Bản lĩnh
 “Một con người có bản lĩnh”, đó là một lời khen tặng biểu thị một sự đánh giá về nhân cách. “Một dân tộc có bản lĩnh” thể hiện trong lịch sử tồn tại và phát triển của dân tộc ấy. Và đó là niềm tự hào của những người trong những cộng đồng người kết thành dân tộc ấy. Niềm tự hào đó là một nguồn sức mạnh. Hơn thế, biết tự hào về bản lĩnh của dân tộc mình là một niềm hạnh phúc.
Vì rằng, “có những đất nước mà người ta chẳng biết gì ngoài cái tên, và cả cái tên cũng lạ hoắc. Còn với Việt Nam, một đất nước cũng xa xôi, nhưng tôi đã nghe về các bạn qua lịch sử, qua văn hóa lâu đời, những cuộc chiến tranh oanh liệt, và đặc biệt là hình ảnh về một đất nước đang cất cánh”. (Philip Kotler).
Đất nước mà “huyền thoại marketing thế giới” thiện ý thiện ý đề cao như vậy, cũng đã có lúc dường như đã gần biến mất trong cả một mưu đồ đồng hóa suốt hơn nghìn năm Bắc thuộc từ năm 111 trước CN cho đến năm 905 sau CN. Sau gần mười thế kỷ kiên cường đấu tranh để tồn tại vói tư cách là một quốc gia độc lập, lần lượt đánh tan các đạo quân xâm lược phương Bắc, thì đên nửa đầu thế kỷ XIX, tên của quốc gia ấy bị xóa khỏi bản đồ thế giới trong ngót một trăm năm đô hộ của phương Tây, để rồi người ta chỉ biết đến một bộ phận của xứ Đông dương thuộc Pháp.
Thế là đến cái tên cũng chẳng còn chứ chẳng phải chỉ là “lạ hoắc”! Ấy thế mà sau một nghìn năm chìm trong đêm dài trung cổ, dân tộc ấy vẫn đứng dậy được, mà đứng sừng sững trước một thế lực phong kiến chưa lúc nào ngừng tham vọng nuốt chững cái dân tộc sống trên mảnh đất phương Nam cứng đầu không chịu khuất phục trước “thiên triều” bằng bản lĩnh của chính mình. Rồi cũng với bản lĩnh ấy, sau một trăm năm nô lệ, dân tộc ấy đã đứng dậy làm cách mạng giải phóng dân tộc, đánh sụp chủ nghĩa thực dân cũ, kéo theo nó là cả phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, làm sụp đổ cả hệ thống thuộc địa, tiếp đó lại đánh tan chủ nghĩa thực dân mới, đứng đầu bởi một đế quốc chưa từng biết đến mùi thất bại đang làm mưa làm gió trên thế giới, một đột phá tâm lý mà “hội chứng Việt Nam” đến nay vẫn chưa nguôi! Đó là một sự thật lịch sử của cả dân tộc. Mỗi một người con của dân tộc ấy đều có quyền tự hào, và đều có thể cảm nhận niềm hạnh phúc về bản lĩnh của dân tộc mình.
Hoàn toàn không là chuyện phải viện đến quá khứ nhằm mượn tên tuổi và y phục của người xưa để hiện lên trên sân khấu mới của lịch sử. Mà là, từ ánh phản chiếu của lịch sử để rọi sáng cái bản lĩnh vốn tiềm tàng trong sức sống của dân tộc, có lúc trước những bề bộn bê bối của cuộc mưu sinh, những tầm nhìn thiển cận và sai lầm ở một vài đường đi nước bước của sự nghiệp đất nước, trong những khúc quanh của dòng chảy bất tận của cuộc sống… cứ tưởng như bản lĩnh ấy đã phôi pha, thất thoát. Nhưng không! Bản lĩnh ấy vẫn chìm sâu trong đời sống dân tộc, khi được khơi dậy, nó sẽ bùng phát mạnh mẽ. Vấn đề là biết cách khơi dậy, khởi động sức sống bất tận ấy, mà đi tới. Xem ra, cứ lúc nào bị dồn đến chân tường, bản lĩnh dân tộc lại bật dậy, mở ra một chân trời mới. Sự nghiệp Đổi Mới là một ví dụ. Rồi vượt qua những khúc mắc, e ngại dưới sức ép của quán tính một thời “bước đi một bước, giây giây lại dừng” để bỏ lỡ thời cơ của hội nhập, để rồi trở thành “ngôi sao mới nổi trên bầu trời thưong mại thế giới”, là một ví dụ khác.
Bản lĩnh dân tộc là chuyện của hiện tại chứ không chỉ là lịch sử, cái tọa độ hôm nay cho phép nhận ra quá khứ và hiện tại vẫn liên thông với nhau, vì vậy, thế hệ trẻ hôm nay hoàn toàn cảm thông và xúc động trước cái bản lĩnh toát lên từ một câu thơ Thiền của một thiền sư viết cách đây mười thế kỷ : “Nam nhi tự hữu xung thiên chí. Hưu hướng Như Lai hành xứ hành”, làm trai phải có chí xông lên trời thẳm, việc gì cứ phải lẽo đẽo theo vết chân của Phật tổ Như Lai!
