Nhân tố thành công về nông nghiệp của một số nền kinh tế?
Trước hết, tập trung phát triển nông nghiệp, nông thôn trong hoàn cảnh công nghiệp hóa đòi hỏi người lãnh đạo phải có quyết tâm chính trị tuyệt đối cao, cao đến mức loại quyết tâm này thường chỉ xuất hiện và được đông đảo các tầng lớp trong xã hội ủng hộ trong hoàn cảnh rất đặc biệt, khi đất nước đứng trước những thử thách mất còn.
Hà Quốc là một nước có diện tích nhỉ, dân số đông, hơn 70% dân số sống ở nông thôn, núi đồi chiếm phần lớn, chỉ 22% diện tích đất có thể canh tác, mùa đông kéo dài, tuyết rơi trung bình 1.300mm/năm. Bước vào công nghiệp hóa thập kỷ 1960, không có vốn tích lũy trong nước, không có đầu tư nước ngoài, Hàn Quốc đã phải đầu tư bằng tiền đi vay (60% tư nhân vay đầu tư kinh doanh, 28% Chính phủ vay phát triển kết cấu hạ tầng cơ sở).
Israel xây dựng một nền nông nghiệp kỹ thuật cao |
Nếu kể cả trường hợp Đài Loan, một vùng lãnh thổ đã phát triển thành công thì có thể thấy mức độ quyết liệt khi cần lựa chọn được một chiến lược phát triển công nghiệp hóa đúng đắn.
Chính quyền Quốc dân Đảng vừa thua trận kéo theo 2 triệu quân dân chạy ra Đài Loan; toàn dân tộc Ixrael mới thoát khỏi nạn diệt chủng khủng khiếp của chế độ quốc xã trong Chiến tranh thế giới thứ hai kéo về định cư trên miền đất mới; đất nước Hàn Quốc cũng vừa ra khỏi cuộc nội chiến khốc liệt, hàng triệu người chết, các thành phố lớn và cơ sở công nghiệp bị phá hủy hoàn toàn. Ở cả ba khu vực nói trên, khi khởi đầu công nghiệp hóa, nhân dân phải sống bằng nguồn viện trợ nhân đạo quốc tế; trong suốt quá trình công nghiệp hóa phải nơm nớp sống dưới sự de dọa gay gắt của nguy cơ chiến tranh cận kề. Chính quyền hiểu rõ yêu cầu mất còn của mục tiêu yên dân, dựa vào dân. Toàn dân nhận thức rõ muốn tồn tại và phát triển, nông nghiệp phải nhanh chóng đảm bảo an ninh lương thực cho đất nước, cộng đồng nông thôn phải tự đứng lên, sẵn sàng sức người, sức của cho quốc phòng.
Có lẽ đó là căn cứ chính trị để nhà nước mạnh dạn giúp nhân dân tổ chức lại, giao quyền cho cộng đồng phát triển sản xuất nông nghiệp và điều khiển xã hội nông thôn. Huy động nội lực, tinh thần và năng lực tự chủ của người dân phát triển nông nghiệp, nông thôn. Đó cũng là căn cứ kinh tế để con người được coi là nguồn tài nguyên quan trọng nhất cần được ưu tiên phát triển. Công tác giáo dục phổ thông và đào tạo quản lý, đào tạo nghề được coi trọng. Sự hỗ trợ cả về vật chất và tinh thần được đề cao để nông dân sản xuất nhỏ nhanh chóng chuyển thành lao động của nền kinh tế công nghiệp và công dân của xã hội pháp quyền.
Với chủ trương dành được trái tim, khối óc của đông đảo nông dân, nhà nước coi nông dân, nông thôn là vấn đề chính trị sống còn ngay từ đầu công nghiệp hóa và kiên trì mục tiêu này suốt quá trình phát triển. Chính sách “khoan sức, tiếp sức cho dân” được áp dụng ngay khi tăng tốc công nghiệp hóa, không đợi GDP nông nghiệp giảm tới 15%, việc “tổ chức nông dân, trao quyền cho dân” làm từ rất sớm, trước khi tủ lệ nông dân xuống 7-10%, nảo vệ và phục hồi môi trường sớm hơn ngưỡng thu nhập bình quân 8.000 USD rất nhiều, tạo môi trường thuận lợi đặc biệt cho quá trình công nghiệp hóa. Chính sách tiếp cận rút ngắn khung thời gian đã giúp các nền kinh tế này
Nông dân Đài Loan thu hoạch lúa |
thiết lập và duy trì thành công trạng thái cân bằng về kinh tế, xã hội và môi trường, mà không mất thời gian và hy sinh để phá vỡ rồi thiết lập lại như các nước đi trước. Điểm quan trọng nhất là làm thế nào các nền kinh tế thành công rút ngắn được khung thời gian? Họ huy động nguồn tài lực nào để bổ sung các mất mát và bù đắp đầu tư to lớn mà các nước khác phải tích lũy trong hàng trăm năm.
Thứ nhất, lấy không gian đổi lấy thời gian. Đưa đô thị về kết nối với nông thôn, phân tán công nghiệp về gắn kết với nông nghiệp, nâng cao trình độ và tinh thần của người dân nông thôn lên gắn vào xã hội và kinh tế đô thị. Thứ hai, vận dụng các động lực của quy luật kinh tế thị trường, tạo nên sự đồng nhất về lợi ích của mọi đối tượng trong nền kinh tế. Thống nhất quyền lợi tạo nên động lực phối hợp hành động. Những vấn đề gây nên mâu thuẫn xã hội ở các nền kinh tế công nghiệp hóa thất bại (chuyển sử dụng đất đai, di cư lao động, tiếp cận dịch vụ, tham gia thị trường, ô nhiễm môi trường…) nếu được xử lí trên tinh thần thống nhất quyền lợi lại chính là những vấn đề tại nên sự đồng thuận cùng có lợi ở các nền kinh tế thành công. Nông nghiệp trở thành thị trường lớn cho công nghiệp, doanh nghiệp nông thôn là vệ tinh cho nhà máy công nghiệp lớn, nông thôn là địa bàn thích hợp để xây dựng nhà máy và các khu đô thị vệ tinh. Nông dân có việc làm, thu nhập tốt, doanh nhân có hướng đầu tư có lợi, thị dân có nơi ở rộng rãi, sạch đẹp…
———
hàn Quốc tăng cường đầu tư, áp dụng tiến bộ KHCN trong nông nghiệp