bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc”. Chính phủ có thể cắt giảm ngân sách trong những lĩnh vực ngành nghề khác nhưng riêng Bộ Văn hóa vẫn được cấp ngân sách 11 tỷ USD mỗi năm tăng 3,2%. Ngoài ra, chính phủ đã chi 1,5% GDP để hỗ trợ các hoạt động văn hóa và giải trí (trong khi Đức chỉ là 0,7%, Anh 0,5% và Mỹ là 0,3%). Bộ Văn hóa với 11.200 nhân viên-đã đổ rất nhiều tiền vào “văn hóa cao” như các bảo tàng, nhà hát và các liên hoan kịch lớn của cả nước. Tất cả những nhà làm phim-miễn không phải là phim sex-đều nhận được trợ cấp từ phía chính phủ. Theo luật định, 40% chương trình truyền hình và phát thanh phải bằng tiếng Pháp, không được phép phát sóng vào ban đêm và Canal plus kênh truyền hình có doanh thu lớn nhất cả nước buộc phải trích 20% để mua phim Pháp để trình chiếu. Không những thế, chính phủ còn tài trợ cho việc quảng bá các tác phẩm văn hóa nghệ thuật ra thế giới qua 148 tổ chức văn hóa, 26 trung tâm nghiên cứu và 176 nhà khảo cổ đang hoạt động ở nước ngoài.
Với những ưu đãi như vậy, vì sao văn hóa Pháp ở nước ngoài vẫn mờ nhạt?
Thập kỷ 40 và 50, nhắc đến Pháp là người ta nghĩ ngay đến một trung tâm, một cái nôi của văn hoá nghệ thuật mà bất kì ai muốn thành danh cũng đều phải đến đây. Song, Pháp đang đánh mất dần những dư âm cao quí ấy vì ngày nay, đa phần các tổ chức quảng bá văn hoá lớn đều đặt trụ sở ở Anh và Mỹ. Hơn nữa, tiếng Pháp giờ đây đã tụt xuống hàng thứ 12 trong ngôn ngữ phổ biến thế giới (đứng đầu là tiếng Trung Quốc, sau là tiếng Anh).
Bằng những chính sách hỗ trợ Pháp đã “gián tiếp” góp phần cản trở sự tham gia của các khối tư nhân vào “lãnh địa” văn hóa. Thị trường nội địa được chính phủ bảo vệ bằng “hạn ngạch” và rào cản ngôn ngữ, thì các nhà kinh doanh sản phẩm văn hóa có thể sống “ngon lành” mà đâu cần phải vươn ra thị trường thế giới.
Thêm nữa, “Bản sắc Pháp” cũng là một nguyên nhân. Sự trừu tượng và các triết thuyết có ý nghĩa lớn trong đời sống tri thức của Pháp, vì thế rất dễ dàng nhận thấy trong phần lớn tiểu thuyết Pháp-vẫn còn ảnh hưởng của phong trào Tiểu Thuyết Mới từ những năm 50, nên không gây tiếng vang ở nước ngoài. Số ít trong giới nhà văn được biết rộng rãi ở nước ngoài là Michel Houellebecq, nhờ các tác phẩm chỉ trích phụ nữ và ám ảnh tình dục.
Francois Busnel, Tổng biên tập Lire cho biết:”Nhà văn Mỹ làm việc cật lực và muốn thành công. Trong khi giới nhà văn Pháp chỉ muốn trở thành một trí thức”. Bởi lẽ 60 triệu người dân nước này luôn nghi ngờ sự “thành công thương mại”. Họ quan niệm “người nghệ sĩ bán được nhiều tác phẩm là họ đang làm kinh doanh và đang đi ngược lại với chân lý nghệ thuật”- (Nhà nghiên cứu Alain Quemin).
Song tiểu thuyết nước ngoài-nhất là các tiểu thuyết luận đề, thực tế lại bán rất chạy ở trong nước. Kenedy, tác giả cuốn “Người đàn bà Quận 5” được dịch và đang bán chạy hàng đầu ở Pháp nhận xét: “Người Pháp vẫn rất xem trọng văn học, và nhà văn Pháp vẫn có những tác phẩm có giá trị cao. Nhưng họ mắc một sai lầm lớn là không đối diện với thực tế nước nhà, trong khi đó các nhà văn Mỹ luôn gắn liền với hiện thực Mỹ”.
