Nghề làm toán ở Mỹ

Theo Bộ Lao Động Mỹ: http://www.bls.gov/ oco/ocos043.htm (Occupational Outlook Handbook, 2008-09 Edition), và theo báo cáo Mathematics In Industry của SIAM (Hội Toán học Ứng dụng Mỹ): Năm 2006 ở Mỹ có 3.033 người được tuyển việc với danh nghĩa nhà toán học (mathematician), kể cả lý thuyết lẫn ứng dụng). Trong đó có 412 người được nhận việc academic (các trường đại học cao đẳng), 1.302 người vào làm cho các cơ quan Chính phủ (như Bộ Quốc Phòng, NASA…), và 1.155 người làm cho “doanh nghiệp” (công nghiệp, tài chính…). Trong số 1.155 người này, có 748 người làm các công việc nghiên cứu và phát triển, 277 người làm tư vấn quản trị và kỹ thuật, và 112 người làm trong các dịch vụ kiến trúc và kỹ sư. Lương trung bình (median) của các nhà toán học ở Mỹ năm 2006 là quãng 87 nghìn USD, trong đó có 10% số người có lương cao hơn 132.000, và 10% số người có lương thấp hơn 43.500.

Về môi trường làm việc, các nhà toán học thường có phòng làm việc khá tiện nghi và thoải mái. Nhiều nhà toán học ứng dụng làm việc trong các nhóm nghiên cứu, trong đó có những người là chuyên gia các lĩnh vực khác. Các nhà toán học làm việc trong academia (đại học và viện nghiên cứu) thường có trách nhiệm giảng dạy đi kèm với trách nhiệm nghiên cứu, và có thể có các trợ lý là nghiên cứu sinh và thực tập sinh. Đi công tác xa khá thường xuyên (dự hội nghị, hội thảo, hợp tác khoa học, …) là một đặc điểm hay thấy ở các nhà toán học.
Thông thường để nhận được một công việc với danh nghĩa nhà toán học, điều kiện không thể thiếu là phải có bằng PhD về toán. Vào năm 2007, có khoảng 300 chương trình sau đại học (graduate) về toán tại Mỹ.
Hầu hết các trường đại học (university) và cao đẳng (college) ở Mỹ có chương trình đại học (Bachelor) về toán. Các môn không thể thiếu được trong chương trình là giải tích (calculus), đại số (linear and abstract algebra), và phương trình vi phân (differential equations). Ngoài ra có thể có thêm nhiều môn khác, như logic, giải tích nhiều biến, giải tích phức, tô pô, giải tích số, toán rời rạc, xác suất thống kê, v.v. Các trường thường khuyến khích học sinh ngành toán học lấy bằng kép (double major): Toán và một chuyên ngành khác (như máy tính, kỹ sư, kinh tế, sinh vật, v.v.). Bằng kép như vậy thuận lợi cho xin việc và cho công việc về sau. Những người có bằng Đại học (Bachelor) hoặc Cao học (Master) về toán có thể làm những nghề liên quan đến toán, ví dụ như lập trình viên, phân tích viên, giáo viên dạy toán, v.v. Chỉ riêng nghề dạy toán cho các trường postsecondary (trung cấp ?) năm 2006 ở Mỹ đã tuyển đến 54 nghìn người.

Giải quyết vấn đề

Kỹ năng thiết lập cơ sở lý thuyết, mô hình hóa, và giải quyết vấn đề trong các lĩnh vực đa dạng và luôn biến đổi

Năng động

Có ý thức quan tâm và có kiến thức cũng như khả năng điều chỉnh thích nghi với nhiều lĩnh vực ứng dụng

Tính toán

Có kiến thức và kinh nghiệm Tính toán

Giao tiếp

Có các kỹ năng giao tiếp, cả nói và viết

Teamwork

Giỏi hợp tác với các cộng sự (”teamwork“)

Theo báo cáo Mathematics In Industry của SIAM, thì các kỹ năng sau được đánh giá là quan trọng nhất đối với các nhà toán học làm việc trong môi trường nonacademic (tức là trên 85% các nhà toán học ở Mỹ):
Tất nhiên, đấy cũng là những kỹ năng quan trọng cho cả các nhà toán học làm việc trong môi trường academic.
Kỹ năng tính toán là đặc biệt quan trọng: 93% các nhà toán học trong môi trường nonacademic đánh giá kỹ năng tính toán (computing skills) là không thể thiếu trong công việc của họ. Dưới đây là những chuyên ngành toán được dùng nhiều nhất trong môi trường nonacademic (số % bên phải là số nhà toán học nonacademic dùng đến nó trong công việc):

Chuyên môn

Tỉ lệ

Tạo mô hình và tiến hành giả lập

73%

Phương pháp/tư duy tính toán

65%

Thống kê

55%

Xác suất

50%

Giải tích ứng dụng kỹ thuật/phương trình vi phân

50%

Nghiên cứu/tối ưu hóa các tiến trình

38%

Toán rời rạc

26%

Báo cáo trên của SIAM đã hơi cũ (từ năm 1998) và từ đó đến nay tình hình có thể đã thay đổi đôi chút, nhưng về cơ bản các kết luận trên vẫn đúng. Ứng dụng vào tình hình Việt Nam: Do Việt Nam đang thụt lùi so với thế giới (ít nhất) mấy chục năm, nên các thông tin phía trên có thể dùng làm định hướng cho phát triển toán Việt Nam trong những năm tới.

Tác giả

(Visited 1 times, 1 visits today)