Lỗ hổng trong ngành tình báo thế giới
Không một cơ quan tình báo nào trên thế giới biết được cái chết của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il cho đến tận hôm thứ hai, hơn năm mươi mốt giờ sau khi ông qua đời.
Giữa thời điểm của cái chết của Kim Jong-il, nhà lãnh tụ bí ẩn nhất của hành tinh, thứ bảy 17 Tháng Mười Hai vào 08:30 giờ địa phương, và thông báo về cái chết của ông qua truyền hình nhà nước Triều Tiên vào buổi trưa thứ hai, hơn năm mươi mốt giờ đã trôi qua. Hai ngày trong thời gian đó nước láng giềng Hàn Quốc đã không hay biết bất cứ điều gì, chứ đừng nói đến Hoa Kỳ, nơi mà Bộ Ngoại giao nhắc đến “tin tức báo chí” về cái chết này rất lâu sau thông báo bằng phương tiện truyền thông của phía Triều Tiên. Nếu Washington và Seoul được cho là những người thông thạo về những bí mật của Bình Nhưỡng, họ quả là đã tiêu tiền tốt! Trong thực tế, không một cơ quan tình báo nào trên thế giới đã biết được cái chết của nhà lãnh đạo này cho đến tận hôm thứ hai.
“Không ai đã kịp bám theo được thông tin về cái chết bất ngờ của ông Kim, Ralph Cossa, trưởng nhóm các chuyên gia CSIS Diễn đàn Thái Bình Dương (Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế), công nhận với Reuters. Nếu ai cho rằng mình kiểm soát tốt tình hình của Triều Tiên, nguồn tin của anh ta rõ ràng là rất tồi.”
“Hoa Kỳ, Nhật Bản và Nga đã được biết tin chỉ sau khi có thông báo của Triều Tiên. Chúng tôi có biết rằng đã có một nguy cơ nhồi máu cơ tim cao hơn [của ông Kim Jong-il] từ ít lâu nay, nhưng không ai biết chính xác khi nào những điều này có thể xảy ra “, một trách nhiệm gia người Mỹ giấu tên nhận lỗi.
Có thể nói từ nhiều năm nay các cơ quan tình báo phương Tây đã sử dụng đủ các loại thiết bị tinh vi để mong tìm hiểu thêm về những gì đang xảy ra bên trong biên giới Triều Tiên. Hệ thống vệ tinh, hệ thống nghe lén, điệp viên tại chỗ cùng các cộng tác với các đồng minh châu Á của họ đã từng phỏng vấn hàng ngàn người Triều Tiên đã chạy trốn. Rốt cuộc, tất cả thiết bị này đã không thể thu thập, giải mã được những manh mối chỉ dấu của diễn biến quan trọng của nước này đã xảy ra vào hôm thứ bảy – chẳng hạn như các cuộc gọi điện thoại từ các quan chức chính phủ hoặc các quân nhân tụ tập đông đảo xung quanh con tàu mà ông Kim đã chết trong đó.
“Vành đai hạn chế bất khả thâm nhập”
“Có tất cả các loại điều tra thông tin ở các cấp ở Triều Tiên. Tuy nhiên, cái vành đai hạn chế đã không thể thâm nhập vào được, Ralph Cossa cho biết. Triều Tiên rất giỏi giữ bí mật. Họ hẳn phải có các thủ cách của mình.” Thực tế là rất ít thông tin về hoạt động nội bộ của chính phủ Triều Tiên bị lọt ra ngoài. Bình Nhưỡng hạn chế các thông tin nhạy cảm trong một phạm vi hạn chế các quan chức chính phủ. R. Christopher Hill, một cựu đặc phái viên đàm phán với những người Triều Tiên về chương trình hạt nhân của nước này, nói với tờ New York Times : “Để hiểu về cấu trúc của giới lãnh đạo này phải quay trở về những nền tảng của văn hóa Triều Tiên,nhất là phải hiểu biết về các nguyên tắc Khổng giáo.”
Cái chết của Kim Jong-il không phải là ví dụ duy nhất về sự tối mờ, cái thứ thách thức các điệp viên và các vệ tinh, New York Times cho biết. Bình Nhưỡng đã từng xây dựng một nhà máy làm giàu uranium vĩ đại ở Yongbyon, mà trong khoảng một năm rưỡi nó đã không hề bị phát hiện bởi các vệ tinh theo dõi, cho đến khi các nhà chức trách Triều Tiên tiết lộ hệ thống này cuối năm 2010 cho một chuyên gia hạt nhân Mỹ. Triều Tiên cũng đã giúp xây dựng một lò phản ứng hạt nhân ở Syria hoàn chỉnh mà không hề làm cho tình báo phương Tây tỉnh ra. Cuối cùng lò này đã bị phá hủy bởi Israel trong một cuộc không kích vào năm 2007.
Trong lúc Hoa Kỳ và các đồng minh tiếp nhận giai đoạn tinh tế này của thời kỳ chuyển tiếp ở Triều Tiên, thì “với rất ít thông tin về người con trai, người kế nhiệm của ông Kim, Kim Jong-un, và lại còn ít hơn nữa các hiểu biết về các mưu toan ở bên trong các cung điện ở Bình Nhưỡng, phần lớn hành động của họ ta chỉ biết đoán mò thôi”, tờ nhật báo Washington Post của Mỹ nhận xét.
HOÀNG Hồng-Minh chuyển ngữ