Bài 1: Nhầm lẫn khái niệm “Hiến pháp”
Trong bài “Bao nhiêu ý dân thì đủ?”*, tác giả Phạm Thị Hoài đã sử dụng nhầm lẫn hai khái niệm Verfassung (Hiến pháp) khác với Grundgesetz (Luật cơ bản) vốn có quan hệ nội hàm “cành, nhánh” hay “mẹ, con”.
Để phủ định quyền dân phúc quyết hiến pháp, tác giả Phạm Thị Hoài viện dẫn thực tế quá trình lập hiến Đức (trích): Nhân dân CHLB Đức chưa bao giờ được trưng cầu ý kiến về văn bản tối thượng mang tên Grundgesetz (Luật Cơ bản) của mình. Nó được soạn thảo bởi 65 vị trong Parlamentarischer Rat (Hội đồng Nghị viện), dưới sự ủy nhiệm và kèm cặp của chính quyền quân quản Anh, Pháp và Mỹ sau Thế chiến II. Sau khi được thông qua với 53 phiếu thuận và 12 phiếu chống trong Hội đồng Nghị viện, nó được trình cho ba chính quyền Đồng minh nêu trên xét duyệt. Sau khi được các Thống đốc Quân sự Anh, Pháp, Mỹ chấp nhận, nó được gửi đến các nghị viện tiểu bang để phê chuẩn. Sau khi được phê chuẩn, ngày 23-5-1949 nó được Hội đồng Nghị viện chính thức tuyên bố là văn bản lập quốc. Nước Cộng hòa Liên bang Đức (Tây Đức cũ) ra đời với bản Hiến pháp ấy. Bản hiến pháp được coi là hoàn hảo nhất trong lịch sử nước Đức ấy không do ý nguyện dân chủ từ dưới lên sinh ra, mà do ý chí chính trị từ trên xuống, thậm chí với áp đặt từ các thế lực ngoại bang.
Tác giả đã sử dụng nhầm lẫn hai khái niệm Verfassung (Hiến pháp) khác với Grundgesetz (Luật cơ bản) vốn có quan hệ nội hàm “cành, nhánh” hay “mẹ, con”. Từ năm 1949 tới nay, nước Đức chỉ có Luật Cơ bản năm 1949 và sửa toàn diện năm 1990, được coi như Hiến pháp chứ không phải Hiến pháp. Nó được xuất bản với tờ bìa mang tên “Grundgesetz” và gọi đúng tên đó trên các văn bản pháp lý trích nó. Luật, bất cứ là luật gì cơ bản hay không, do nghị viện ban hành đều không nhất thiết phải phúc quyết, bởi đó là quyền lập pháp của họ, giải thích tại sao Luật Cơ bản Cộng hoà Liên bang Đức chưa bao giờ phúc quyết. Còn đã gọi là “Hiến pháp” thì phải do người dân phúc quyết, vốn chỉ họ mới có quyền lập hiến, xuất phát từ nguyên lý: Hiến pháp của dân phải do dân quyết, giống như chính quyền của dân thì phải do dân bầu. Đó là dấu hiệu khác nhau giữa nội hàm khái niệm “Luật cơ bản” và nội hàm “Hiến pháp”. Điểm giống nhau là chúng cùng quy định: a- thiết chế nhà nước và b- khẳng định quyền con người và quyền công dân mà nhà nước có trách nhiệm phải thực hiện không được xâm phạm – tức quyền cơ bản. Nếu chỉ dừng lại ở đó, thông qua nghị viện, rồi ký lệnh ban hành, thì được gọi là “Luật Cơ bản”, còn thực hiện thêm công đoạn tiếp theo “Phúc quyết” thì được gọi là hiến pháp. Lý do tại sao Luật Cơ bản CHLB Đức năm 1949 lại không trưng cầu dân ý, tác giả Phạm Thị Hoài đã lý giải đúng sự kiện. Còn lý do tại sao tới lần sửa đổi toàn diện năm 1990 vẫn không phúc quyết, bởi chỉ đơn giản do CHDC Đức gia nhập CHLB Đức, nghĩa là phải chấp nhận Luật Cơ bản của họ, giống như Việt Nam sau 1975, chứ không phải hai bên thống nhất thành lập một quốc gia để ban hành một Hiến pháp mới cho mình.
Điều đó cũng giải thích tại sao Hiến pháp mới thông thường gắn liền với các hệ quả đổ vỡ một thiết chế, cách mạng xã hội, tranh chấp bạo lực, chiến tranh (đã trình bày ở bài Hiến pháp sao phải sửa?). Ngoại lệ có thể tìm thấy trong trường hợp Nam Phi hay Miến Điện. Khi đó Hiến pháp không còn là mục đích trực tiếp của đổ vỡ, cách mạng, bạo lực, chiến tranh, mà trở thành phương tiện hoà bình để vượt qua nó.
Với nội hàm khái niệm Hiến pháp nêu trên, các nước có thể mặc định, tức tự hiểu đã là Hiến pháp tất phải phúc quyết (lẽ tự nhiên như quyền ăn uống hít thở, không nhất thiết phải đưa vào hiến pháp) hoặc hiến định như Hiến pháp Việt Nam Dân chủ Cộng hoà năm 1946: Điều 21, “Nhân dân có quyền phúc quyết về Hiến pháp”.