Còn phim Pháp thì cũng dài dòng và nhàm chán như Tiểu thuyết Mới vậy. “Một bộ phim Pháp điển hình hồi những năm 80, 90 là cảnh một nhóm người ngồi ăn trưa tranh cãi với nhau và một tiếng sau đó họ lại ngồi ăn tối và vẫn tranh cãi”- Marc Levy, một nhà văn Pháp rất ăn khách ở Mỹ (Cuốn Nếu em không phải là giấc mơ của ông được Hollywood chuyển thành phim với dàn diễn viên thượng thặng, cũng đã được dịch sang tiếng Việt) nhận xét. Cho dù gần đây, một số phim rất ăn khách như Amelie, Hội sói nhưng cũng không thay đổi được ấn tượng về sự dài dòng và khuôn sáo của phim Pháp vốn đã có.
Làm thế nào để văn hóa Pháp thêm một lần nữa trở lại là “người khổng lồ”?
Điểm đầu tiên là từ hệ thống giáo dục. “Học sinh chỉ biết những kiến thức ở trên lớp còn rất thiếu sự am hiểu thế giới nhân sinh quan”, Pierre Rosenberg, cựu giám đốc Bảo tàng Louvre phàn nàn. Vì thế, tổng thống Sarkozy đề nghị cho mở rộng phạm vi các khóa học về lịch sử nghệ thuật ở tất cả các cấp học và phải đổi mới tư duy trong phát triển văn hóa.
Song “tiếng chuông” rền của văn hóa Pháp lại không mấy vang ở xứ người. Từng rạng danh với những tài năng xuất chúng trong lĩnh vực văn học, mỹ thuật và âm nhạc. Nay văn hóa Pháp ngày càng mất dần ảnh hưởng trên toàn cầu. Đây là vấn đề đặc biệt nghiêm trọng với Nicolas Sarkozy, vị Tổng thống mới này đang muốn khôi phục lại vị trí của Pháp trên thế giới.
Rất ít tiểu thuyết mới của Pháp được xuất bản ở nước ngoài. Mỗi năm chỉ có khoảng hơn chục tiểu thuyết Pháp xuất bản ở Mỹ, trong khi khoảng 30% tiểu thuyết bán rộng rãi ở Pháp là được dịch từ tiếng Anh-tỷ lệ tương đương với Đức-nhưng ở nước này tổng số bản dịch tiếng Anh giảm xuống phân nửa trong vòng 10 năm qua. Trong khi đó, những thế hệ nhà văn Pháp từ thời Molière, Hugo, Balzac và Flaubert đến thời Proust, Sartre, Camus và Malraux vẫn không thiếu người đọc ở nước ngoài và Pháp là nước đoạt nhiều giải Nobel văn học hơn bất kỳ quốc gia nào khác.
Một thế kỷ trước, ngành công nghiệp phim của Pháp lớn nhất thế giới. Với Làn Sóng Mới thập kỷ 60, các đạo diễn như Francois Trufaut và Jean-Luc Godard là những người tiên phong của điện ảnh thế giới. Đến nay Pháp vẫn tiếp tục sản xuất khoảng 200 phim mỗi năm, nhiều hơn bất kỳ nước châu Âu nào khác. Nhưng phần lớn các bộ phim đó đều khá đơn điệu, có kinh phí thấp và chỉ dành cho khán giả trong nước, trong khi phim Mỹ lại chiếm phân nửa thị trường tại Pháp. Mặc dù phim Pháp có khá lên trong vài năm gần đây, song bộ phim duy nhất “có vẻ Pháp”-phim hoạt hình Ratatouille-rất ăn khách ở Mỹ hóa ra lại do hãng Pixar của Mỹ sản xuất.