Chính cái bản lĩnh dám là mình, bản lĩnh sáng tạo tự tìm đường mà đi tới chứ không chịu dẫm lên vết chân của người, bản lĩnh ấy chống giáo điều từ gốc, dám bứt phá không chỉ từ ngọn, đã khiến cho dân tộc ta tồn tại và phát triển đến hôm nay. Với bản lĩnh ấy, dân tộc ta tự tin vững bước đến với thế giới trong tiến trình hội nhập đi vào chiều sâu. Xét đến cùng, bản lĩnh ấy là bản lĩnh văn hóa, là cái bề dày truyền thống văn hiến Việt Nam, điểm tựa vững chắc nhất để dân tộc ta tồn tại và phát triển.
Đất nước mà “huyền thoại marketing thế giới” thiện ý thiện ý đề cao như vậy, cũng đã có lúc dường như đã gần biến mất trong cả một mưu đồ đồng hóa suốt hơn nghìn năm Bắc thuộc từ năm 111 trước CN cho đến năm 905 sau CN. Sau gần mười thế kỷ kiên cường đấu tranh để tồn tại vói tư cách là một quốc gia độc lập, lần lượt đánh tan các đạo quân xâm lược phương Bắc, thì đên nửa đầu thế kỷ XIX, tên của quốc gia ấy bị xóa khỏi bản đồ thế giới trong ngót một trăm năm đô hộ của phương Tây, để rồi người ta chỉ biết đến một bộ phận của xứ Đông dương thuộc Pháp.
Thế là đến cái tên cũng chẳng còn chứ chẳng phải chỉ là “lạ hoắc”! Ấy thế mà sau một nghìn năm chìm trong đêm dài trung cổ, dân tộc ấy vẫn đứng dậy được, mà đứng sừng sững trước một thế lực phong kiến chưa lúc nào ngừng tham vọng nuốt chững cái dân tộc sống trên mảnh đất phương Nam cứng đầu không chịu khuất phục trước “thiên triều” bằng bản lĩnh của chính mình. Rồi cũng với bản lĩnh ấy, sau một trăm năm nô lệ, dân tộc ấy đã đứng dậy làm cách mạng giải phóng dân tộc, đánh sụp chủ nghĩa thực dân cũ, kéo theo nó là cả phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, làm sụp đổ cả hệ thống thuộc địa, tiếp đó lại đánh tan chủ nghĩa thực dân mới, đứng đầu bởi một đế quốc chưa từng biết đến mùi thất bại đang làm mưa làm gió trên thế giới, một đột phá tâm lý mà “hội chứng Việt Nam” đến nay vẫn chưa nguôi! Đó là một sự thật lịch sử của cả dân tộc. Mỗi một người con của dân tộc ấy đều có quyền tự hào, và đều có thể cảm nhận niềm hạnh phúc về bản lĩnh của dân tộc mình.
Hoàn toàn không là chuyện phải viện đến quá khứ nhằm mượn tên tuổi và y phục của người xưa để hiện lên trên sân khấu mới của lịch sử. Mà là, từ ánh phản chiếu của lịch sử để rọi sáng cái bản lĩnh vốn tiềm tàng trong sức sống của dân tộc, có lúc trước những bề bộn bê bối của cuộc mưu sinh, những tầm nhìn thiển cận và sai lầm ở một vài đường đi nước bước của sự nghiệp đất nước, trong những khúc quanh của dòng chảy bất tận của cuộc sống… cứ tưởng như bản lĩnh ấy đã phôi pha, thất thoát. Nhưng không! Bản lĩnh ấy vẫn chìm sâu trong đời sống dân tộc, khi được khơi dậy, nó sẽ bùng phát mạnh mẽ. Vấn đề là biết cách khơi dậy, khởi động sức sống bất tận ấy, mà đi tới. Xem ra, cứ lúc nào bị dồn đến chân tường, bản lĩnh dân tộc lại bật dậy, mở ra một chân trời mới. Sự nghiệp Đổi Mới là một ví dụ. Rồi vượt qua những khúc mắc, e ngại dưới sức ép của quán tính một thời “bước đi một bước, giây giây lại dừng” để bỏ lỡ thời cơ của hội nhập, để rồi trở thành “ngôi sao mới nổi trên bầu trời thưong mại thế giới”, là một ví dụ khác.
Bản lĩnh dân tộc là chuyện của hiện tại chứ không chỉ là lịch sử, cái tọa độ hôm nay cho phép nhận ra quá khứ và hiện tại vẫn liên thông với nhau, vì vậy, thế hệ trẻ hôm nay hoàn toàn cảm thông và xúc động trước cái bản lĩnh toát lên từ một câu thơ Thiền của một thiền sư viết cách đây mười thế kỷ : “Nam nhi tự hữu xung thiên chí. Hưu hướng Như Lai hành xứ hành”, làm trai phải có chí xông lên trời thẳm, việc gì cứ phải lẽo đẽo theo vết chân của Phật tổ Như Lai!
Chính cái bản lĩnh dám là mình, bản lĩnh sáng tạo tự tìm đường mà đi tới chứ không chịu dẫm lên vết chân của người, bản lĩnh ấy chống giáo điều từ gốc, dám bứt phá không chỉ từ ngọn, đã khiến cho dân tộc ta tồn tại và phát triển đến hôm nay. Với bản lĩnh ấy, dân tộc ta tự tin vững bước đến với thế giới trong tiến trình hội nhập đi vào chiều sâu. Xét đến cùng, bản lĩnh ấy là bản lĩnh văn hóa, là cái bề dày truyền thống văn hiến Việt Nam, điểm tựa vững chắc nhất để dân tộc ta tồn tại và phát triển.
Tương Lai
(Visited 1 times, 1 visits today)