Tới Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 lần này, người chấp bút đã không tuân thủ nguyên lý logic học, cũng sử dụng nhầm lẫn giữa 2 khái niệm Hiến pháp và Luật Cơ bản như trường hợp Phạm Thị Hoài, khi viết Điều 123: “Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Hệ lụy, một khi đã gọi là hiến pháp thì đương nhiên trước hết phải là luật cơ bản, vì vậy Điều 123 nhắc lại là thừa. Mặt khác, đưa ra 1 câu mang tính tiền đề như Điều 123, làm người đọc dễ ngộ nhận, nhầm tưởng khái niệm hiến pháp nằm trong khái niệm luật cơ bản, trong khi luật cơ bản chỉ là một phần nội hàm của khái niệm Hiến pháp.
Năm 1990, trong quy trình thống nhất nước Đức, nghị viện của các tiểu bang thuộc Đông Đức cũ cũng phê chuẩn và gia nhập Hiến pháp này mà nhân dân Đức ở cả bên Đông lẫn bên Tây đều không được trực tiếp biểu quyết. Trong 64 năm từ khi ra đời, Hiến pháp Đức có 59 bổ sung, sửa đổi, lần cuối cùng vào giữa năm ngoái. Không một lần nào có trưng cầu ý dân. Song điều đó không cản trở nước Đức … thành một trong những nền dân chủ trưởng thành và ổn định nhất trên thế giới”, (Hết trích).
Tác giả đã sử dụng nhầm lẫn hai khái niệm Verfassung (Hiến pháp) khác với Grundgesetz (Luật cơ bản) vốn có quan hệ nội hàm “cành, nhánh” hay “mẹ, con”. Từ năm 1949 tới nay, nước Đức chỉ có Luật Cơ bản năm 1949 và sửa toàn diện năm 1990, được coi như Hiến pháp chứ không phải Hiến pháp. Nó được xuất bản với tờ bìa mang tên “Grundgesetz” và gọi đúng tên đó trên các văn bản pháp lý trích nó. Luật, bất cứ là luật gì cơ bản hay không, do nghị viện ban hành đều không nhất thiết phải phúc quyết, bởi đó là quyền lập pháp của họ, giải thích tại sao Luật Cơ bản Cộng hoà Liên bang Đức chưa bao giờ phúc quyết. Còn đã gọi là “Hiến pháp” thì phải do người dân phúc quyết, vốn chỉ họ mới có quyền lập hiến, xuất phát từ nguyên lý: Hiến pháp của dân phải do dân quyết, giống như chính quyền của dân thì phải do dân bầu. Đó là dấu hiệu khác nhau giữa nội hàm khái niệm “Luật cơ bản” và nội hàm “Hiến pháp”. Điểm giống nhau là chúng cùng quy định: a- thiết chế nhà nước và b- khẳng định quyền con người và quyền công dân mà nhà nước có trách nhiệm phải thực hiện không được xâm phạm – tức quyền cơ bản. Nếu chỉ dừng lại ở đó, thông qua nghị viện, rồi ký lệnh ban hành, thì được gọi là “Luật Cơ bản”, còn thực hiện thêm công đoạn tiếp theo “Phúc quyết” thì được gọi là hiến pháp. Lý do tại sao Luật Cơ bản CHLB Đức năm 1949 lại không trưng cầu dân ý, tác giả Phạm Thị Hoài đã lý giải đúng sự kiện. Còn lý do tại sao tới lần sửa đổi toàn diện năm 1990 vẫn không phúc quyết, bởi chỉ đơn giản do CHDC Đức gia nhập CHLB Đức, nghĩa là phải chấp nhận Luật Cơ bản của họ, giống như Việt Nam sau 1975, chứ không phải hai bên thống nhất thành lập một quốc gia để ban hành một Hiến pháp mới cho mình.
Điều đó cũng giải thích tại sao Hiến pháp mới thông thường gắn liền với các hệ quả đổ vỡ một thiết chế, cách mạng xã hội, tranh chấp bạo lực, chiến tranh (đã trình bày ở bài Hiến pháp sao phải sửa?). Ngoại lệ có thể tìm thấy trong trường hợp Nam Phi hay Miến Điện. Khi đó Hiến pháp không còn là mục đích trực tiếp của đổ vỡ, cách mạng, bạo lực, chiến tranh, mà trở thành phương tiện hoà bình để vượt qua nó.
Với nội hàm khái niệm Hiến pháp nêu trên, các nước có thể mặc định, tức tự hiểu đã là Hiến pháp tất phải phúc quyết (lẽ tự nhiên như quyền ăn uống hít thở, không nhất thiết phải đưa vào hiến pháp) hoặc hiến định như Hiến pháp Việt Nam Dân chủ Cộng hoà năm 1946: Điều 21, “Nhân dân có quyền phúc quyết về Hiến pháp”.
Tới Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 lần này, người chấp bút đã không tuân thủ nguyên lý logic học, cũng sử dụng nhầm lẫn giữa 2 khái niệm Hiến pháp và Luật Cơ bản như trường hợp Phạm Thị Hoài, khi viết Điều 123: “Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Hệ lụy, một khi đã gọi là hiến pháp thì đương nhiên trước hết phải là luật cơ bản, vì vậy Điều 123 nhắc lại là thừa. Mặt khác, đưa ra 1 câu mang tính tiền đề như Điều 123, làm người đọc dễ ngộ nhận, nhầm tưởng khái niệm hiến pháp nằm trong khái niệm luật cơ bản, trong khi luật cơ bản chỉ là một phần nội hàm của khái niệm Hiến pháp.
—
* http://www.procontra.asia/?p=1623
(Visited 3 times, 1 visits today)