Paris, trung tâm của mỹ thuật, cội nguồn của chủ nghĩa Ấn tượng và Siêu thực cùng nhiều “chủ nghĩa” lớn khác, đã dần bị thay thế-ít nhất về mặt thương mại-bởi New York và London. Nhà nghiên cứu Alain Quemin ở ĐH Marne-La-Valle ước tính, chỉ có 8% các tác phẩm nghệ thuật đương đại được đấu giá ở Pháp, trong khi ở Mỹ là 50% và ở Anh là 30%. Năm 2006, trong khi mỗi tác phẩm của họa sĩ hàng đầu châu Âu Damien Hirst(người Anh) được bán với giá trung bình 180.000 USD, thì của họa sĩ bậc nhất của Pháp-Robert Combas-chỉ bán được với giá 7.500 USD.
Ngày nay Pháp vẫn có những nhà soạn nhạc, nhạc trưởng nổi danh thế giới, nhưng không thể sánh được với những Debussy, Satie, Ravel và Milhaud của thế kỷ 20. Trong dòng nhạc nhẹ, Pháp từng có những nhạc sĩ và ca sĩ nổi tiếng thế giới như Charles Trenet, Charles Aznavour và Edith Piaf. Nhưng ngày nay, Mỹ và Anh thống trị nhạc Pop. Dù doanh thu ngành công nghiệp âm nhạc Pháp năm 2006 là 7,1 tỷ USD thì cũng chẳng có mấy buổi diễn lớn của nghệ sĩ Pháp ở nước ngoài.
Nền văn hóa đang bị mờ nhạt trên toàn cầu trở thành vấn đề “đại sự” quốc gia-giống như vấn đề tỷ lệ sinh thấp ở Ý hay nghiện rượu ở Nga. Pháp là nước có chính sách đề cao văn hóa từ nhiều thế kỷ nay. Là nước mà tác phẩm của các triết gia gây tranh cãi trong giới học thuật và những bảo tàng văn hóa nghệ thuật có qui mô lớn đã trở thành biểu tượng của tự hào dân tộc, Pháp trở thành nước dẫn đầu trong việc tuân thủ chính sách “biệt lệ văn hóa” nhằm hạn chế các sản phẩm giá trị của nước ngoài và hỗ trợ sản phẩm trong nước. Giới chức Pháp đã từng chỉ trích phim Công viên kỷ Jura là “mối đe dọa tới bản sắc Pháp” và việc ban hành chính sách “chủ nghĩa bảo hộ” nhằm bảo vệ sự đa dạng văn hóa trước cơn lũ Hollywood.
Tự cho mình sứ mệnh “truyền bá văn minh” nên bên cạnh việc đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao vị thế ngoại giao trên trường quốc tế Pháp còn hết sức quan tâm đến việc “bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc”. Chính phủ có thể cắt giảm ngân sách trong những lĩnh vực ngành nghề khác nhưng riêng Bộ Văn hóa vẫn được cấp ngân sách 11 tỷ USD mỗi năm tăng 3,2%. Ngoài ra, chính phủ đã chi 1,5% GDP để hỗ trợ các hoạt động văn hóa và giải trí (trong khi Đức chỉ là 0,7%, Anh 0,5% và Mỹ là 0,3%). Bộ Văn hóa với 11.200 nhân viên-đã đổ rất nhiều tiền vào “văn hóa cao” như các bảo tàng, nhà hát và các liên hoan kịch lớn của cả nước. Tất cả những nhà làm phim-miễn không phải là phim sex-đều nhận được trợ cấp từ phía chính phủ. Theo luật định, 40% chương trình truyền hình và phát thanh phải bằng tiếng Pháp, không được phép phát sóng vào ban đêm và Canal plus kênh truyền hình có doanh thu lớn nhất cả nước buộc phải trích 20% để mua phim Pháp để trình chiếu. Không những thế, chính phủ còn tài trợ cho việc quảng bá các tác phẩm văn hóa nghệ thuật ra thế giới qua 148 tổ chức văn hóa, 26 trung tâm nghiên cứu và 176 nhà khảo cổ đang hoạt động ở nước ngoài.
Với những ưu đãi như vậy, vì sao văn hóa Pháp ở nước ngoài vẫn mờ nhạt?
