Yoo Condo của người Mnông Gar

Trong đời tôi, tôi cũng đã có dịp được gặp một số người nổi tiếng, thậm chí ở tầm cỡ thế giới. Nhưng tôi chưa từng gặp ai như Condominas, vừa lừng danh khắp thế giới, vừa được một bà già ở tận một góc núi có lẽ vào loại xa xôi hẻo lánh nhất trên thế gian này biết tường tận và có thể kể về ông với nhiều thương yêu, kính trọng và thân thiết đến thế. Ở Condo, cái vĩ đại và cái giản dị cùng tồn tại dễ dàng, nhẹ nhõm, như không.

Nửa tiếng sau, Georges Condominas đó ở trước cửa nhà tôi, do một người Pháp làm việc ở Viện Viễn Đông Bác Cổ tại Hà Nội đèo trên xe máy. Vậy đó, nhà nhân chủng học và dân tộc học lừng danh hầu khắp thế giới đó đến nhà tôi… bằng xe ôm!
Cả buổi sáng hôm ấy, chúng tôi đó núi với nhau bao nhiờu chuyện, đương nhiên nhiều nhất là về các dân tộc Tây Nguyên mà cả hai chúng tôi đều gắn bó và thiết tha yêu mến. Song, thú thật, đến bây giờ tôi không cũn nhớ được bao nhiêu những điều ông đó núi hụm đó. Suốt mấy tiếng đồng hồ, tôi cũn mải ngắm ụng! Tụi khụng vẫn sao hiểu được làm sao một nhà bác học lớn đến như vậy lại đồng thời có thể là một con người giản dị đến vậy, như bất cứ một người bỡnh thường nào đó ta gặp bất cứ lúc nào ở ngoài đường. Một người đàn ông cao lớn, khỏe mạnh, đầu húi cua, ăn mặc gần như một công nhân vừa tạm nghỉ tay sau một buổi lao động. Và gần gũi quá, có thể thân thiết ngay từ bước đầu. Chỉ một lúc sau, tôi đó gọi ụng là Condo, như tôi biết các bạn và các học trũ của ụng ở Paris và khắp nơi trên thế giới vẫn trỡu mến gọi ụng. ễng bạn lớn Condo, thầy Condo…
Chính sau lần gặp gỡ đó, ông đó trở lờn Tõy Nguyờn và đó trở về Sar Luk, cỏi làng nhỏ tớt tắp tận cựng rừng nỳi Tõy Nguyờn, nơi ông đó sống nửa thế kỷ trước và đó viết cuốn sỏch trở thành kinh điển “Chúng tôi ăn rừng Đá Thần Gôo”1, một cụng trỡnh điều tra dân tộc học mẫu mực, “đánh dấu sự đăng quang trong nền văn học dân tộc học của một thể loại hoàn toàn mới, nổi bật vỡ sự gắn bú với hiện thực bản địa, sâu sắc hơn tất cả những gỡ đó từng cú trước nay”, như đánh giá của nhà nhân chủng học hàng đầu Claude-Lévy Strauss.
Như chúng ta đều biết, sau “Chúng tôi ăn rừng”, G. Condominas cũn viết tiếp một tuyệt tỏc khỏc, cuốn “Kỳ lạ mỗi ngày” (L’exotique est quotidien), lại một sỏng tạo mới nữa, một cỏch tõn cú ý nghĩa đánh dấu trong nền văn học dân tộc học.
Qua hai tác phẩm đặc sắc này, có thể tỡm thấy vụ số điều hết sức quan trọng đối với những người làm công tác dân tộc học, cũng như những ai ít nhiều quan tâm đến lĩnh vực này. Tôi chỉ xin nói ở đây một trong những điều đó: cách nghĩ sâu sắc của ông về công việc của một nhà dân tộc học.