Thập kỷ 40 và 50, nhắc đến Pháp là người ta nghĩ ngay đến một trung tâm, một cái nôi của văn hoá nghệ thuật mà bất kì ai muốn thành danh cũng đều phải đến đây. Song, Pháp đang đánh mất dần những dư âm cao quí ấy vì ngày nay, đa phần các tổ chức quảng bá văn hoá lớn đều đặt trụ sở ở Anh và Mỹ. Hơn nữa, tiếng Pháp giờ đây đã tụt xuống hàng thứ 12 trong ngôn ngữ phổ biến thế giới (đứng đầu là tiếng Trung Quốc, sau là tiếng Anh).
Bằng những chính sách hỗ trợ Pháp đã “gián tiếp” góp phần cản trở sự tham gia của các khối tư nhân vào “lãnh địa” văn hóa. Thị trường nội địa được chính phủ bảo vệ bằng “hạn ngạch” và rào cản ngôn ngữ, thì các nhà kinh doanh sản phẩm văn hóa có thể sống “ngon lành” mà đâu cần phải vươn ra thị trường thế giới.
Thêm nữa, “Bản sắc Pháp” cũng là một nguyên nhân. Sự trừu tượng và các triết thuyết có ý nghĩa lớn trong đời sống tri thức của Pháp, vì thế rất dễ dàng nhận thấy trong phần lớn tiểu thuyết Pháp-vẫn còn ảnh hưởng của phong trào Tiểu Thuyết Mới từ những năm 50, nên không gây tiếng vang ở nước ngoài. Số ít trong giới nhà văn được biết rộng rãi ở nước ngoài là Michel Houellebecq, nhờ các tác phẩm chỉ trích phụ nữ và ám ảnh tình dục.
Francois Busnel, Tổng biên tập Lire cho biết:”Nhà văn Mỹ làm việc cật lực và muốn thành công. Trong khi giới nhà văn Pháp chỉ muốn trở thành một trí thức”. Bởi lẽ 60 triệu người dân nước này luôn nghi ngờ sự “thành công thương mại”. Họ quan niệm “người nghệ sĩ bán được nhiều tác phẩm là họ đang làm kinh doanh và đang đi ngược lại với chân lý nghệ thuật”- (Nhà nghiên cứu Alain Quemin).
Song tiểu thuyết nước ngoài-nhất là các tiểu thuyết luận đề, thực tế lại bán rất chạy ở trong nước. Kenedy, tác giả cuốn “Người đàn bà Quận 5” được dịch và đang bán chạy hàng đầu ở Pháp nhận xét: “Người Pháp vẫn rất xem trọng văn học, và nhà văn Pháp vẫn có những tác phẩm có giá trị cao. Nhưng họ mắc một sai lầm lớn là không đối diện với thực tế nước nhà, trong khi đó các nhà văn Mỹ luôn gắn liền với hiện thực Mỹ”.
Còn phim Pháp thì cũng dài dòng và nhàm chán như Tiểu thuyết Mới vậy. “Một bộ phim Pháp điển hình hồi những năm 80, 90 là cảnh một nhóm người ngồi ăn trưa tranh cãi với nhau và một tiếng sau đó họ lại ngồi ăn tối và vẫn tranh cãi”- Marc Levy, một nhà văn Pháp rất ăn khách ở Mỹ (Cuốn Nếu em không phải là giấc mơ của ông được Hollywood chuyển thành phim với dàn diễn viên thượng thặng, cũng đã được dịch sang tiếng Việt) nhận xét. Cho dù gần đây, một số phim rất ăn khách như Amelie, Hội sói nhưng cũng không thay đổi được ấn tượng về sự dài dòng và khuôn sáo của phim Pháp vốn đã có.
Làm thế nào để văn hóa Pháp thêm một lần nữa trở lại là “người khổng lồ”?
Điểm đầu tiên là từ hệ thống giáo dục. “Học sinh chỉ biết những kiến thức ở trên lớp còn rất thiếu sự am hiểu thế giới nhân sinh quan”, Pierre Rosenberg, cựu giám đốc Bảo tàng Louvre phàn nàn. Vì thế, tổng thống Sarkozy đề nghị cho mở rộng phạm vi các khóa học về lịch sử nghệ thuật ở tất cả các cấp học và phải đổi mới tư duy trong phát triển văn hóa.
Bùi Hà (lược dịch từ Time)
ảnh: Văn hóa trước cơn lũ Hollywood
(Visited 1 times, 1 visits today)