G. Condominas đến Tây Nguyên vào năm 1948, khi vừa 27 tuổi, với tư cách một nghiên cứu sinh của trường Cao đẳng Thực hành (EPHE) Paris. Sau một thời gian cân nhắc ngắn, ông quyết định chọn đối tượng nghiên cứu là một tộc người nhỏ, người Mnông Gar, sống ở Nam Đắc Lắc. Bắt đầu như thế nào đây? Được đào tạo bởi những nhà nhân chủng học, dân tộc học vào loại lớn nhất của thời đại, Condominas, ngay từ ngày đầu tiên bước vào nghề, đó cú một quan niệm hết sức nghiờm tỳc về sứ mệnh dõn tộc học của mỡnh. ễng cho rằng khi một nhà dõn tộc học đến nghiên cứu một dân tộc khác được lấy làm đối tượng, thỡ dầu muốn dầu khụng anh ta vẫn là đứng từ một nền văn hóa này mà xem xét và đánh giá một nền văn hóa khác, từ bên ngoài nhỡn vào, quan sỏt và nhỡn nhận cỏc giỏ trị của nền văn hóa đối tượng ấy, thậm chớ là từ bờn trờn nhỡn xuống, nếu anh đến từ một dân tộc “văn minh” để nghiên cứu một dân tộc “bán khai”. Cái nhỡn của anh, sự đánh giá của anh sẽ tất yếu chủ quan, phiến diện, sai lệch, anh sẽ đem những tiêu chí giá trị chủ quan này để phán xét những giỏ trị khỏc. Cần tỡm cỏch khắc phục đến tối đa vị trí dẫn đến sự phiến diện khó tránh dầu anh có thiện chí đến mấy đó. Phải cố gắng tạo được cho mỡnh một cỏi nhỡn khụng phải từ bờn ngoài mà là từ bờn trong đối tượng nghiên cứu. Condominas tỡm đến một làng Mnông Gar hết sức hẻo lánh, làng Sar Luk, nằm vắt vẻo trên một ghềnh đá cao nhỡn xuống con sụng Krụng Nụ cuồn cuộn thỏc, cỏch Ban Mờ Thuột khoảng 100 km, và cỏch Đà Lạt cũng bằng chừng ấy đường đất. Ông xin dân cho ông làm một căn nhà trong làng, tự biến mỡnh thành một hộ như tất cả các hộ dân khác trong làng, và sống lâu dài ở đấy, tham gia mọi sinh hoạt hằng ngày và chia sẻ mọi số phận của dân làng, hoàn toàn như một người Mnông Gar, một người Sar Luk thực thụ. Đặc biệt, ông học thông thạo tiếng Mnông Gar, đến mức, như ông kể trong “Kỳ lạ mỗi ngày”, đêm ông nằm mơ không phải bằng tiếng Pháp nữa, mà bằng tiếng Mnông Gar. Như ta biết, toàn bộ đời sống tinh thần của một dân tộc thấm đẫm sâu xa nhất là trong ngôn ngữ của dân tộc ấy. Condo đó tạo được cho mỡnh một độ sâu bên trong Mnông Gar đến như vậy đấy.
Thật ra ở đây cũn cú vấn đề phức tạp và tinh tế hơn: anh phải thâm nhập đến tận cùng, tự đánh chỡm mỡnh đến tận cùng trong cái cộng đồng văn hóa và xó hội ấy, đồng thời anh lại vẫn phải là một nhà dân tộc học luôn chăm chú quan sát đối tượng của mỡnh, tỉnh tỏo, sắc sảo. Vừa quờn mỡnh đi, vừa luôn vẫn nhớ vai trũ nhà dõn tộc học của mỡnh. Condominas đó giải quyết thành cụng tư thế song đôi tinh tế đó. Chính “tư thế” tinh thần ấy đó cho phộp Condo nhận ra những giá trị sâu xa nhất tiềm ẩn đằng sau những vẻ ngoài thô sơ, thậm chí “kỳ quặc”, “lạc hậu”… ở những con người tưởng chừng chưa xa mấy thuở hồng hoang ấy. Và cuốn sách của ông, “Chúng tôi ăn rừng”, kể một cách cực kỳ khoa học, sinh động về toàn bộ đời sống của một làng Mnông Gar hầu như ở tận cùng thế giới trong trọn một chu kỳ nông nghiệp, từ tháng 11 năm 1948 đến tháng 12 năm 1949, bỗng vượt ra khỏi tầm cỡ một báo cáo điều tra dân tộc học tỉ mỉ, sắc sảo, gợi lên suy nghĩ bất ngờ về ý nghĩa của những gỡ cơ bản, sâu xa nhất về nhân sinh, về những quan hệ giữa con người với con người, và với tự nhiên, với sự sống và cái chết, với hiện thực và tâm linh… Năm 1998, hai năm sau chuyến trở về thăm Sar Luk sau hôm tôi được gặp ông ở Hà Nội, Condominas lại trở về Sar Luk lần nữa, lần này ông có quay một cuốn phim tài liệu ngắn về cái làng hết sức thân thiết với ông đó. Tôi có lần tỡnh cờ được xem cuốn phim ấy. Sau một loạt cảnh quay về các sinh hoạt bỡnh dị hằng ngày trong làng, cuốn phim kết thỳc rất bất ngờ bằng cảnh lỳc ụng trở xuống Sài Gũn, một Sài Gũn chen chỳc, hỗn độn, tất bật, cuống quýt… Và ta bỗng không thể không chợt nghĩ: Để làm gỡ vậy, tất cả sự xụ bồ như điên như dại ấy của con người, so với cái bỡnh tõm giản dị, nhẹ nhàng, thanh thản giữa rừng sâu kia của những người Mnông Gar mà hẳn 99,9999% nhân loại không hề biết rằng họ có mặt trên đời này. Hạnh phúc là gỡ vậy? Cú ai ngờ cuốn sỏch điều tra dân tộc học chặt chẽ tưởng có thể rất khô khan của Condo lại có thể nêu lên với chúng ta câu hỏi trường cửu đó vẫn lắng sâu âm thầm trong mỗi chúng ta…
Năm 1997, tôi có đến làng Sar Luk. Làng vẫn hẻo lánh và đẹp có lẽ đúng như thuở Condo đó về sống thành người Mnông Gar ở đấy 50 năm trước. Vẫn vắt vẻo như một chiếc tổ chim trên gành đá cao nhỡn xuống con sụng Krụng Nụ cuộn thỏc. Tụi cũn thấy được ngôi nhà dân làng Sar Luk dựng lên để làm một lễ hội nhỏ đón Condo lần ông về thăm. Và tất cả dân làng đều đua nhau kể với tôi về Condo, Yoo Condo “của họ” – Yoo là cách gọi thân thiết và kính trọng nhất người Mnông Gar dành cho một người ở bên ngoài đến mà đó được họ coi như người làng, người nhà. Đặc biệt có một bà cụ già đó kể cho tụi nghe suốt mấy tiếng đồng hồ về Yoo Condo “của bà”, của riêng bà, bà bảo vậy, bà kể ngày Yoo sống ở làng bà cũn là cụ bộ được Yoo rất yờu, Yoo học tiếng Mnụng Gar của bà, và cỏi hụm ụng tỡm được bộ đàn đá nổi tiếng, bộ đàn đá tiền sử đầu tiên tỡm được trên thế giới, ông đó cho phộp riờng bà được sờ vào những thanh đá Thần ấy… Đối với bà, cũng như với tất cả dân làng Sar Luk, George Condominas vừa là một người thân thiết ruột thịt, vừa như một nhân vật truyền thuyết họ vẫn gặp trong những trường ca Mnông bất tận và tuyệt vời.
Tháng 3-2006
——
  “Nous avons mangé la forêt de Pierre Génie Gôo”. Tác phẩm này đó được dịch ra tiếng Việt, do Nhà xuất bản Thế Giới và Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam ấn hành, năm 2003.

Nguyên Ngọc

Tác giả

(Visited 2 times, 1 visits today)